Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Chương 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Παρουσίαση με θέμα: "Chương 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ"— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 Chương 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
GIAO THOA SÓNG SÓNG DỪNG ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM

2 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG-ĐÀ NẴNG
TỔ VẬT LÍ BÀI 7: Tiết 12 & 13: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

3 Bài 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
1. Thí nghiệm: Đặt vấn đề: Khi ta ném một hòn đá xuống mặt hồ phẳng lặng, ta thấy những sóng nước hình tròn từ chỗ hòn đá rơi lan toả đi mọi nơi trên mặt nước. Nếu ta thả một nắp chai xuống mặt nước thì nó chỉ nhấp nhô theo sóng nước nhưng chỉ dao động tại chỗ theo sóng nước chứ không bị đẩy ra xa. Người ta cũng làm thí nghiệm tương tự như hiện tượng trên a. Mô tả: (Hình 7.1 SGK) b. Hiện tượng: Khi rung cần rung sao cho mũi nhọn chưa chạm mặt nước thì nút chai vẫn đứng yên . Khi gõ nhẹ cần rung sao cho mũi nhọn chạm mặt nước tại O thì sau một khoảng thời gian ngắn ta thấy nút chai dao động c. Nhận xét: Dao động từ O đã truyền qua nước tới M. Như vậy đã có sóng trên mặt nước và O là một nguồn sóng.

4 Bài 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
2. Định nghĩa “Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường vật chất theo thời gian” Các gợn sóng phát ra từ nguồn O đều là những đường tròn đồng tâm O Quan sát ảnh minh hoạ em hãy cho biết mặt nước có dạng hình gì? Hãy so sánh tốc độ truyền sóng theo các phương khác nhau trên mặt nước? Sóng nước truyền theo các phương khác nhau trên mặt nước với cùng tốc độ v. O

5 3. Sóng ngang Em có nhận xét gì về phương truyền sóng và trạng thái dao động của các phần tử tại mặt nước? Các phần tử tại mặt nước dao động lên xuống theo phương thẳng đứng trong khi sóng truyền theo phương nằm ngang.

6 3. Sóng ngang Bây giờ ta xét thí dụ với một ống lò xo dài, mềm. Cho một đầu lò xo dao động theo phương vuông góc với trục của nó. Nghĩa là phương truyền dao động là phương của trục lò xo. Các vòng lò xo dao động lên xuống theo phương vuông góc với trục của lò xo. Quan sát các hình minh hoạ và cho biết trạng thái dao động của các vòng lò xo như thế nào?

7 3. Sóng ngang Từ ví dụ của sóng mặt nước và lò xo, em hãy cho biết điểm giống nhau về mối quan hệ giữa phương dao động và phương truyền dao động? “Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng” Chú ý: Trừ trường hợp của sóng mặt nước, sóng ngang chỉ truyền trong môi trường chất rắn.

8 4. Sóng dọc a. Thí nghiệm minh hoạ: Thí nghiệm với một ống lò xo dài, mềm được đặt trên mặt bàn nằm ngang không ma sát. Một tay giữ cố định một đầu lò xo, một tay nén (hình a) hoặc giãn (hình b) nhanh đầu kia của lò xo rồi giữ yên. b. Nhận xét: Khi đó xuất hiện các biến dạng nén và giãn lan truyền dọc theo trục lò xo. Quan sát hình ảnh minh hoạ và thử đoán xem khi đó hiện tượng gì xuất hiện? Các vòng lò xo dao động như thế nào so với phương truyền dao động? Mỗi vòng lò xo chỉ dao động quanh vị trí cân bằng theo phương song song với trục của nó trong khi sóng tiếp tục truyền đến đầu kia của lò xo.

9 c. Định nghĩa: “Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng” Chú ý: + Sóng dọc truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. + Sóng cơ không truyền được trong chân không.

10 1. Sự truyền của một sóng hình sin
II. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SÓNG HÌNH SIN P Q t = 0 a) 1. Sự truyền của một sóng hình sin P Q t = T/4 b) a) Mô tả hiện tượng: Một sợi dây dài, mềm, căng ngang, một đầu được gắn vào tường tại điểm Q, một đầu gắn với cần rung tại P. Khi cho cần rung dao động thì đầu P dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Trên dây xuất hiện sóng cơ có dạng hình sin lan truyền về đầu Q như hình vẽ. P Q t = 2T/4 c) P Q t = 3T/4 d) P Q t = T e) P1 λ P Q t = 5T/4 Đỉnh sóng Hõm sóng f)

11 Hình ảnh minh hoạ

12 1. Sự truyền của một sóng hình sin
P Q t = T e) P1 λ b) Nhận xét: Em có nhận xét gì về dao động của P1 so với P? Hình e cho thấy sau thời gian T ( chu kì dao động của P) dao động của P đã truyền đến P1 cách nhau một đoạn: PP1 = λ = vT P1 bắt đầu dao động giống hoàn toàn giống P. Dao động từ P1 tiếp tục truyền xa hơn và dây có dạng đường sin với các đỉnh không cố định mà dịch chuyển theo phương truyền sóng với tốc độ v.

13 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin
a. Biên độ sóng: “Biên độ A của sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua” Em nào nhớ các đại lượng đặc trưng của một dao động điều hoà là gì? b. Chu kì (hoặc tần số) của sóng: “Là chu kì (hoặc tần số) dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua” c. Tốc độ truyền sóng v: “là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường” - Đối với một môi trường truyền sóng thì v có giá trị không đổi

14 l 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin
d) Bước sóng (λ): Là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì (hay bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên một phương truyền sóng hay là khoảng cách ngắn nhất giữa hai đỉnh sóng kế tiếp) e) Năng lượng sóng: “là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.” Chú ý: khi sóng truyền đi thì năng lượng sóng truyền đi

15 III. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG Xét một sóng hình sin đang lan truyền theo trục x và được phát ra từ một nguồn O. Chọn gốc toạ độ tại O và gốc thời gian sao cho phương trình sóng tại O là: uo= Acosωt (7.2) với uo là li độ tại o vào thời điểm t Vsóng O M x u Sau khoảng thời gian Δt, dao động từ O truyền đến M cách O một đoạn x là bao nhiêu nếu tốc độ truyền sóng là v và khi đó M có dao động hay không? Nếu có thì phần tử tại M dao động nhanh hơn hay muộn hơn dao động tại O? Sau khoảng thời gian Δt, dao động từ O truyền đến M cách O một đoạn x = vΔt và làm phần tử tại M. Phần tử tại M dao động muộn hơn dao động tại O một khoảng Δt nên dao động tại M giống với dao động tại O vào thời điểm t1= t- Δt trước đó.

16 Vsóng O M x u III. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG Vậy phương trình sóng tại M được viết như thế nào? Phương trình sóng tại M: uM = Acosωt1= Acosω(t - Δt) (7.3) Hãy viết công thức thể hiện mối quan hệ giữa T và ω, giữa λ và T ? Nếu thay Δt = x/v , ω = 2л / T và λ = vT vào phương trình (7.3) thì ta sẽ được phương trình sóng tại M như thế nào? Nếu thay Δt = x/v , ω = 2л / T và λ = vT vào phương trình (7.3) thì ta sẽ được phương trình sóng tại M: (7.4) (7.4) là phương trình của một sóng hình sin truyền theo trục x. Nó cho biết li độ u của phần tử có toạ độ x vào thời điểm t.

17 III. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG (7.4) Nhận xét: (7.4) là một hàm tuần hoàn theo thời gian và không gian. Cứ sau mỗi chu kì T thì dao động tại một điểm trên trục x lặp lại như cũ và cứ cách nhau một bước sóng λ thì dao động tại các điểm trên trục x đồng pha nhau.

18 VẬN DỤNG, CỦNG CỐ Câu 1: sóng cơ là gì? Chọn câu đúng
Là dao động lan truyền trong một môi trường Là dao động của một điểm trong một môi trường Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường A. Là dao động lan truyền trong một môi trường

19 VẬN DỤNG, CỦNG CỐ Câu 2: chọn câu đúng
Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang sóng dọc là sóng trong đó có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng sóng dọc là sóng truyền theo trục tung còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành C. sóng dọc là sóng trong đó có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng

20 VẬN DỤNG, CỦNG CỐ Câu 3: Các điểm nào sau đây là dao động cùng pha với nhau? A E I B C F A B và E RAÁT GIOÛI B B và C C C và F D A và F D A và F

21 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ Câu 1: Định nghĩa sóng cơ, sóng ngang, sóng dọc và cho biết môi trường truyền sóng? Câu 2: Các đặc trưng của sóng cơ là gì? Định nghĩa bước sóng? Câu 3: Viết phương trình truyền sóng. Tại sao nói sóng vừa có tính tuần hoàn theo không gian vừa có tính tuần hoàn theo thời gian?


Κατέβασμα ppt "Chương 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ"

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Διαφημίσεις Google