Lý thuyết ĐKTĐ chuyện thi cử

Slides:



Advertisements
Παρόμοιες παρουσιάσεις
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BỆNH HEN PHẾ QUẢN TẠI TRUNG TÂM DỊ ỨNG - MIỄN DỊCH LÂM SÀNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015 Học viên: NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ NHD: ThS.BS.
Advertisements

Nghiên cứu chế tạo thiết bị thử nghiệm đánh giá tình trạng
Điện tử cho CNTT Electronic for IT Trần Tuấn Vinh
Tiết 41: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Bài 9: SÓNG DỪNG (Vật Lý 12 cơ bản) Tiết 16
Chương 5: Vận chuyển xuyên hầm
DLC Việt Nam có trên 30 sản phẩm
LÝ THUYẾT XÁC SUẤT 45 tiết=15 buổi=6 chương
Sự nóng lên và lạnh đi của không khí Biến thiên nhiệt độ không khí
CO GIẬT Ở TRẺ SƠ SINH TS. Phạm Thị Xuân Tú.
Chiến lược toàn cầu xử trí hen phế quản GINA 2015
NHẬP MÔN KINH TẾ LƯỢNG (ECONOMETRICS)
Trao đổi trực tuyến tại:
VIÊM HỆ THỐNG XOANG TRƯỚC: GIẢI PHẪU LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ CHUYÊN ĐỀ MŨI XOANG BS.LÊ THANH TÙNG.
1. Lý thuyết cơ bản về ánh sáng
New Model Mobi Home TB120.
CHƯƠNG VII PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI
virut vµ bÖnh truyÒn nhiÔm
HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU ĐO LƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG
Chương IV. Tuần hoàn nước trong tự nhiên
Chương 4 Biến ngẫu nhiên hai chiều rời rạc
CHƯƠNG 3 HỒI QUY ĐA BIẾN.
CHỌN MÔ HÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH CHỌN MÔ HÌNH
2.1. Phân tích tương quan 2.2. Phân tích hồi qui
Chương 2 MÔ HÌNH HỒI QUY HAI BIẾN.
ĐỊNH THỨC VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
PHÂN TÍCH DỰ ÁN Biên soạn: Nguyễn Quốc Ấn
Welcome.
CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÂY TRỒNG
Chöông 8 KEÁ TOAÙN TAØI SAÛN COÁ ÑÒNH
(Vietnam Astrophysics Training Laboratory −VATLY)
KHÁNG THỂ GLOBULIN MIỄN DỊCH Ths. Đỗ Minh Quang
ĐIỀU TRA CHỌN MẪU TRONG THỐNG KÊ
GV giảng dạy: Huỳnh Thái Hoàng Nhóm 4: Bùi Trung Hiếu
Trường THPT QUANG TRUNG
Bài giảng tin ứng dụng Gv: Trần Trung Hiếu Bộ môn CNPM – Khoa CNTT
ROBOT CÔNG NGHIỆP Bộ môn Máy & Tự động hóa.
Trường THPT Quang Trung Tổ Lý
CHƯƠNG 4 DẠNG HÀM.
ĐỊA CHẤT CẤU TẠO VÀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT
chúc mừng quý thầy cô về dự giờ với lớp
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG - ĐÀ NẴNG
XPS GVHD: TS Lê Vũ Tuấn Hùng Học viên thực hiện: - Lý Ngọc Thủy Tiên
KHo¶ng c¸ch.
ĐỀ TÀI : MÁY ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP
Tiết 3-Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
BÀI 2 PHAY MẶT PHẲNG BẬC.
Xác suất Thống kê Lý thuyết Xác suất: xác suất, biến ngẫu nhiên (1 chiều, 2 chiều); luật phân phối xác suất thường gặp Thống kê Cơ bản: lý thuyết mẫu,
Thực hiện: Bùi Thị Lan Hướng dẫn: Ths. Ngô Thị Thanh Hải
Giáo viên: Lâm Thị Ngọc Châu
BÀI TẬP ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN (CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT)
CHUYÊN ĐỀ: THUYÊN TẮC PHỔI TRONG PHẪU THUẬT CTCH
CƯỜNG GIÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA DƯỢC
MÔN VẬT LÝ 10 Bài 13 : LỰC MA SÁT Giáo viên: Phạm Thị Hoa
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Những vấn đề kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THUẬT TOÁN
Bài giảng tin ứng dụng Gv: Trần Trung Hiếu Bộ môn CNPM – Khoa CNTT
1 BỆNH HỌC TUYẾN GIÁP Ths.BS Hoàng Đức Trình.
CHƯƠNG 4: CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN ĐO LƯỜNG
Công nghệ sản xuất Nitrobenzen và Anilin
CƠ HỌC LÝ THUYẾT 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
Chương 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
BỆNH LÝ VỎ THƯỢNG THẬN GVHD : ThS. BS. Nguyễn Phúc Học
TRÖÔØNG HÔÏP ÑOÀNG DAÏNG THÖÙ III
Μεταγράφημα παρουσίασης:

Lý thuyết ĐKTĐ chuyện thi cử Người viết: Bùi Trung Hiếu Ngành Điều khiển tự động Khoa Điện-Điện tử Trường ĐHBK tp Hồ Chí Minh

Lời thưa: Như đã biết, với Matlab, công việc học tập môn ĐKTĐ trở nên rất đơn giản và thú vị. Tuy nhiên, để đối phó với kì thi, dù bạn là một người học rất tốt lý thuyết nhưng không chú trọng đến cách làm bài vẫn có thể bị điểm thấp. Đã một lần bị như thế, tôi đành phải bỏ ra một khoảng thời gian để có thể thích nghi với công việc tất nhiên của SV: thi cử! Trong bài này, tôi trình bày với các bạn 2 bài toán rất cơ bản của lý thuyết ĐKTĐ. Vẽ biểu đồ Bode. Thiết kế một khâu rời rạc. Tất nhiên, chúng sẽ được trình bày để giải với Caculator, tôi sử dụng FX570MS.

Vẽ giản đồ Bode với sự trợ giúp của FX570MS Với Matlab, công việc này rất đơn giản dùng dòng lệnh: bode(hàm_truyền) với hàm truyền đã được khai báo dưới dạng: Hàm_truyền=tf(tử_số,mẫu_số) Hàm_truyền=zpk(zero,cực, độ_lợi) …các thông số phụ Tuy nhiên, để đối phó với kì thi, bạn phải vẽ được biểu đồ Bode dùng Caculator, lý thuyết trong sách ĐKTĐ đã hướng dẫn các bạn một cách rất chi tiết, tôi chỉ nêu cách các bạn dùng Caculator để tính ra các kết quả chú ý:

Vẽ giản đồ Bode biên độ với sự trợ giúp của FX570MS Lý thuyết được trình bày chi tiết trong sách LT ĐKTĐ nhà xuất bản ĐHQG tp Hồ Chí Minh trang 112-113. Bước 1: Xác định tất cả các tần số gãy và xếp chúng theo trật tự tăng dần Bước 2: Dùng FX570MS ở Mode 2 (CMPLX) nhập hàm truyền cần khảo sát, chú ý thay ω bằng A*i. Việc khảo sát sẽ cần các tần số gãy, ta chỉ đơn giản thay chúng để kiểm soát việc vẽ đúng hay sai. Xét ví dụ sau để làm rõ điều đó:

Vẽ giản đồ Bode biên độ với sự trợ giúp của FX570MS (ví dụ1) Vẽ biểu đồ Bode biên độ gần đúng của hệ thống có hàm truyền:(đề thi học kì 2 năm 2004-2005) Bước 1: Các tần số gãy (lưu ý hàm mũ không ảnh hưởng tới Bode biên độ) Nhận xét: Hàm truyền có một khâu tích phân lý tưởng

Vẽ giản đồ Bode biên độ với sự trợ giúp của FX570MS (ví dụ1) Bước 2: Dùng Caculator (FX570MS): Nhấn Mode→2(CMPLX) tức Complex Nhập số liệu như sau: (Tính bằng đơn vị dB) 20logAbs(100(Ai+10)÷(Ai)÷(Ai+1)÷(Ai+100)) (Tôi lấy A là biến số trong ví dụ trên) Việc tiếp theo, bạn nhấn phím Calc, sau đó thay A bằng các giá trị Calc: A? 0.01→’=’→ 60 Calc: A? 1→’=’→ 17 Calc: A? 10→’=’→-17 Calc: A? 100→’=’→-42 Calc: A? 1000→’=’→-80

Vẽ giản đồ Bode biên độ với sự trợ giúp của FX570MS (ví dụ1) Nối các điểm trên lại, bạn sẽ có được bản đồ Bode biên độ cần vẽ. Kết quả như sau:

Màu xanh: Bode dùng Matlab Màu đỏ : Vẽ xấp xỉ các giá trị

Vẽ giản đồ Bode pha với sự trợ giúp của FX570MS Trên, tôi đã trình bày cách vẽ Bode biên độ, còn cách vẽ Bode pha, sẵn đây tôi cũng xin dẫn ra: Trong giáo trình ĐKTĐ, ta không thấy hướng dẫn cách vẽ Bode pha, một mặt vì các bước tiến hành của nó hơi rắc rối, mà kết quả cho cũng không thật chính xác (Không đảm bảo sai số như Bode biên độ(<=3dB)). Cách vẫn hay thường làm với SV là thế các giá trị của tần số và lấy giá trị tương ứng. Thường, SV lấy ArcTan hàm thích hợp, với lý thuyết từ trang 112Sđd. Thật ra, ta có thể dùng chức năng Argument của FX570MS để tính toán.

Vẽ giản đồ Bode pha với sự trợ giúp của FX570MS Cơ sở lý thuyết: Sử dụng FX570MS, Mode→2 (CMPLX). Nhập hàm số dạng:

Vẽ giản đồ Bode pha với sự trợ giúp của FX570MS Lưu ý: Phải phân rã các tích số của hàm truyền thành các tổng Arg. Chuyển Arg của hàm mũ về dạng: Xét ví dụ sau để rõ hơn: Vẽ biểu đồ Bode pha của hàm truyền cho ở Ví dụ1

Vẽ giản đồ Bode pha với sự trợ giúp của FX570MS (Ví dụ 2) Nhập hàm khảo sát như sau:(đơn vị: độ) arg(Ai+10)-0.5A*180/pi-arg(Ai)-arg(Ai+1)-arg(Ai+100) Công việc tiếp theo: Calc A? 0.01 → -90.8 Calc A? 0.1 → -98.05 Calc A? 0.5 → -128 Calc A? 1 → -158 Calc A? 2 → -200 Calc A? 10 → -421 Calc A? 20 → -697 Calc A? 50 → -1580 Calc A? 100 → -3000

Màu xanh: Bode dùng Matlab Màu đỏ : Vẽ xấp xỉ các giá trị

Vẽ giản đồ Bode pha với sự trợ giúp của FX570MS Các sai lầm thường gặp: Khi làm việc với hàm mũ, không đưa về dạng –Tω mà vẫn để ở dạng arg(exp(-Tjω)), bạn lưu ý là hàm mũ ở miền số phức có chu kì tuần hoàn là 2Π. Khi làm việc với hàm mũ quên chuyển đơn vị từ rad sang deg. Không phân rã các tích của hàm truyền thành các tổng Arg khi gặp một số hàm bất thường gây sai kết quả. Việc tính toán khi thế các giá trị rất nhanh, không mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 3’-5’ để hoàn thành bài Bode pha.

Kết luận về phương pháp vẽ Bode: Như đã phân tích trên, việc vẽ Bode không phải là công việc quá khó khăn, tuy nhiên, nó là công việc nặng về toán học, và nếu bạn đã rất thành thục với cách vẽ bằng tay, dùng lý thuyết trang 112-113(Sđd), khi bạn xác định các khâu của hàm truyền, có thể bạn sẽ không mất thời gian khi vẽ Bode biên độ(khoảng 3’), tuy nhiên, với bạn không cần xác định các khâu của hàm truyền, vẫn có thể vẽ được mà không có trục trặc gì, bạn nên nhớ rằng cách vẽ mà yêu cầu đề chỉ là vẽ gần đúng. Thật ra, tôi có thể vẽ chính xác đến 99% giản đồ Bode nếu dùng FX570MS. Lúc đó, tôi đang làm lại cái công việc của một chiếc máy, và tôi chợt nghĩ, làm tốt công việc của một cái máy thì có gì phải tự hào 

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Đây cũng là một dạng bài tập rất thường hay gặp trong các kì thi, tôi cũng thử dùng FX570MS để giải: Tôi lấy ví dụ trong sách giáo trình để đơn giản:(trang 280-281) r(t) T eR(t) C(t) e(t) + - e(kT) Thành lập hệ phương trình trạng thái mô tả hệ thống trên. Tính đáp ứng của hệ đối với tín hiệu vào là hàm nấc đơn vị (nhân quả)

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Bước 1: Một cách máy móc, ta tìm được các ma trận A, B,D mô tả hệ liên tục: C(s) ER(s) Chú ý rằng hệ phương trình mô tả hệ liên tục có dạng:

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Bước 2: Tính ma trận quá độ. Cách tìm ma trận nghịch đảo:

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Với Aij là det một ma trận vuông cấp n-1 được tính bằng cách: Bỏ đi hàng i, cột j

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Tính Cách tính Laplace ngược: Giả sử phương trình cần biến đổi có dạng tử số/mấu số. Với bậc tử số bé hơn bậc mẫu số. Ta chia ra 3 trường hợp sau: Nghiệm mẫu số là nghiệm đơn. Nghiệm mẫu số là nghiệm thực kép. Nghiệm mẫu số là nghiệm phức liên hợp.

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Nghiệm mẫu số là nghiệm thực đơn..

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Nghiệm mẫu số là nghiệm thực kép:

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Nghiệm mẫu số là nghiệm phức liên hợp: s1,2= -α±jβ

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Tôi lấy một ví dụ đơn giản để làm rõ vấn đề này:

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Trở lại ví dụ của bài toán rời rạc, bây giờ ta tính các ma trận Ad,Bd,Dd : Bước 3: Một cách máy móc, ta thế Ad = Ф(T) Với lưu ý rằng, ta có thể dùng chức năng tích phân của FX570MS Bước 4: Hệ pt trạng thái mô tả hệ thống rời rạc với tín hiệu vào r(kT)

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Dùng chức năng ma trận của FX570MS:

Khảo sát hệ rời rạc dùng PP Kg trạng thái: Ta đã tìm được phương trình trạng thái: Nhập ma trận A là ma trận vừa tìm được. Gán ma trận C=(0 0)T sau đó gán ma trận Ans là ma trận C.(rõ ràng, có thể dùng tới ma trận cấp 3, tức đạo hàm cấp 3) Ta cứ nhấn nút ‘=‘đến chừng nào k=n theo yêu cầu bài toán. Đến đây, ta đã giải xong bài toán khảo sát hệ rời rạc dùng pp kg trạng thái, tuy các bước tính đều có thể dùng Caculator, nhưng bạn phải thực hành vài lần thì mới mong có thể làm không sai sót. Và tôi xin nhắc lại rằng, đây chỉ là biện pháp đối phó với thi cử, bạn cần phải có sự tìm hiểu thích hợp khi dùng Matlab. Hiện tại, tôi sử dụng chương trình matlab 7.0 và Mathematica 5.0, các chương trình trên phục vụ rất tốt công việc tính toán.

Nếu bạn có hứng thú trao đổi với tôi về phương pháp dùng Caculator để giải các bài tập trong thi cử các môn ở trường ĐH xin gởi mail về địa chỉ hộp thư: buitrunghieu@khvt.com, rất vui lòng để trao đổi kinh nghiệm sử dụng với bạn. Tôi rất buồn khi ngồi viết Slide này, nhưng đó là cách giải khuây duy nhất sau khi thi LTĐKTĐ, môn học mà tôi đã tốn rất nhiều công sức trong học kì. Mọi thứ trên đời đâu cứ phải luôn theo ý mình, phải không nào? Chút bon chen, có thể đem về cho ta danh lợi đấy! Bạn bỏ cái ý nghĩ, mình, công dân thế hệ 8X, có thể làm mọi thứ mình muốn đi thì nhiều khi lại được việc hơn, nghĩ rằng: mình có thể làm mọi việc người khác có thể làm được, nhiều khi lại hợp thời trong môi trường ĐH này! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2005!