Trường THPT QUANG TRUNG BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Đặc điểm của chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được và phương trình chuyển động thẳng đều? Câu 2: Bài tập 6, 7, 8 SGK/15
ĐÁP ÁN Câu 1: Đặc điểm của chuyển động thẳng đều là: Quỹ đạo chuyển động là đường thẳng Tốc độ như nhau trên mọi quãng đường Câu 2: 6D, 7D, 8A
Đặt vấn đề: Quan sát chuyển động của hòn bi trên một máng nghiêng ta thấy nó chuyển động nhanh dần. Vậy chuyển động của hòn bi này có những đặc điểm gì? Chúng ta vào bài mới:
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Tiết 3: I/ Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều 1. Độ lớn của vận tốc tức thời 2. Vector vận tốc tức thời 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều II/ Chuyển động thẳng nhanh dần đều 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều 3. Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Một chiếc xe đang chuyển động không đều, muốn biết tại một điểm trên quỹ đạo xe chuyển động nhanh hay chậm ta phải làm gì? Bằng cách nào em có thể xác định chính xác vận tốc của xe tại thời điểm đó?
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I/ Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều 1. Độ lớn của vận tốc tức thời Trong đó: Δs là độ dời rất ngắn của vật trên quãng đường đi Δt là thời gian rất ngắn v = Δs /Δt Các đặc điểm của vector là gì? Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều người ta đưa ra khái niệm vector vận tốc tức thời. 2. Vector vận tốc tức thời Hãy đoán xem vector vận tốc có những đặc điểm nào? v Gốc: tại vật chuyển động Hướng: hướng chuyển động Độ lớn: tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ lệ xích nào đó
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I/ Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều a. Chuyển động biến đổi là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời luôn biến đổi. b. Chuyển động thẳng biến đổi đều: là chuyển động biến đổi có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian là chuyển động nhanh dần đều. Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian là chuyển động chậm dần đều.
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Trong chuyển động thẳng BĐĐ, v biến đổi đều theo t nên để đặc trưng cho sựu thay đổi nhanh hay chậm của v theo t người ta đưa ra khái niệm gia tốc II/ Chuyển động thẳng nhanh dần đều 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều a. Khái niệm gia tốc Gọi v0 là vận tốc ở thời điểm t0; Gọi v là vận tốc ở thời điểm t. Hiệu v-v0 = Δv là độ biến thiên của vận tốc trong khoảng Δt Vì v tăng đều theo t nên Δv tỉ lệ với Δt: Δv = a Δt Hệ số a là một đại lượng không đổi gọi là gia tốc chuyển động. Khái niệm gia tốc: gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt Vậy a được tính như thế nào? (3.1a) a = Δv / Δt Đơn vị của gia tốc là gì? Đơn vị của a là m/s2 Hãy nêu khái niệm gia tốc?
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Ý nghĩa của a là gì? 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều b. Vector gia tốc a cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian. Chú ý: Trong CDTNDĐ thì gia tốc a của chuyển động luôn luôn không đổi. Vì v là đại lượng vector nên a cũng là đại lượng vector (3.1b) Em có nhận xét gì về phương, chiều của vector gia tốc và vector vậnb tốc? Nhận xét: Vì v > v0 nên vector Δv cùng phương, cùng chiều với các vector vận tốc. Mà vector a cùng phương, chiều với vector Δv nên vector a cũng cùng phương, chiều với các vector vận tốc.
Vậy vector gia tốc trong CDTNDĐcó những đặc điểm gì? Gốc: tại vật chuyển động Phương, chiều: trùng với phương, chiều của vector vận tốc Độ lớn: tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ lệ xích nào đó II/ Chuyển động thẳng nhanh dần đều 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều a. Công thức tính vận tốc Từ công thức (3.1a) em hãy đưa ra công thức tính vận tốc trong CĐTBĐĐ? (3.2a) (3.2b) Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 ta sẽ có Δt = t. Vậy công thức tính vận tốc trong trường hợp này là gì?
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU II/ Chuyển động thẳng nhanh dần đều 2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều b. Dồ thị vận tốc- thời gian v (m/s) v0 t(s)
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU II/ Chuyển động thẳng nhanh dần đều 3. Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều Gọi s là quãng đường đi được trong thời gian t. Đối với CDTNDĐ người ta chứng minh được công thức tính tốc độ trung bình như sau: Dựa vào các công thức đã học, em hãy thiết lập công thức tính quãng đường đi được trong CDTNDĐ ? (3.3) Em hãy nhận xét mối quan hệ giữa s và t trong CDTNDĐ ? Nhận xét: Quãng đường đi được trong CDTNDĐ là một hàm số bậc hai của thời gian.
VẬN DỤNG, CỦNG CỐ 8 V(m/s) 6 v0 t(s) 4 2 10 C3: hãy viết công thức tính vận tốc ứng với đồ thị sau? ĐS: v = 3 +0,5t
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK/22 Làm các bài tập 9, 10, 12, 13 SGK/22 Nắm vững các đặc điểm của các vector gia tốc, vận tốc trong CDTNDĐ Nắm vững các công thức tính gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được trong CDTNDĐ Xem trước phần còn lại của bài