Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

CƠ THỂ THỰC VẬT.

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Παρουσίαση με θέμα: "CƠ THỂ THỰC VẬT."— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 CƠ THỂ THỰC VẬT

2 CHƯƠNG I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC : 1. Khái niệm chung: A + B  C + D (Năng lượng tồn tại trong vật chất nên sự chuyển hóa vật chất luôn gắn liền với sự chuyển hóa năng lượng) 2. Chuyển hoá vật chất: - Đồng hoá: Tổng hợp các polime từ monome - Dị hoá: Thủy phân polime thành các monome. - Enzim: Xúc tác cho phản ứng. 3. Chuyển hoá năng lượng: - Chuyển hoá năng lượng vật lí thành năng lượng hoá học. - Chuyển hoá năng lượng hoá học thành năng lượng sinh học. - Quá trình photphorin hoá và sự hình thành ATP.

3 Ở cơ thể thực vật có 4 quá trình trao đổi chất
Trao đổi nước (hút nước, vận chuyển nước, thoát hơi nước). Trao đổi khoáng (hút khoáng, sử dụng ion khoáng). Quang hợp (cơ chế tổng hợp chất hữu cơ từ CO2, H2O). Hô hấp (cơ chế phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng). * Sự di chuyển của các chất luôn phải tuân theo nguyên tắc vật lí: Các chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao (thế năng cao) đến nơi có nồng độ thấp (thế năng thấp)

4 II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1. a. Ở cơ thể thực vật, năng lượng vật lí được chuyển thành năng lượng hóa học nhờ quá trình nào? b. Hãy viết phương trình chuyển hóa năng lượng vật lí thành năng lượng hóa học. c. Ở cơ thể thực vật, những quá trình nào chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng lượng sinh học?

5 Câu 2. a. Tại sao quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể lại cần sự tham gia của enzim? b. Hãy cho biết vai trò của enzim đối với hoạt động sống của tế bào?

6 Câu 3 . ATP là gì ? Tại sao ATP được xem như một ắc quy năng lượng trong tế bào? ATP được tổng hợp ở đâu trong tế bào? Nó được đưa đến đâu để sử dụng? ATP cung cấp năng lượng bằng cách nào?

7 Câu 4: Trao đổi nước: Cấu trúc phân tử nước Đặc tính của phân tử nước
Cấu trúc phân tử nước Đặc tính của phân tử nước Tính chất nhiệt. Tính tan. Tính chất dính bám và sức bám. Sức căng cao FIGURE 3.3 Diagram of the water molecule Cấu trúc của phân tử phân cực tạo nên liên kwtw hydro giữa chúng và với các phân tử khác Nhờ đó mà nó có các đặc tính: Tính chất nhiệt. Tính tan. Tính chất dính bám và sức bám. Sức căng cao 7

8 Phạm vi di chuyển của nước
Vận chuyển từ ngoài vào trong tế bào thực vật Tế bào Giữa các tế bào với nhau Ngắn Trao đổi nước diễn ra trong suốt quá trình sống của thực vật, bao gồm 3 quá trình: quá trình hấp thụ nước ở rễ, quá trình vận chuyển nước ở thân, quá trình thoát hơi nước ở lá. Trong điều kiện bình thường, các quá trình này hoạt động nhịp nhàng, liên tục, liên hệ khăng khít với nhau, tạo nên trạng thái cân bằng nước, cần thiết cho sự sống của thực vật. Tế bào: ví dụ như sự vận chuyển nước từ đất vào rễ, quá trình khuếch tán theo chiều gradient nồng độ, qua kênh dẫn hoặc hệ màng do lực hấp dẫn của nước với các phân tử lipid trên màng Ngắn: các con đường apo, symplast trong hấp thụ nước ở rễ Dài: vận chuyển nước từ xylem rễ qua hệ xylem thân lên lá, ngọn cây Vận chuyển nước qua hệ xylem trên toàn bộ cây Dài 8

9 Con đường đi của nước từ đất vào mạch dẫn của rễ.

10 “Nước di chuyển từ nơi có thế cao đến nới có thế thấp”
Sự trao đổi nước ở thực vật Quá trình thoát hơi nước ở lá Quá trình vận chuyển nước ở thân Quá trình hấp thụ nước ở rễ Đều dựa trên nguyên lý: “Nước di chuyển từ nơi có thế cao đến nới có thế thấp”

11 Đặc điểm Nước không chỉ vận chuyển từ gốc lên ngọn theo hệ thống xylem mà còn vận chuyển ngang sang phloem hoặc theo phloem đi từ trên ngọn xuống dưới gốc. Cần sự chênh lệch Ψw thấp do vận chuyển trong tế bào chết khong chịu lực cản của các chất sống. gradient áp suất cần thiết cho việc di chuyển nước trong 1 xylem đường kính 40 micromet,với vận tốc 4mm/s là 0.02MPa/m.Qua tế bào sống là 2x108 MPa/m + Khi di chuyển nước lên cao 100m: 2MPa,trọng lực 1MPa => tổng 3MPa Nước và các chất khoáng được vận chuyển trong hệ thống xylem Còn các chất hữu cơ lại được vận chuyển qua các mạch ray (phloem) 11

12 Hệ thống xylem Nước chảy từ rễ tới lá theo hệ thống xylem, một
mạng lưới các tế bào chuyên hóa được gọi là các yếu tố ống dẫn Hạt trần có các quản bào Hạt kín có cả yếu tố mạch dẫn và quản bào. So sanh sự khác nhau giữa yếu tố mạch và quản bào: Yếu tố mạch:có sự thủng lỗ, bản thủng lỗ.Ngắn hơn nhưng lại rộng hơn Quản bào:không có sự thủng lỗ. 12

13 Lực cố kết và lực dính bám
Cohension: Các phân tử nước phân cực dính vào với nhau bằng liên kết hydro. Adhension: Lực dính bám giữa các phân từ nước với các bề mặt phân cực.

14 Cấu tạo khí khổng Gồm 2 tế bào đóng (guard cells) tạo thành lỗ khí, có chứa các hạt lục lạp và các bào quan khác như các tế bào thường, mép trong dày, mép ngoài tế bào mỏng hơn. Bên ngoài là nhiều các tế bào biểu bì khác hay tế bào phụ, không có lục lạp và thành tế bào mỏng. 1.Biểu bì của lá và gốc mất 1 lượng nước ít nhất do chúng tiết ra lớp sáp cutin, lớp này không thấm nước.tuy nhiên cutin cũng không thấm CO2.Do đó vấn đề dặt ra là Cây làm thế nào để cân bằng giữa nhu cầu nước và nhu cầu CO2 cho quang hợp? Cây có 1 sự tiến hóa để dàn xếp ổn thỏa 2 nhu cầu này đó là hệ thống khí khổng hay lỗ khí 3. Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy? Cơ sở vật lí của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Như vậy, vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lí do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn. 14

15 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự hút nước của rễ
Độ pH đất Ptt của dung dịch đất Nồng độ oxi trong đất Nhiệt độ Sức hút nước của rễ

16 Câu 4. Trình bày tóm tắt khái niệm quang hợp ?
Trả lời. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2, H2O. Đồng thời chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học có trong chất hữu cơ. Ở cây xanh quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp nầm trong các tế bào mô giậu của lá. Quá trình quang hợp có thể biểu diễn bằng ph­ơng trình sau : ánh sáng 6CO H2O  C6H12O O H2O Hệ sắc tố

17 Cơ chế quang hợp rất phức tạp , gồm hai pha : pha sáng và pha tối
Cơ chế quang hợp rất phức tạp , gồm hai pha : pha sáng và pha tối. Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hệ sắc tố quang hợp hấp thụ và nhờ năng lượng này mà một chuỗi các phản ứng hoá học xảy ra, trong đó H2O được phân li, O2 được giải phóng, H+ và điện tử của H2O giúp cho việc hình thành hai sản phẩm là ATP và NADPH. Trong pha tối, ATP và NADPH được sử dụng để khử CO2 thành các hợp chất hidrat cácbon (C6H12O6 và các chất khác). Quá trình khử CO2 xảy ra ở ba nhóm thực vật khác nhau theo ba chu trình khác nhau : chu trình Canvin-Benson, chu trình Hatch-Slack và chu trình thực vật CAM (Crassulacaen Acid Metabolism )

18 Câu 10 . Hãy trình bày tóm tắt về quá trình hô hấp ở thực vật ?
Trả lời. Hô hấp thực vật là quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O và giải phóng ra năng lượng ở trong cơ thể thực vật. Phương trình hô hấp đư­ợc viết nh­ sau: C6H12O6 + O2  CO2 + H2O + Q (năng lượng: ATP + nhiệt) Quá trình hô hấp thực vật có thể chia thành 4 giai đoạn : 1. Đư­ờng phân (phân giải Glucôzơ thành Axit pyruvic) 2. Phân giải kị khí (quá trình lên men rượu và lên men axit lactíc).

19 3.Hô hấp hiếu khí (Chu trình Crep)
4.Chuỗi truyền điện tử trong hô hấp (năng lượng tích luỹ trong NADH và FADH2 được giải phóng thông qua chuỗi truyền điện tử để hình thành ATP và khử O2 thành H2O)

20 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÂU Bơm proton : a. là quá trình bị động b. là quá trình sử dụng năng lượng do sự chênh lệch nồng độ proton để phân giải ATP c. là sự phân giải năng lượng nhiệt động học d. là hoạt động thẩm thấu e. là quá trình sử dụng năng lượng tích trữ trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton. *

21 Câu 2. ATP được tổng hợp ở tế bào đều lấy năng lượng từ :
a. ánh sáng b. chuyển H + qua màng c. oxyhoá glucôzơ d. chuyển điện tử qua một loạt chất mang * e. khử O2

22 Câu 3. Sơ đồ dưới đây minh họa chiều hướng hoạt động của F1/Fo-ATPase cïng với chiều vận chuyển H+ và tổng hợp/phân giải ATP Môi trường axit Môi trường kiềm

23 Trong các sơ đồ trên, a) Chỉ có sơ đồ I đúng b) Chỉ có sơ đồ II đúng * c) Chỉ có sơ đồ III đúng Cả hai sơ đồ I và III đúng Câu 4. Khi các phân tử protein được sử dụng như một bản thể hô hấp tế bào thì nhóm chất nào sau đây là sản phẩm bị loại : a.Nhóm amin * b.Các axit béo c.Các phân tử đường d.Các phân tử axit lactic e.Ethanol và CO2

24 CHƯƠNG II TRAO ĐỔI NƯỚC I. NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Các thể nước, dạng nước trong tự nhiên và trong thực vật và vai trò của nó * 2. Quá trình hấp thụ nước ở rễ 2.1 Sự hấp thụ nước ở cây thuỷ sinh và cây trên cạn * 2.2 Cấu trúc của rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước 2.3 Quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ lông hút đến mạch gỗ của thân : - Đặc điểm Con đường Cơ chế

25 3. Quá trình vận chuyển nước ở thân
3.1 Cấu trúc của mạch gỗ, mạch rây liên quan đến quá trình vận chuyển nước và các chất hữu cơ trong thân * 3.2 Mối liên quan giữa hai quá trình vận chuyển vật chất ở thân * 3.3Quá trình vận chuyển nước và các chất khoáng hoà tan trong nước ở thân - Đặc điểm - Con đường - Cơ chế 4. Quá trình thoát hơi nước ở lá

26 4.1 Cấu trúc của lá liên quan đến quá trình thoát hơi nước *
4.2 Vai trò của quá trình thoát hơi nước 4.3 Quá trình thoát hơi nươc - Đặc điểm - Con đường - Cơ chế 5. Các nhân tố môi trường và quá trình trao đổi nước* 5.1 Ánh sáng 5.2 Nhiệt độ 5.3 Độ ẩm đất và không khí 5.4 Nồng độ CO2 và O2

27 5.5 Dinh dưỡng khoáng 6. Khái niệm về cân bằng nước trong cơ thể và vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng 6.1 Khái niệm về cân bằng nước * 6.2 Khái niệm về hệ số héo và hạn sinh lí * 6.3 Vấn đề tưới nước hợp lí - Thời gian tưới - Lượng nước tưới - Phương pháp tưới

28 II. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
CÂU 1. Trình bày về các thể nước, dạng nước trong đất, trong cây và vai trò của nó ? TRẢ LỜI: 1. Các thể nước: - Trong đất: Thể lỏng, thể rắn, thể hơi - Trong cây: Thể lỏng, thể rắn, thể hơi Đối với đất:ba thể này đều có vai trò quan trọng trong cấu trúc của đất.Tuy nhiên thể lỏng có vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nước cho cây trồng. Đối với cây : Thể rắn sẽ phá vỡ tế bào, mô. Thể hơi trong các mạch thường cản trở sự vận chuyển nước. Chỉ có thể lỏng là giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong cấu trúc và trong trao đổi chất của cây.

29 Các dạng nước : Trong đất : Nước mao dẫn trong các mao mạch của đât, nước ngầm trong khoảng trống của đât, nước ngậm bám xung quanh các keo đất, nước tẩm nằm trong các keo đất. Nói chung có thể chia nước trong đất thành hai dạng : nước tự do và nước liên kết ( liên kết chặt và không chặt ) . Dạng nước tự do đóng vai trò cung cấp nước cho cây, dạng nước liên kết đóng vai trò cấu trúc đât. Trong cây : Trong tế bào thực vật, nước tồn tại trong ba dạng là nước hydrat hoá, nước dự trữ và nước khe.

30 1.3.1.Nước hidrat hoá Là một thành phần liên kết hoá học của chất nguyên sinh, nước hydrat hoá kết hợp với các ion, các chất hữu cơ hoà tan và các đại phân tử, choáng hết các kẽ hở giữa các siêu cấu trúc của chất nguyên sinh và thành tế bào. Nhờ tính lưỡng cực mà các phân tử nước tập hợp và tích luỹ ở các bề mặt tích điện dưới dạng chuỗi linh động. Nước hydrat hoá chỉ chiếm từ 5-10% toàn bộ nước tế bào, nhưng lại rất cần cho sự sống của tế bào. Việc làm giảm không đáng kể hàm lượng nước hydrat hoá sẽ gây nên các biến đổi nghiêm trọng về cấu trúc chất nguyên sinh và từ đó dẫn đến sự chết của tế bào.

31 Nước dự trữ Nước dự trữ có mặt trong các xoang tích nước và chủ yếu trong không bào. Đó là dạng nước dễ được dẫn truyền nhất. Nước khe Nước khe có mặt trong các khoảng gian bào giữa các tế bào và trong các yếu tố dẫn truyền của hệ mạch (xylem) và hệ ống rây (phloem). Chức năng của nước khe như là môi trường dẫn truyền chất hoà tan theo khoảng cách ngắn (hệ apoplast) trong rễ và lá cây và dẫn truyền khoảng cách dài trong xylem và phloem.

32 Nhìn chung nước trong cây có thể tóm tắt ở hai dạng :
Nước tự do và nước liên kết (liên kết chặt và không chặt). Dạng nước liên kết đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của tế bào, mô, cơ quan, cơ thể. Dạng nước tự do tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây như: điều hoà nhiệt độ cơ thể, làm dung môi hoà tan nhiều chất, tham gia trực tiếp vào các phản ứng hoá học, ...

33 Câu 2. Hãy trình bày về nước liên kết và nước tự do ? Trả lời. - Nước liên kết là nước bị giữ bởi một lực nhất định do quá trình thuỷ hoá hoá học của các ion, các phân tử, các chất trùng hợp hoặc liên kết trong các thành phần cấu trúc. Dạng nước này chiếm khoảng 30% lượng n­ước trong thực vật. Tuỳ theo mức độ liên kết khác nhau mà dạng nước này mất dần tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước như: khả năng làm dung môi, bay hơi, tham gia vào các phản ứng hoá học. Tuy nhiên dạng nước liên kết có vai trò rất quan trọng trong quá trình chống chịu của cơ thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn, nóng, lạnh,…

34 - Nước tự do là nước không tham gia vào vỏ thuỷ hoá xung quanh các ion, các phân tử, các chất trùng hợp, không tham gia vào các liên kết cấu trúc. Dạng nư­ớc này có trong các gian bào, trong không bào, trong mạch dẫn và chiếm một lượng lớn trong cây (70%) . Dạng nước này vẫn giữ được tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước như làm dung môi, khả năng điều nhiệt khi bay hơi, tham gia vào các phản ứng hoá học, tạo độ nhớt của chất nguyên sinh. Nh­ư vậy dạng nước tự do có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi chất, chúng qui định cư­ờng độ của các quá trình sinh lí.

35 CÂU 3.Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường:
a) Đó là hai con đường nào? b) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó? c) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào? Trả lời. a) Đó là hai con đường : Con đường qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vòng đai Caspari, chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

36 - Con đường tế bào: nước vào tế bào chất, qua không bào, sợi liên bào
- Con đường tế bào: nước vào tế bào chất, qua không bào, sợi liên bào. Nói chung là nước đi qua các phần sống của tế bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. - Con đường dọc thành tế bào và gian bào : hấp thụ nhanh và nhiều nước ( lợi ), nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra ( bất lợi ). - Con đường tế bào : lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống( lợi ), nhưng nước được hấp thụ chậm và ít ( bất lợi )

37 c) Sự khắc phục của hệ rễ: Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì. Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà tan trong nước đi qua. Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nội bì, ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra. CÂU 4. Nước thoát từ lá ra không khí theo hai con đường: a) Đó là hai con đường nào? b) Nêu những đặc điểm của hai con đường đó? c) Trình bày cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước ?

38 Trả lời. a) Hai con đường thoát hơi nước: Con đường qua bề mặt lá (qua cutin) và con đường qua khí khổng b) Đặc điểm mỗi con đường : - Qua bề mặt lá : vận tốc yếu, lượng nước nhỏ, nhiều nhất chỉ được 30% và không có sự điều chỉnh lượng nước thoát ( mang nặng tính chất vật lí ) - Qua khí khổng : vận tốc lớn, lượng nước nhiều, ít nhất cũng đạt 70% và lượng nước thoát được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

39 c. Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước : Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng, nên cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế đóng mở khí khổng. Theo SGK 11 nâng cao, học sinh phải trình bày được 3 cơ chế đóng mở khí khổng : cơ chế ánh sáng, cơ chế AAB (axit abxisis), cơ chế bơm ion. Câu 5. Hãy trình bày về quá trình dẫn truyền nước ở thực vật ? Trả lời. Dẫn truyền nước là quá trình vận chuyển nư­ớc và các chất khoáng hoà tan trong nư­ớc từ đất vào rễ, lên thân, lên lá. Có hai loại dẩn truyền: dẫn truyền khoảng cách ngắn ở rễ, ở lá và dẫn truyền khoảng cách dài ở thân.

40 Dẫn truyền khoảng cách ngắn ở rễ và ở lá bao gồm dẫn truyền theo con đường thành tế bào - gian bào với sự kiểm tra của vòng đai caspary ở tế bào nội bì và theo con đường tế bào. Dẫn truyền khoảng cách dài ở thân chủ yếu theo mạch gỗ. Nước và các chất khoáng hoà tan vận chuyển theo sự chênh lệch thế nước từ cao đến thấp dựa trên cơ chế phối hợp giữa lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước tạo ra), lực đẩy của rễ (do áp suất rễ) và lực liên kết giữa các phân tử nước cùng với lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

41 CÂU 6. TRÌNH BÀY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THOÁT HƠI NƯỚC ?
Trả lời. - Có nhiều nhân tố ảnh hưởng lên sự thoát hơi nước. Quan trọng nhất là các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp lên áp suất hơi nước trong khí quyển. Ngoài các nhân tố thuộc khí quyển (quan trọng nhất là ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ và gió) các nhân tố sinh lý cũng quan trọng. Đó là cơ chế đóng mở khí khổng, các chất tan, hoocmon, sự kết lắng tầng chất sáp trên bề mặt lá, tính chất giải phẫu và hình thái của bề mặt cây.

42 (1) Ẩm độ đất - Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng độ ẩm đất không phải là một nhân tố quan trọng đối với sự thoát hơi nước. Vì sự thay đổi lớn nhất trong thế nước xảy ra ở bề mặt phân cách lá - không khí của hệ liên tục đất - cây - không khí (SPAC) nên miễn là đất không ở điểm phần trăm héo vĩnh cửu, thì thoát hơi nước hầu như không phụ thuộc vào tốc độ hấp thụ nước. Điều đó nói lên rằng độ ẩm đất không có một ảnh hưởng rõ ràng lên sự thoát hơi nước. - Trường hợp khi nước trong đất giảm hướng đến phần trăm héo vĩnh cửu, tốc độ thoát hơi nước giảm xuống. Lý do là thế nước đất bị giảm làm thế nước lá giảm (tế bào bảo vệ mất trương nên làm tăng trở kháng khí khổng).

43 (2) Nhân tố khí quyển - ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp lên thoát hơi nước thông qua cơ chế mở khí khổng dưới tác động của ánh sáng. Phần lớn khí khổng mở khi phản ứng với ánh sáng. - Nhiệt độ là nhân tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng lên thoát hơi nước. Khi nhiệt độ nước tăng lên do nhiệt độ không khí tăng, áp suất hơi (mật độ hơi nước) ở bề mặt tế bào thịt lá tăng theo số mũ nên thoát hơi nước tăng đáng kể. Ẩm độ tương đối của không khí có liên quan với nhiệt độ không khí là một nhân tố trong thoát hơi nước. Ở bất kỳ nhiệt độ không khí nào, khi ẩm độ tương đối giảm, thoát hơi nước sẽ tăng lên vì thoát hơi nước là hiệu của áp suất hơi giữa nước trong lá và nước trong không khí mà hiệu này lại là động lực cho thoát hơi nước.

44 Khi nhiệt độ lá tăng hay ẩm độ tương đối của không khí giảm, động lực thoát hơi nước sẽ tăng và thoát hơi nước tăng lên. - Gió đóng vai trò kép trong thoát hơi nước. Một là gió có thể làm tăng thoát hơi nước, làm giảm trở kháng tầng biên trên lá. Hai là gió có khuynh hướng làm thay đổi nhiệt độ lá làm cho nhiệt độ lá gần với nhiệt độ của gió. Câu 7. Thế nào là cân bằng nước và vấn đề hạn của cây trồng ? Trả lời. Cân bằng nước được hiểu như sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước. Khi sự mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến mức cây bão hoà nước thì đó là trạng thái cân bằng

45 nước âm. Ở trạng thái này cây bắt đầu thiếu nước và gọi là cây bị hạn
nước âm. Ở trạng thái này cây bắt đầu thiếu nước và gọi là cây bị hạn. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải tưới nước cho cây trồng. Một số khái niệm trong cân bằng nước : -Hệ số héo là tỉ lệ % nước còn lại trong đất khi cây trồng trên đất đó bắt đầu bị héo. Hệ số này được tính theo % ẩm dung toàn phần của đất và đó chính là hệ số chỉ giới hạn dưới của nước dùng được trong một loại đất. Hệ số héo của các loại đất khác nhau rất lớn. Ví dụ: Đất cát: 2,2 ,đất thịt: 12,6 ,đất sét: 26,2 %.

46 -Hạn sinh lí là hiện tượng : Lá bị héo khi trong đất vẫn còn nước.
Cây thường không sử dụng được dạng nước liên kết chặt với các keo đất , khi đó nó bị hạn khi trong đất vẫn còn nước. -hệ số thoát hơi nước là tỉ số giữa số lượng nước thoát hơi để hình thành một đơn vị chất khô. Hệ số này thường khác nhau ở các cây khác nhau,nhất là các cây C3 và C4. Ví dụ : Cây lúa – 682 g nước thoát để hình thành 1g chất khô,trong khi đó cây ngô chỉ cần 349.

47 CÂU 8. Thế nào là thẩm thấu và áp suất thẩm thấu
Trả lời. Thẩm thấu là sự chuyển dịch của dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn qua màng.Thí dụ nếu dung dịch đường trong nước có nồng độ cao được ngăn cách với dung dịch đường có nồng độ thấp hơn bằng một màng thỡ các phân tử nước sẽ di chuyển từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao qua màng.Màng loại nay,tức là màng chỉ cho nước đi qua mà không cho các phân tử khác đi qua ,gọi là màng bán thấm.Những màng trong hệ thống sống không hoàn toàn là màng bán thấm mà thường là màng thấm chọn lọc.

48 Quá trình thẩm thấu giữa hai dung dịch sẽ tiếp tục cho đến khi nồng độ của hai dung dịch bằng nhau.Quá trình thẩm thấu là nột đặc trưng rất quan trọng của các quá trình sinh học. Ap suất thẩm thấu là lực đẩy của các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ cao qua màng. Trong vật lý áp suất thẩm thấu được tính bằng công thức P = RTC (P là áp suất thẩm thấu thường tính theo đơn vị atmôtphe-atm,R là hằng số = 0,082,T là nhiệt độ tuyệt đối = toC,C là nồng độ dung dịch tính theo nồng độ phân tử gam/lít). Trong quá trình thẩm thấu sự chuyển dịch của dung môi qua màng sẽ dừng lại khi hai dung dịch đạt được sự cân bằng nồng độ,tức là cân bằng áp suất thẩm thấu. Tuy nhiên hiện tượng này thường không xảy ra ở tế bào thực vật.

49 Trong quá trình thẩm thấu tế bào thực vật chỉ nhận nước đến mức bão hoà,vì khi đó thành tế bào thực vật sinh ra một lực chống lại sức trương nước gọi là áp suất trương nước có chiều ngược với áp suất thẩm thấu và khi hai áp suất này cân bằng thì nước dừng lại và tế bào chỉ ở mức bão hoà nước chứ không bị phá vỡ. Câu 9. Thế nào là thấm và thẩm tích ? Trả lời. Thấm là hiện tượng khuếch tán của các phần tử vật chất qua màng. Thẩm tích là: Kĩ thuật tách các hợp chất của phần tử nhỏ khỏi các hợp chất của phần tử lớn nhờ khuyếch tán chọn lọc qua màng.

50 CÂU 10 . Thế nào là thế nước ? Trả lời. Đó là đại lượng có giá trị bằng hiệu số giữa năng lượng tự do trên đơn vị thể tích của nước liên kết cơ chất, nước điều hoà áp suất hoặc nước thẩm thấu và năng lượng tự do của nước nguyên chất. Đơn vị của thế nước là năng lượng trên đơn vị khối lượng hay thể tích (Jun/kg hay Jun/ cm3). Một nguyên tắc cơ bản là nước luôn luôn được vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp

51 CÂU 11. Vì sao nói: Thoát hơi nước là một " tai hoạ tất yếu " ?
Trả lời. "Tai họa" ở đây là muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều không dể dàng gì trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi. Còn "tất yếu" là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì có thoát nước mới lấy được nước. Sự thoát nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dể dàng.

52 Người ta gọi đó là động cơ trên của con đường vận chuyển nước
Người ta gọi đó là động cơ trên của con đường vận chuyển nước. Mặt khác khi thoát một lượng nước lớn như vậy, nhiệt độ của bề mặt lá được điều hoà, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm một chút. Ngay ở sa mạc nhiệt độ của lá nơi nắng chói chang cũng chỉ cao hơn trong bóng râm 6 – 7 0C. Một lý do quan trọng hơn nữa là khi thoát hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường

53 CÂU 12. Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy? Trả lời. Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn.

54 CÂU 13. Thế nào là áp suất rễ? Trả lời. Đó là thuật ngữ chỉ lực đẩy của nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, ở những cây bụi thấp và cây thân thảo. Áp suất rễ được thể hiện ở hai hiện tượng : rỉ nhựa và ứ giọt . Rỉ nhựa là hiện tượng khi cắt ngang thân cây ở gần gốc, sẽ thấy nước và các chất khoáng hoà tan trong nước rỉ ra ở vết cắt, do áp suất rễ đẩy nước từ gốc lên thân. Do áp suất rễ nhỏ nên nước chỉ được đẩy lên với độ cao vài ba mét. Còn ứ giọt là hiện tượng các giọt nước ứ ra trên các mép lá trong điều kiện không khí bão hoà hơi nước,trong khi nước vẫn được đẩy từ rễ lên lá nhưng không thoát ra dưới dạng hơi. Sự ứ giọt là hiện tượng chứng minh ở rễ luôn xuất hiện một lực đẩy nước từ rễ lên lá. Đó chính là áp suất rễ. Hiện tượng ứ giọt thường chỉ xuất hiện ở các cây thảo hoặc các cây bụi thấp.

55 CÂU 14 . Thế nào là thoát hơi nước ?
Trả lời. Thoát hơi nước là sự vận động của các phân tử nước từ cơ thể thực vật ra ngoài không khí chủ yếu qua lá.Có hai con đường thoát hơi nước ở lá:con đường qua bề mặt lá (qua cutin) với vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh và con đường qua khí khổng với vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng. Sự thoát hơi nước có vai trũ hết sức quan trọng đối với thực vật.Thoát hơi nước ở lá đó gõy ra một lực hỳt rất mạnh dũng nước từ rễ lên thân và lên lá.Thoát hơi nước cũn làm giảm đáng kể nhiệt độ của bề mặt lá do nhiệt hoá hơi của nước cao.Chính vỡ vậy mà cứ 1000 gam nước hấp thụ từ rễ thỡ cú đến 990 gam nước dùng để thoát hơi qua lá.

56 Câu 15 . Cường độ thoát hơi nước là gì ?
Trả lời. Cường độ thoát hơi nước là đại lượng đo khả năng thoát hơi nước của thực vật, thường được tính bằng số mg H2O thoát ra trong một đơn vị thời gian và trên một đơn vị diện tích thoát hơi nước. Cường độ thoát hơi nước T = mg H2O /dm2 / giờ.

57 CÂU 16. Hãy trình bày những hiểu biết về khí không?
Trả lời Khí khổng là một cấu trúc rất độc đáo trên bề mặt cây, chủ yếu là trên bề mặt lá, gồm hai tế bào bảo vệ có thành trong dày hơn thành ngoài, tạo nên một khe nhỏ giữa hai tế bào (miệng khí khổng), xung quanh hai tế bào bảo vệ là các tế bào lân cận tạo thành một khoang ở dưới miệng khí khổng. Về cơ bản có hai dạng tế bào bảo vệ: tế bào dạng quả thận và tế bào dạng quả tạ. Tế bào bảo vệ có một nhân lớn và nhiều lục lạp. Khí khổng có ở hầu hết các loài thực vật, trừ nấm, tảo và phần lớn nằm ở mặt dưới lá. Trên thân và các bộ phận của hoa, quả cũng có khí khổng. Số lượng khí khổng/cm2 của lá khác nhau ở các cây khác nhau,

58 trung bình 10. 000 khí khổng / cm2
trung bình khí khổng / cm2. Những cây chịu hạn kiểu mọng nước như­ cây xương rồng, cây dứa,…chỉ có khí khổng / cm2, trong khi ở nhiều cây gỗ mật độ khí khổng có thể lên tới / cm2. Vai trò chính của khí khổng là trao đổi khí (O2,CO2 , H2O khi quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước). Nói chung khí khổng mở ngoài sáng và đóng trong tối.

59 Câu 17 . Trình bày về cơ chế đóng mở khí khổng ?
Trả lời. Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng. Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng. Điều này được giải thích bằng nguyên nhân ánh sáng. Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên , tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở. Trong tối , quá trình diễn ra ngược lại. Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB.

60 Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại. Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào. Câu 18. Thế nào là Hạn sinh lí ? Trả lời Hạn sinh lí là hiện tượng: Lá bị héo khi trong đất vẫn còn nước. Cây thường không sử dụng được dạng nước liên kết chặt với các keo đất, khi đó nó bị hạn khi trong đất vẫn còn nước.

61 Câu Thế nào là Hệ số héo ? Trả lời. Hệ số héo là tỉ lệ % nước còn lại trong đất khi cây trồng trên đất đó bắt đầu bị héo. Hệ số này được tính theo % ẩm dung toàn phần của đất và đó chính là hệ số chỉ giới hạn dưới của nước dùng được trong một loại đất. Hệ số héo của các loại đất khác nhau rất lớn. Ví dụ: Đất cát : 2,2 ,đất thịt : 12,6 ,đất sét : 26,2 %.

62 Câu 20. Thế nào là áp suất trương nước ?
Trả lời. Áp suất trương nước: Áp suất thuỷ tĩnh của cỏc chất chứa trong tế bào, chủ yếu là của dịch tế bào. Áp suất thuỷ tĩnh thường có giá trị dương trong tế bào thực vật và có giá trị âm trong các tế bào mạch dẫn của các mô gỗ trong các cây thoát hơi nước mạnh. Tế bào thực vật khi hút nước, áp suất trương lớn dần và tác động vào thành tế bào,gây ra một lực chống lại của thành tế bào, gọi là sức căng trương nước.

63 Bài 21. Khi nghiên cứu về Cân bằng nước và vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng :
Người ta căn cứ vào áp suất thẩm thấu (P) để xác định cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Hãy nêu nguyên tắc xác định P. Thử nêu một vài phương pháp xác định khả năng thoát hơi nước của cây? Thử nêu một vài phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá? Khi xác định cường độ thoát hơi nước (mg H2O/dm2 lá/giờ) theo các giờ trong ngày ( 7, 10, 12, 15, 17 ) qua bề mặt lá và qua khí khổng của một cây, người ta thu được nhiều số liệu. Có thể phân biệt các số liệu của hai con đường thoát hơi nước được không?

64 Trả lời. Áp suất thẩm thấu được xác định bằng công thức: P = RTC . R là hằng số = 0,082, T là nhiệt độ tuyệt đối = nhiệt độ khi đo P. Như vậy , để tính P, ta phải xác định C. Đó là nồng độ dịch tế bào. Như vậy nguyên tắc xác định P chính là nguyên tắc xác định nồng độ dịch tế bào. Nguyên tắc đó là: Không thể xác định trực tiếp nồng độ dịch tế bào, mà phải xác định gián tiếp bằng cách so sánh nó với một dung dịch đã biết nồng độ. Thường người ta dùng phương pháp Co nguyên sinh: Đưa tế bào vào các dung dịch đã biết nồng độ (pha từ đường hoặc muối), sẽ tìm thấy ở một dung dịch, tế bào bắt đầu co nguyên sinh. Nồng độ của dung dịch đó chính là tương đương với nồng độ dịch tế bào. Một phương pháp chính xác hơn đã được sử dụng là phương pháp So sánh tỉ trọng dung dịch : Rút dịch tế bào ra khỏi lá.

65 Nhỏ vào mỗi dung dịch đã biết nồng độ (pha từ đường hoặc muối) một giọt dịch tế bào và quan sát, nếu giọt dịch đứng yên ở giữa dung dịch rồi tan dần, thì ở dung dịch đó tỉ trọng của dịch tế bào và dung dịch bằng nhau và nồng độ dung dịch đó chính là nồng độ dịch tế bào cần tìm. Có thể xác định khả năng thoát hơi nước của cây bằng phương pháp cân nhanh ( Trình bày ở bài thực hành cuối Chương) hoặc bằng phương pháp Sử dụng giấy tẩm Clorua Coban. Giấy tẩm Clorua Coban khi ướt có màu hồng, khi khô không màu. Như vậy khi giấy khô áp vào lá cây, theo thời gian, giấy sẽ chuyển màu hồng. Căn cứ vào thời gian chuyển từ màu trắng sang màu hồng của giấy, có thể xác định khả năng thoát hơi nước của cây.

66 Có thể nêu hai phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá:
1. Dùng một loại keo nhớt trong suốt phủ lên hai mặt lá một lớp mỏng. Khi lớp keo khô, bóc lớp màng keo ra khỏi lá, soi dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy hình của các khí khổng in rõ trên lớp màng keo và có thể xác định được mật độ khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá, thậm chí có thể tính được số lượng khí khổng/mm2. Dùng phương pháp áp giấy Clorua Coban vào mặt trên và mặt dưới lá, rồi tính thời gian làm hồng giấy, ta có thể xác định gián tiếp mật độ khí khổng. Bởi vì thoát hơi nước chủ yếu bằng con đường khí khổng.

67 d) Có thể được, vì con đường thoát hơi nước qua khí khổng có cường độ lớn và thường giảm vào ban trưa. Như vậy nếu căn cứ vào số liệu thu được để vẽ các đồ thị có trục tung là cường độ thoát hơi nước, trụch hoành là thời gian, thì đồ thị có hai đỉnh sẽ là đồ thị chỉ sự thót hơi nước qua khí khổng, còn đồ thị thấp hơn, có một đỉnh là đồ thị của con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá.

68 Bài 22. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch
Bài 22. Cho một tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. Hãy cho biết: Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng ? Khi nào T cực đại và khi T cực đại thì bằng bao nhiêu ? Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến O Trong công thức S = P - T, S luôn < P hoặc = P Có khi nào S > P ? Giải thích, nếu có. Biểu diễn mối liên quan giữa các đại lượng: S , P, T trên đồ thị các trường hợp a,b,c,d trên. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng?

69 Trả lời. Khi tế bào nhận nước thì T xuất hiện và nếu tế bào tiếp tục nhận nước thì T tăng T cực đại khi tế bào bão hoà nước và lúc đó T = P Khi tế bào mất nước thì T giảm và khi tế bào bắt đầu co nguyên sinh thì T = 0 Có, khi đó S = P + T, tức là S > P. Đó là khi tế bào mất nước một cách đột ngột, không bào co lại, nhưng chất nguyên sinh không kịp tách rời khỏi thành tế bào, làm thành tế bào lõm vào trong và T xuất hiện với chiều ngược lại, mang dấu - . Do đó : S = P - ( - T ) ---> S = P + T Vẽ một đồ thị có trục hoành biểu diễn thể tích tương đối của tế bào, trục tung biểu diễn các đại lượng P, T, S .

70 chỉ có thể tăng trong trường hợp tế bào nhận nước mà không thoát được nước. Như vậy T sẽ tăng trong các trường hợp sau: Đưa cây vào trong tối, bão hoà hơi nước trong không gian trồng cây, tăng hàm lượng AAB làm khí khổng đóng.

71 Câu 23. Nhỏ một giọt cồn, một giọt benzen lên hai vị trí khác nhau trên mặt lá cây vào các giờ : 5 giờ, 7 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 17 giờ. Nhận thấy: 5 giờ : không có dấu vết gì 7 giờ : có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen 10 giờ: có hai vệt trong ở cả hai chỗ nhỏ giọt cồn và benzen 12 giờ : Chỉ có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen 15 giờ: như 10 giờ 17 giờ : như 5 giờ. Hãy cho biết thí nghiệm này dựa trên nguyên tắc nào và nhằm mục đích gì?

72 Trả lời. - Nguyên tắc của thí nghiệm này là dựa vào tính thấm khác nhau của các chất hữu cơ phân cực và không phân cực qua tế bào Mục đích thí nghiệm là muốn tìm hiểu động thái hoạt động của khí khổng ở các cường độ ánh sáng khác nhau trong ngày.

73 Câu 23. Cây trồng trong đất có áp suất thẩm thấu P = 0,3 atm, trong khi áp suất thẩm thấu của rễ cây này là 0,1 atm và sức căng trương nước T = 0,8 atm. Hỏi cây có thể sống được ở đất này không ? Giải thích vì sao ? Trả lời. P đất = 0,3 atm , S cây = P cây - T cây --- > S = 0,1 - 0,8 = - 0,7 atm. Như vậy, cây đã trồng không sống được ở đất này, vì sức hút nước có giá trị âm, tức là cây không lấy được nước, mà còn bị mất nước.

74 Câu 24. Thế nào là: thực vật ẩm sinh, trung sinh, hạn sinh ?
Trả lời. Thực vật ẩm sinh: Thực vật sống ở nơi ẩm ướt, gồm các nhóm thực vật sau: thực vật thuỷ sinh (hydrophyte - sống trong nước như rong,rêu), thực vật bán thuỷ sinh (sống trên mặt nước như các loài bèo), thực vật ưa ẩm (sống nơi ẩm ướt, gần các nguồn nước như các cây sống ven hồ, ao, sông, suối, các cây sống dưới tàn rừng rậm nhiệt đới). Nhóm thực vật ẩm sinh thường không có hoặc có rất ít khí khổng và thường không thoát hơi nước qua khí khổng,chúng thoát hơi nước cũng như hấp thụ nước thông qua toàn bộ bề mặt của cơ thể, tức là qua lớp cutin trên bề mặt cơ thể. Nhóm thực vật ẩm sinh nói chung có thân dài, hệ rễ không phát triển, đôi khi tiêu biến.

75 Thực vật trung sinh: Thực vật sống ở nơi có nước, đủ nhưng không dư thừa nước. Nhóm thực vật này chiếm ưu thế ở các vùng ôn đới như các loại cây gỗ và cây bụi rụng lá, các cây thảo ở đồng cỏ hoặc trong rừng. Chúng cũng có mặt ở các khu rừng nhiệt đới,cận nhiệt đới. Nói chung nhóm thực vật này sống ở nơi trống trải và có những đặc điểm của thực vật ưa sáng, nếu sống ở những nơi râm mát, chúng có những đặc điểm của thực vật ưa bóng.

76 Thực vật hạn sinh: Thực vật sống ở nơi khô hạn,nơi không đủ nước cung cấp cho cây hoặc nơi có nước nhưng cây không lấy được nước. Nhóm thực vật này bao gồm: thực vật vùng sa mạc, bán sa mạc, thực vật vùng đầm lầy, thực vật vùng ven biển. Có hai khuynh hướng chịu hạn ở nhóm thực vật này: Nhóm tiết kiệm nước bằng cách đóng khí khổng ban ngày để tránh thoát hơi nước và trở thành cây mọng nước, hoặc lá biến thành gai để giảm diện tích thoát hơi nước, hoặc trên bề mặt lá có một lớp cutin dày,lá có lông,... Nhóm phung phí nước,tức là thoát hơi nước nhiều để tạo ra động lực lớn kéo cột nước từ rễ lên lá bằng cách tăng số lượng khí khổng trên bề mặt lá, hệ rễ phát triển mạnh về chiều sâu, tăng áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút,...

77 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trong điều kiện nào sau đây sức căng trương nước (T) tăng: a. Đưa cây vào trong tối b. Đưa cây ra ngoài sáng c.Tưới nước cho cây d. Tưới nước mặn cho cây e. Bón phân cho cây 2. Nơi cuối cùng nước và các chất khoáng hoà tan phải đi qua trước khi vào hệ thống mạch dẫn là a.Khí khổng b. Tế bào nội bì c. Tế bào lông hút d.Tế bào biểu bì e. Tế bào nhu mô vỏ 3. Nếu cây không có vòng đai Caspary thì cây đó : a. Không có khả năng cố định nitơ b. Không có khả năng vận chuyển nước hoặc các chất khoáng lên lá

78 c. Có khả năng tạo áp suất cao ở rễ so với các cây khác.
d. Không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thụ. e. Không bị mất nước do thoát hơi nước. 4.Trong quá trình thẩm thấu, nước luôn luôn chuyển từ dung dịch đến dung dịch có nồng độ a. đẳng trương lớn hơn b. nhược trương lớn hơn c. nhược trương nhỏ hơn d. ưu trương lớn hơn e. ưu trương nhỏ hơn

79 5.Khí khổng mở ban ngày là do :
a. ánh sáng mặt trời liên quan đến quá trình kéo K+ ra khỏi tế bào bảo vệ. b. nhiệt độ ban ngày tăng . c. tăng nồng độ CO2. d. ánh sáng mặt trời liên quan đến quá trình hấp thụ K+ vào tế bào bảo vệ. e. ban ngày việc hình thành axit ABA mạnh hơn 6.Điều nào sau đây phân biệt giữa sự vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây a.vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây thì không.

80 b.quá trình thoát hơi nước có trong mạch rây, còn trong mạch gỗ thì không
c.mạch rây chứa nước và các chất khoáng, mạch gỗ chứa chất hữu cơ d.mạch gỗ chuyển vận theo hướng từ dưới lên trên, mạch rây thì ngược lại * e.mạch gỗ chuyển đường từ nguồn đến sức chứa, mạch rây thì không. 7.Tế bào đặt trong môi trường có thế nước thấp hơn sẽ: a.mất nước và vỡ b.mất nước và phồng lên

81 d.mất nước và co nguyên sinh *
e.nhận nước và co nguyên sinh 8. Một phân tử nước có thể liên kết với phân tử nước khác bằng liên kết : hidro b hidro * c ion d hoá trị e hoá trị

82 9. Vì sao không tưới nước cho cây khi trời đang nắng to :
a. Vì nước làm nóng vùng rễ cây làm cây chết b. Vì nước đọng trên lá như một thấu kính hội tụ thu nănglượng mặt trời làm cháy lá c. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc thành hơi nóng, làm héo khô lá d. Vì rễ không lây được nước khi nhiệt độ cao e. Cả b và c * 10. Vì sao nhiệt độ trên bề mặt quả dưa chuột luôn nhỏ hơn nhiệt độ không khí xung quanh 1-2 oC: Vì quả dưa chuột hấp thụ nhiệt rất tốt

83 b. Vì khối lượng quả dưa chuột lớn
c. Vì diện tích thoát hơi nước của quả dưa chuột lớn so với khối lượng của nó d. Vì hàm lượng nước của quả dưa chuột rất cao, khả năng điều hoà nhiệt độ tốt và khả năng thoát hơi nước cao e. Cả c và d * 11. Vì sao ở vùng ôn đới, gió mạnh làm gẫy cành cây vào mùa hè nhiều hơn vào mùa đông : a. Vì vào mùa đông cành cây cứng hơn, do hàm lượng nước ít hơn b. Vì vào mùa hè cành cây giòn hơn, do chứa ít nước hơn c. Vì vào mùa đông, sức chống chịu của cây tốt hơn d. Vì vào mùa hè không khí khô, nóng, làm cành cây dễ gẫy hơn

84 e. Vì vào mùa đông cây rụng hết lá, chỉ còn cành. *
12. Vì sao khi chuyển một cây gỗ to đi trồng ở một nơi khác, người ta phải ngắt đi rất nhiều lá : a. để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển b. để làm gọn cây cho dễ vận chuyển c. để giảm đến mức tối đa lượng nước thoát, tránh cho cây mất nhiều nước * d. để cành khỏi gẫy khi di chuyển cây e. để khỏi làm hỏng bộ lá khi di chuyển

85 13. Một số loài cây có chịu đựng được trong một thời gian dài điều kiện khô hạn mà không ảnh hưởng tới quang hợp. Đặc điểm thích nghi nào sau đây giúp cho cây có khả năng đó : a. đóng khí khổng b. thế nước của lá cây rất thấp * c. tế bào bao bó mạch chứa lục lạp d. hệ thống rễ phát triển tốt e. tất cả những đặc điểm trên 14. Biện pháp nào trong các biện pháp sau đây sẽ làm cây đang trồng trong đất mặn khỏi bị héo : a. tăng độ ẩm của môi trường b. tưới nước để rửa bớt muối mặn trong đất * c. phủ một lớp sáp trên bề mặt lá cây

86 d. đặt cây vào trong bóng râm
e. không có biện pháp nào hiệu quả 15. Áp suất thẩm thấu ở dịch tế bào của các cây sau đây được sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Tìm đáp án đúng: a. bèo hoa dâu > rong đuôi chó > bí ngô > sú vẹt b. bèo hoa dâu > phi lao > rong đuôi chó > bí ngô c. phi lao > sú vẹt > rong đuôi chó > bí ngô d. sú vẹt > bí ngô > bèo hoa dâu > rong đuôi chó * e. bèo hoa dâu > phi lao > sú vẹt > rong đuôi chó 16. Hiện tượng co nguyên sinh mới chớm bắt đầu là thời điểm ở đó a. sức căng trương nước T bằng 0 * b. chất nguyên sinh hoàn toàn tách khỏi thành tế bào thể tích tế bào cực đại

87 c. thành tế bào không thể lớn hơn được nữa
d. không có sự trao đổi nước giữa tế bào và dung dịch 17. Nhận định nào là đúng trong các nhận định sau đây : a. Tế bào bảo vệ (tế bào tạo nên lỗ khí của khí khổng) là tế bào biểu bì duy nhất có chứa lục lạp * b. Khí khổng chỉ có ở cây hạt kín c. Lỗ khí càng lớn thì tỉ lệ thoát hơi nước trên một đơn vị diện tích lá càng lớn d. Thực vật chỉ có khí khổng ở mặt trên của lá là những thực vật thuỷ sinh sống ngập chìm trong nước e. Không có nhận định nào đúng 18. Có một loại tế bào biểu bì biến dạng và giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sống của thực vật.

88 Câu trả lời nào sau đây chứng minh đầy đủ nhất :
a. Đó là tế bào biểu bì của rễ biến thành lông hút b. Đó là tế bào biểu bì của lá biến thành tế bào bảo vệ của khí khổng c. Đó là tế bào biểu bì của thân có lớp cutin dày để bảo vệ thân d. Cả a và b * e. Không có câu trả lời nào 19. Nguyên nhân trước tiên làm cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là do: a. các ion khoáng độc hại đối với cây b. thế nước của đất quá thấp * c. hàm lượng oxi trong đất quá thấp d. giun tròn ưa muối sống trên lông hút của rễ

89 e. các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ sinh trưởng bình thường
20. Một số loài cây có chịu đựng được trong một thời gian dài điều kiện khô hạn mà không ảnh hưởng tới quang hợp. Đặc điểm thích nghi nào sau đây giúp cho cây có khả năng đó : a. đóng khí khổng b. thế nước của lá cây rất thấp c. tế bào bao bó mạch chứa lục lạp d. hệ thống rễ phát triển tốt e. tất cả những đặc điểm trên 21. Biện pháp nào trong các biện pháp sau đây sẽ làm cây đang trồng trong đất mặn khỏi bị héo :

90 a. tăng độ ẩm của môi trường
b. tưới nước để rửa bớt muối mặn trong đất c. phủ một lớp sáp trên bề mặt lá cây d. đặt cây vào trong bóng râm e. không có biện pháp nào hiệu qủa 22. Nguyên nhân trước tiên làm cây không chịu mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là do: a. các ion khoáng độc hại đối với cây b. thế nước của đất quá thấp * c. hàm lượng oxi trong đất quá thấp d. giun tròn ưa muối sống trên lông hút của rễ e. các tinh thể muối trong đất gây khó khăn cho hệ rễ sinh trưởng bình thường

91 CHƯƠNG III. DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ ĐỒNG HOÁ NITƠ NỘI DUNG KIẾN THỨC : 1. Khái niệm về các nguyên tố khoáng và phân loại a) Nguyên tố đa lượng b) Nguyên tố vi lượng c) Nguyên tố siêu vi lượng d) Khái niệm về nguyên tố thiết yếu và nguyên tố phân bón * 2. Vai trò của các nguyên tố khoáng a. Vai trò của các nguyên tố đa lượng: N, P, K, S, Mg, Ca b. Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng 3. Cơ chế hấp thụ khoáng

92 4.2. Nguồn nitơ cho cây a) Cơ chế bị động b) Cơ chế chủ động
c) Cơ chế thực bào và ẩm bào 4. Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật 4.1. Vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật Nguồn nitơ cho cây * Quá trình cố định nitơ khí quyển * Quá trình biến đổi nitơ trong cây - Quá trình khử NO3- - Quá trình hình thành axit amin và amit 5. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến dinh dưỡng khoáng và đồng hoá nitơ ở thực vật *

93 4. Ánh sáng 5. Nhiệt độ 6. Nước 7. Nồng độ CO2 và O2 6. Nhu cầu dinh dưỡng và vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng 6.1. Nhu cầu dinh dưỡng và việc chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng * 6.2. Vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng - Thời gian bón - Lượng bón - Phương pháp bón

94 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày khái niệm về các nguyên tố dinh dưỡng và phân loại ? Trả lời. Nguyên tố dinh dưỡng là những nguyên tố được bổ sung từ môi trường ngoài, cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây. Các nguyên tố này cung cấp cho cây nhằm 2 mục đích cơ bản là duy trì các hoạt động sinh lý- hoá sinh bình thường trong mô và tham gia kiến tạo các cấu trúc. Do đó, sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của thực vật sẽ phản ánh việc cây có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hay không.

95 Với phương pháp phân tích ngày càng chính xác, ngày nay người ta cho rằng hầu như tất cả các nguyên tố trên trái đất đều có mặt trong cây. Mỗi nguyên tố có chức năng riêng, chỉ khác nhau về tầm quan trọng và số lượng nhiều hay ít. Căn cứ vào hàm lượng chứa trong cây, người ta đã chia các nguyên tố trong cây ra làm 3 nhóm: Nhóm các nguyên tố chiếm một lượng lớn, từ 10-1 đến 10-4% khối lượng chất khô, gọi là các nguyên tố đaị lượng, gồm: C, H, O, N, P, K, S, Mg, Ca... Nhóm các nguyên tố chiếm một lượng nhỏ, từ 10-5 đến 10-7% khối lượng chất khô, gọi là các nguyên tố vi lượng: Mn, B, Cu, Zn...

96 Nhóm các nguyên tố chiếm một lượng rất nhỏ, từ 10-8 đến 10-14% khối lượng chất khô gọi là các nguyên tố siêu vi lượng: As, I, Cd, Ag, Au, Hg , ... Nhìn chung có khoảng 16 nguyên tố thiết yếu đối với thực vật. Đó là những nguyên tố có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cây, vai trò của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác và thiếu nó thì cây trồng không thể sinh trưởng phát triển bình thường được.

97

98 CÂU 2. TRÌNH BÀY TÓM TẮT VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG ?
Trả lời. 1. Vai trò của các nguyên tố đaị lượng: Các nguyên tố đại lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic,...). Các nguyên tố đaị lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: điện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo. 2.Vai trò của các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được hầu hết các enzym.

99 Chúng hoạt hoá cho các enzym này trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng được minh hoạ ở bảng sau :

100 Câu 3. Trình bày các cơ chế hấp thụ khoáng ?
Trả lời. Các chất khoáng ở trong đất thường tồn tại dưới dạng hoà tan và phân ly thành các ion mang điện tích dương (cation) và ion mang điện tích âm (anion). Chúng ta hãy tìm hiểu xem các nguyên tố khoáng trong đất được hấp thụ vào cây bằng cách nào. Các nguyên tố khoáng thường được hấp thụ vào cây dưới dạng ion qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có hai cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ:

101 1. Cơ chế bị động: Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi và thí nghiệm nêu trên đã minh họa điều đó.

102 2.Cơ chế chủ động: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động này. Tính chủ động ở đây được thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với qui luật khuyếch tán, nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí rất cao (hàng chục, hàng trăm lần) ở rễ. Vì cách hấp thụ khoáng này mang tính chọn lọc và ngược với gradient nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng, tức là sự tham gia của ATP và của một chất trung gian, thường gọi là chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình trao đổi chất, mà chủ yếu là quá trình hô hấp.

103 Như vậy lại một lần nữa chúng ta thấy rằng: Quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ. Câu 4. Vai trò của nitơ đối với thực vật ? Trả lời. Rể cây hấp thụ Nitơ ở hai dạng: Nitơ nitrat (NO3-) và Nitơ amôn (NH4+) trong đất. Các dạng Nitơ này được hình thành do sự biến đổi từ Nitơ phân tử trong khí quyển bằng con đường oxy hoá và con đường khử, trong đó con đường cố định Nitơ khí quyển đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật đất và lượng phân bón hàng năm đã cung cấp một lượng khá lớn Nitơ cho cây trồng

104 Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch. Nitơ có trong thành phần của hầu hết các chất trong cây: protein, axit nucleic, các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ năng lượng: ADP, ATP, các chất điều hoà sinh trưởng ,…Như vậy Nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia trong các quá trình trao đổi chất và năng lượng. Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng.

105 Câu 5. Trình bày quá trình cố định nitơ khí quyển ?
Trả lời. Nitơ phân tử (N2) có một lượng lớn trong khí quyển (%) và mặc dù "tắm mình trong biển khí nitơ" phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khí nitơ này. Rất may mắn là nhờ có Enzym Nitrogenaza và lực khử mạnh (Fred-H2, FAD-H2, NAD-H), năng lượng ATP, một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH4+. Đó chính là quá trình cố định nitơ khí quyển, thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do (Azôtobacterium, Closterium, Anabaena, Nostoc,...) và các vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium trong nốt sần rễ cây Bộ Đậu, Anabaena azolleae trong cây dương xỉ -Azolla: bèo hoa dâu) theo cơ chế sau:

106 Các vi khuẩn tự do có thể cố định hàng chục kilogam NH4+, còn các vi khuẩn cộng sinh có thể cố định hàng trăm kilogam NH4+/ha/năm. Câu 6. Trình bày quá trình biến đổi nitơ trong cây ? Trả lời. Quá trình biến đổi Nitơ trong cây gồm: a. Quá trình Amôn hóa (Quá trình khử NO3-): NO3-  NH4+ Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ oxy hóa (NO3-) và nitơ khử (NH4+),

107 nhưng trước hết, cây cần dạng NH4+ để hình thành các axit amin nên việc trước tiên mà cây phải làm là việc biến đổi dạng NO3- thành dạng NH4+. Quá trình amôn hoá xảy ra theo các bước sau đây: NO3-  NO2-  NH4+ Có thể minh họa quá trình biến đổi Nitrat bằng sơ đồ sau đây: Quá trình đồng hoá nitrat- khử nitrat ( NO > NH4+ ) NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e > NO2- + NAD(P)+ + H2O NO Fd khử + 8H+ + 6e- --->NH4+ 6Fd oxi hoá + 2H2O NO > NO > NH4+ Quang hợp ( pha sáng ) ---> Fd khử > Nitritreductaza -----> NO > NH4+

108 b. Quá trình hình thành axit amin:
Quá trình hô hấp của cây tạo ra các axit (R-COOH), và nhờ quá trình trao đổi nitơ các axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin. Có 4 phản ứng để hình thành các axit amin và sau đó có các phản ứng chuyển amin hóa để hình thành 20 axit amin và từ các axit amin này thực vật có thể tạo vô vàn các protein và các hợp chất thứ cấp khác của thực vật. Sau đây là các phản ứng khử amin hoá để hình thành các axit amin xetoglutaric + NH2 = Axit glutami - axit pyruvic + NH2 = Alanin - axit fumaric + NH2 = Axit aspartic

109 - axit oxaloaxetic + NH2 = Axit aspartic
Câu 7. Nhu cầu dinh dưỡng là gì? Trả lời. Nhu cầu dinh dư­ỡng là lư­ợng chất dinh d­ỡng cần thiết cho việc tạo ra một đơn vị năng suất . Nhu cầu dinh dưỡng có hai mặt : Mặt lượng : số lượng chất dinh d­ỡng cần thiết để tạo ra một đơn vị năng suất và mặt chất : các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể cần thiết nhất trong mỗi thời kì sinh tr­ởng nhất định để cho một năng suất cao nhất. Nhu cầu dinh dưỡng thường được tính bằng gam/kg hoặc kg/tấn. Ví dụ : Đối với cây lúa: 14 kg Nitơ / tấn, 6 kg P2O5 / tấn , 41 kg K2O / tấn , đối với cây ngô : 30 kg Nitơ / tấn, 6 kg P2O5 / tấn, 30 kg K2O / tấn

110 Câu 8. Vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng được hiểu như thế nào
Câu 8. Vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng được hiểu như thế nào? Cho ví dụ? Trả lời. Theo sự tính toán của các nhà Sinh lí thực vật, phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng. Vì vậy vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng là vấn đề hết sức quan trọng trong nông nghiệp. Cũng như vấn đề tưới nước hợp lí, vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng cũng phải trả lời và thực hiện ba vấn đề sau: Bón bao nhiêu, bón khi nào và bón thế nào? 1. Về lượng phân bón phải căn cứ vào các yếu tố sau đây: Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng (lượng chất dinh dưỡng để hình thành một đơn vị thu hoạch).

111 Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất.
Hệ số sử dụng phân bón. Dựa vào các yếu tố này ta có thể tính được lượng phân bón cần thiết cho một thu hoạch định trước. Hãy tính lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 50 tạ thóc/ha? Biết rằng: Nhu cầu dinh dưỡng của lúa là: 1,4 kg nitơ / tạ thóc, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ là 60%. Cách tính như sau:

112 1, Lượng nitơ cần phải bón: = 116,7 kg Nitơ 2. Về thời kì bón phân phải căn cứ vào các quá trình sinh trưởng của mỗi loại cây trồng 3. Về cách bón phân: bón lót (bón trước khi trồng), bón thúc (bón trong quá trình sinh trưởng của cây) và có thể bón phân qua đất hoặc bón phân qua lá

113 CÂU 9 . Thế nào là hút bám trao đổi ?
Trả lời. Hút bám trao đổi là hiện tượng trao đổi ion trên bề mặt hệ rễ và bề mặt keo đất khi hai đối tư­ợng này tiếp xúc với nhau. Trong quá trình trao đổi này, các ion hidro từ rễ đi ra chiếm chỗ của các ion bám trên keo đất làm cho các ion này trở về trạng thái tự do và trở lại bám trên bề mặt rễ và bị rễ hấp thụ.Còn có một cách khác là CO2, sản phẩm của quá trình hô hấp của rễ, đi từ rễ ra đất và kết hợp với nước thành axit cacbonic, nhưng ngay sau đó các axit này lại phân li để giải phóng các ion hidro ( CO2 + H2O  H2CO3, sau đó H2CO3  HCO3- + H+ ).

114 H+ lại thực hiện quá trình trao đổi ion như cách 1
H+ lại thực hiện quá trình trao đổi ion như cách 1. Cơ chế hút bám trao đổi này biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu của quá trình hấp thụ khoáng và thuộc cơ chế hấp thụ khoáng bị động. Câu10. Cho các ngtố sau: N, P, K, S, Mg, Fe, Mn, Mo, Ca, Cl, Na, Cu. Hãy chọn các nguyên tố liên quan đến: a.Hàm lượng diệp lục b.Quá trình quang phân li H2O c.Sự bền vững của thành tế bào d.Quá trình cố định nitơ khí quyển e.Cân bằng nước và ion

115 Trả lời. a. N, Mg, Fe b. Mn, Cl c. Ca d. Mo e. K+ Câu Quá trình cố định nitơ khí quyển: - Vì sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố định nitơ: Nhóm tự do và nhóm cộng sinh ? Người ta nói: Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó có đúng không ? Vì sao ? - Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Người ta đã vận dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào ?

116 Trả lời. - Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển: Lực khử, ATP, Enzym nitrogenaza và enzym này hoạt động trong điều kiện yếm khí. Vì vây, nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì thuộc nhóm tự do, còn nếu không có đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh, để lấy những điều kiện còn thiếu từ cây chủ. - Đúng. Vì chu trình Crep ngừng hoạt động thì sẽ không có các axit hữu cơ để nhận nhóm NH2 thành các axit amin, do đó trong cây sẽ tích luỹ quá nhiều NH3, gây độc. - Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP từ các chất hữu cơ, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.

117 ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây. - Trong thực tiễn, khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện tốt cho rễ cây hô hấp hiếu khí tôt. Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: Trồng cây trong dung dịch ( Thuỷ canh ), trồng cây trong không khí ( Khí canh ) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ

118 Câu 12. Hãy tính lượng phân bón nitơ cho một thu hoạch 15 tấn chất khô/ha. Biết rằng : Nhu cầu dinh dưỡng của cây này đối với nitơ là 8 gam N cho một kg chất khô và hệ số sử dụng phân bón là 60%, hàm lượng N trong đất sau thu hoạch bằng 0. Trả lời. Lượng phân nitơ cho một thu hoạch định trước 15 tấn/ha sẽ là : = kg nitơ 60

119 Câu 13. Trình bày về kĩ thuật trồng cây không cần đất ? Trả lời. Kĩ thuật trồng cây không cần đất gồm hai kĩ thuật chính là : Trồng cây trong nước (thuỷ canh) và trồng cây trong không khí (khí canh) - Trồng cây trong nước: Kĩ thuật trồng cây,trong đó cây không trồng trên đất, mà trồng trong dung dịch dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng là một hỗn hợp các nguyên tố khoáng cần thiết đối với từng loại cây trồng được hoà tan trong nước. Cây trồng trong dung dịch tốt hơn cây trồng trong đất,vì rễ cây sinh trưởng tốt, hô hấp mạnh do tiếp xúc tốt với oxi và do đó hấp thụ tốt nước, các chất khoáng hoà tan trong dung dịch.

120 Trồng cây trong dung dịch là một phương pháp trồng cây có nhiều ưu điểm và mặc dù chia được phổ biến rộng rãi,nhưng rất quan trọng trong việc tiến hành các nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng, trong việc trồng cây rau, quả sạch, có giá trị kinh tế cao. Trồng cây trong không khí: Kĩ thuật trồng cây,trong đó cây không trồng trên đất ,không trồng trong dung dịch, mà trồng trong không khí. Theo định kì từng phút,dung dịch dinh dưỡng được phun vào rễ cây d­ới dạng s­ơng mù. Trồng cây theo kĩ thuật này,bộ rễ cây luôn được tiếp xúc với không khí sẽ hô hấp hiếu khí đến mức tối đa và sẽ nhận đ­ợc nhiều nước, các chất khoáng trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng. Trồng cây trong không khí là phương pháp trồng cây hiện đại, sẽ được phổ biến trong tương lai trong việc trồng các cây rau ăn lá, rau ăn quả sạch, có chất lượng cao và có thể trồng trái vụ với năng suất rất cao.

121 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM I. Nó cần thiết cho việc hoạt hoá một số enzym oxihoá khử II. Nếu thiếu nó mô cây sẽ mềm và kém sức chống chịu III. Nó cần cho PS II liên quan đến quá trình quang phân li nước Chọn tổ hợp đúng trong các tổ hợp sau : a. N , Ca , Mg b S , Mn , Mg c. Mn , N , P d. Mn , Cl , Ca * e. Cl , K , P IV. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì : a.Phần lớn chúng đã có trong cây b.Chức năng chính của chúng là hoạt hoá enzym *

122 c. Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt
d. Chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể e. Chúng chỉ cần trong một số pha sinh trưởng nhất định 3. Dung dịch trong mạch rây (floem) gồm % chất hoà tan. Đó là chất nào trong các chất sau đây: a.Tinh bột b. Protein c. ATP d. K e. Sacarôzơ * 4. Điều nào sau đây là không cần thiết đối với quá trình hấp thụ chủ động : a. Chênh lệch nồng độ * b. Màng sinh chất c. Các ion

123 d. Cung cấp năng lượng e. Tất cả những điều trên đều cần 5. Nồng độ ion Canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ ion Canxi trong môi trường ngoài là 0,1% . Tế bào sẽ nhận ion Canxi theo cách nào : a. Hấp thụ bị động b. Khuếch tán c. Hấp thụ tích cực * d. Thẩm thấu e. Tất cả các cách trên 6. Sự vận chuyển các chất từ nồng độ cao đến nồng độ thấp gọi là :

124 a. khuếch tán * b. nhập bào c. thực bào d. vận chuyển tích cực e. thẩm thấu 7. Mưa axit hình thành từ các chất nào sau đây với nước trong khí quyển : a. SO2 và NO2* b. NH3 c. CO d. Ozon e. Tất cả các chất trên 8. Dung dịch trong mạch rây chủ yếu chứa chất hữu cơ là: a. Hooc mon sinh trưởng b. amino axit c. nước d. chất khoáng e. đường *

125 9. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng :
a. H b. Ca c.N d. P e. tất cả các nguyên tố trên * 10.Vi khuẩn cố định Nitơ trong đất: a. biến đổi dạng nitơrat thành dạng nitơ phân tử b. biến đổi dạng nitơrit thành dạng nitrat c. biến đổi N2 thành nitơ amôn * d. biến đổi nitơ amôn thành nitrat e. sử dụng nitơrat để tạo axit amin 11. Thực vật không thể tự cố định nitơ khí quyển, vì : a. nitơ đã có rất nhiều trong đất b. thực vật không có enzym nitrogenaza *

126 c. quá trình cố định nitơ cần rất nhiều ATP
d. quá trình cố định nitơ cần rất nhiều lực khử mạnh e. tiêu tốn H+ rất có hại cho thực vật 12. Các chất hữu cơ trong cây được tạo nên chủ yếu từ : a. H2O b. CO2 * c. O d. N e. các chất khoáng 13. Quá trình cố định nitơ khí quyển : a. thực hiện chỉ ở thực vật b. là quá trình oxi hoá nitơ trong không khí c. thực hiện nhờ enzym Nitrogenaza * d. là quá trình hoá học đơn giản e. dễ thực hiện vì nitơ khí quyển là bản thể có hoạt tính cao

127 14. Quá trình khử NO3- : a. thực hiện chỉ trong cơ thể * b. thực hiện ở ti thể c. thực hiện nhờ enzym Nitrogenaza d. bao gồm phản ứng khử NO > NO3- e. không có ý nào đúng 15. Hãy chọn ra vi khuẩn trong đất không có lợi cho thực vật, trong các vi khuẩn sau : a. vi khuẩn cố định nitơ b. vi khuẩn nitrite c. vi khuẩn phân giải protein d. vi khuẩn phản nitrate * e. không có vi khuẩn nào.

128 16. Nồng độ ion Fe trong cây Cà chua phân bố từ cao đến thấp như sau : thân ---> cuống lá ---> gân lá. Sự khác biệt về nồng độ này là do : a. quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng hoà tan ở rễ b. quá trình thoát hơi nước ở lá qua khí khổng c. lực mao dẫn của mạch gỗ d. các tế bào lá hấp thụ ion * e. các tế bào lá hấp thụ nước 17. Một phân tử đi từ màng của tilacoit đến chất nền của ti thể phải đi qua mấy lớp màng : a b. 5 * c d e. 4

129 18. Khi trong đất thiếu P thì cây sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành nhóm chất nào sau đây :
ADN * b. protein c. xelulôzơ d. axit béo e. đường 19.Kiểu hấp thụ khoáng nào sau đây được thực hiện ở tế bào : a.chủ động b.bị động c.cân bằng d.cả a và b * e. tất cả

130 21.Kiểu truyền nào cho phép nước qua màng bán thấm :
A.thẩm thấu * B.khuếch tán C.khuếch tán qua kênh D.bơm Na-K E.A, B và C 22.Kiểu truyền nào sau đây ngư­ợc gradient nồng độ: A.thẩm thấu D.bơm Na-K *

131 23.Kiểu truyền nào sau đây xuôi gradient nồng độ :
A.khuếch tán B.khuếch tán qua kênh C.thẩm thấu D.có sự tham gia chủ động của chất mang E.A, B và C * 24.Kiểu truyền nào sau đây liên quan đến năng lượng: B.thẩm thấu C.bơm Na-K * D.A, B và C E.không có kiểu nào

132 25.Kiểu truyền sử dụng năng lượng phù hợp với trạng thái vận chuyển nào d­ưới đây :
A.chất vận chuyển không qua kênh protein B.khuếch tán C.cân bằng nồng độ D.chất vận chuyển ngược gradient nồng độ * E.chất vận chuyển xuôi gradient nồng độ 26.Kiểu truyền nào sau đây nhờ năng lượng : A.chất truyền không qua kênh protein D.chất truyền ngư­ợc gradient nồng độ * E.chất truyền xuôi gradient nồng độ

133 27.Kiểu truyền nào nhờ chất mang protein :
A.thẩm thấu B.bơm Na-K C.khuếch tán qua kênh D.cả A và B E.cả B và C* 28.Kiểu vận chuyển nào dẫn đến cân bằng nồng độ: A. khuếch tán B. thẩm thấu C. vận chuyển chủ động nhờ chất mang D. cả A và B * E. cả A, B và C

134 29. Rệp cây lấy chất dinh dưỡng từ lớp nào của thân cây non:
a. tầng sinh mạch ( tượng tầng ) b. lớp ngoài của tầng sinh mạch * c. lớp trong của tầng sinh mạch d. các lớp khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi cây e. các lớp khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi của rệp cây.

135 CHƯƠNG IV QUANG HỢP I. NỘI DUNG KIẾN THỨC : 1. Khái niệm quang hợp Định nghĩa và phương trình quang hợp Khái niệm hai pha của quang hợp * 2. Bộ máy quang hợp -Lá - cơ quan quang hợp -Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp -Hệ sắc tố quang hợp Diệp lục Carotenoit Phycobilin * 3.Cơ chế quang hợp 1

136 3.1. Pha sáng : - Pha oxi hoá H2O. Phương trình
- Hai hệ thống quang hoá PS I và PS II * 3.2. Pha tối : - Pha khử CO2. Phương trình - Quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM 3.3. Các đặc điểm giải phẫu, hình thái, sinh lí, sinh thái và hoá sinh phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, CAM 4. Các nhân tố môi trường và quang hợp Ánh sáng : - Cường độ: Điểm bù, điểm bão hoà - Thành phần quang phổ : ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh tím * Nồng độ CO2 : Điểm bù, điểm bão hoà

137 Nhiệt độ Nước Dinh dưỡng khoáng * 5.Quang hợp và năng suất cây trồng 5.1. Biểu thức năng suất và vấn đề điều khiển chức năng quang hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng 5.2. Hệ số sử dụng năng ánh sáng * 5.3. Khái niệm về hệ quang hợp năng suất cao và triển vọng của năng suất cây trồng *

138 II. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
CÂU 1. TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM QUANG HỢP ? Trả lời. Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng Mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Nói một cách khác, quang hợp là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản thành các hợp chất hữu cơ phức tạp có hoạt tính cao trong cơ thể thực vật dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời và sự tham gia của hệ sắc tố thực vật. Bản chất hoá học của quá trình quang hợp là quá trình oxi hoá - khử, trong đó H2O bị oxi hoá, còn CO2 bị khử đến cacbon hiđrat với sự tham gia của năng lượng ánh sáng do sắc tố thực vật thấp thụ. Đối với tất cả thực vật và phấn lớn các vi sinh vật quang hợp thì nguồn hiđro khi tổng hợp các phân, tử hữu cơ là H2O. Do đó phản ứng tổng quát của quang hợp được viết như sau :

139 CO2 + H2O + ánh sáng [CH2O] + O2 (1)
Tất nhiên lầ để tổng hợp một phân tử glulcoz phải cẩn 6 phân từ HO2 và H2O: 6CO2 + 6H2O + ánh sáng C6H2O6 + 6O2 (2) Oxi thải ra do kết quả của quá trình phân li H2O là nhân tố căn bản (nếu như không muốn nói là độc nhất) hình thành nên bầu khí quyển Trái Đất và đảm bảo sự cân bằng O2 trong khi quyển. Tuy nhiên không phải quá trình quang hợp nào cũng kèm theo sự giải phóng O2. Các vi sinh vật khí quang hợp không giải phóng O2 mà ở chúng chất cho hidro không phải là H2O mà là những chất chứa hidro khác:

140 các este của axit hữu cơ hoặc bản thân các axit hữu cơ, các rượu bậc hai, các hợp chất vô cơ chứa S, hoặc ngay chính hiđro dạng phân tử: Sucxinat + CO2 + ánh sáng ->[CH2O] + phumarat (3) 2H2S - CO2 + ánh sáng -> [CH2O] + H2O + 2S (4) Phản ứng cuối cùng đó đặc trưng đối với một số vi khuẩn quang hợp (ví dụ như vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh). Bởi vậy dạng chung nhất về phản ứng tổng quát của quang hợp có thể biểu diễn như sau : CO2 + 2H2A + ánh sáng -> (CH2O] + H2O + 2A (5).

141 CÂU 2. HÃY VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHA SÁNG, PHA TỐI, PHƯƠNG TRÌNH CHUNG VÀ CHO BIẾT Ý NGHĨA CỦA CÁC PHƯƠNG TRÌNH NÀY ? Trả lời. Phương trình quang hợp Phương trình cho từng pha : Phương trình pha sáng : 12H2O + 12NADP ADP + 18Pv ---> 12NADPH2 + 18ATP + 6O2 Phương trình pha tối : 6CO2 + 12NADPH2 + 18ATP ---> C6H12O6 + 6H2O + 12NADP ADP + 18Pv Phương trình chung :

142 năng lượng ánh sáng 6CO H2O > C6H12O H2O + 6O2 hệ sắc tố Y nghĩa của các phương trình này : * Vai trò và sản phẩm của từng pha trong quang hợp : Pha sáng : pha oxi hoá H2O bằng năng lượng ánh sáng do sắc tố quang hợp hấp thụ để hình thành 2 sản phẩm là ATP và NADPH. Về số lượng 12NADPH và 18ATP là xuất phát từ nhu cầu ATP và NADPH cần thiết cho việc hình thành 1 phân tử Glucôzơ ( tính theo chu trình Canvin ) Pha tối : pha khử CO2 bằng 2 sản phẩm của pha sáng ( ATP , NADPH ) để hình thành đường Glucôzơ ( C6H12O6 ).* Chỉ rõ 6H2O hình thành trong quang hợp là từ pha tối và phản ứng quang phân li H2O phải viết là :

143 2H2O > 4H e O2 CÂU 3. CHO BIẾT VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP ? Trả lời. Khi phân tích thành phần hóa học của cơ thể thực vật, ta thấy 80-90% khối lượng cơ thể là H2O, % khối lượng còn lại là chất khô. Trong chất khô, ta thấy gồm các thành phần sau : C : 45% O : 42% H : 6,5% N : l,5% Tro khoảng : 5%

144 Như vậy C trong thực vật chiếm gần 1/2 khối lượng khô và điều này nói lên vai trò quan trọng của quá trình trao đổi C. Theo tính toán dựa trên phương trình quang hợp, hàng năm thực vật đã cố định một lượng cacbon rất lớn ( tấn CO2) và hầu hết O2 trong khí quyển là do cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp ( ) tấn O2). Trạng thái cân bằng giữa CO2 và O2 trong khí quyển là do cây xanh quyết đinh. Nguồn CO2 cho cây xanh được thải ra từ các quá trình hô hấp của động vật thực vật, vi sinh vật và của các quá trình phân giải chất hữu cơ cũng như sự đốt cháy trong công nghiệp. Quang hợp đã làm giảm nguồn CO2 này trong khí quyển và làm tăng nguồn O2 để làm sạch bầu không khí của chúng ta.

145 Vai trò quan trọng bậc nhất của quang hợp là ở chỗ nhờ có quá trình này mà năng lượng Mặt Trời đã chuyển thành năng lượng hóa học dự trữ cần tthiết cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Người ta đã tính toán thấy rằng thực vật ở dưới nước và trên cạn của thực bì tự nhiên hằng năm tạo ra gần 110 tỉ tấn chất hữu cơ (trong đó con người khai thác sừ dụng được gần 80 triệu tấn) và tổng sản lượng của thực vật trồng trọt hàng nâng là 10 tỉ tấn (trong đó ở dạng thức ăn cho con người và động vật là 500 triệu tấn). Với khối lượng thức ăn này, con người đã thỏa mãn gần 80% nhu cầu dinh dưỡng của mình. Với vai trò nói trên của quang hợp, ta có thể nói rằng quang hợp là một quá trình độc nhất có khả

146 năng biến những chất không ăn được thành chất ăn được, một quá trình mà tất cả các hoạt động sống đều phụ thuộc vào nó. Hay nói một cách khác, nguồn gốc của tất cả nền văn minh hiện nay của loài người đều sản sinh ra từ công thức đơn giản của quang hợp. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nói đén vai trò thực tiễn của quang hợp (nói đến việc người sử dụng sản phẩm quang hợp) mà chưa nói đến vai trò lý luận và việc bắt chước vô cơ bằng quá trình quang hợp nhân tạo. Rolt Lothen (1973) trong cuốn sách "Sinh vật học và thế giới quan" của mình đã viết: "Tôi tin rằng trong khoảng 30 năm nữa, con người sẽ tạo được quá trình quang hợp nhân tạo"

147 Ta thử tưởng tượng xem tương lai của loài người sẽ như thế nào khi ước mơ đó trở thành hiện thực!
Tóm lại : Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: Quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sống trên trái đất này đều phụ thuộc vào nó và chứng minh điều khẳng định này bằng ba vai trò của quá trình quang hợp sau đây: Quang hợp tạo ra hầu như toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất. Ngoài quá trình quang hợp ở cây xanh và ở một số vi sinh vật quang hợp, nói chung không có một sinh vật nào có thể tự tạo được chất hữu cơ (trừ một số rất ít vi sinh vật hoá tự dưỡng). Vì vậy người ta gọi thực vật và một số vi sinh vật quang hợp là các sinh vật quang tự dưỡng và luôn đứng đầu

148 chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái
chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái. Động vật lấy thức ăn trực tiếp từ thực vật. Nhu cầu ăn,mặc,ở của con người được cung cấp gián tiếp (qua động vật) và trực tiếp từ thực vật. Hầu hết các dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống của các sinh vật trên trái đất( năng lượng hoá học tự do - ATP ) đều được biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời (năng lượng lượng tử) do quá trình quang hợp. Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển: Hàng năm quá trình quang hợp của các cây xanh trên trái đất đã hấp thụ 600 tỉ tấn khí CO2 và giải phóng 400 tỉ tấn khí O2 vào khí quyển. Nhờ đó tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển luôn được giữ cân bằng (CO2: 0,03%, O2: 21%), đảm bảo cuộc sống bình thường trên trái đất

149 CÂU 4. TRÌNH BÀY VỀ BỘ MÁY QUANG HỢP Ở THỰC VẬT ?
Trả lời. Bộ máy quang hợp ở thực vật bao gồm : 1. Lá - cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp Đến nay, chúng ta đã biết rằng: cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá, sau đó đến các phần xanh khác như bông lúc còn xanh, bẹ lá… Ch ính vì vậy lá có những đặc điểm đặc biệt về hình thái, cũng như cấu tạo giải phẫu thích hợp với chức năng quang hợp. - Hình thái lá: Là thường dạng bản và mang đặc tính hướng sang ngang, nên luôn luôn vận động sao cho mặt phẳng của lá vuông góc với tia sáng Mặt Trời để nhận được nhiều nhất năng lượng ánh sáng.

150 - Về giải phẫu : Trước hết phải kể đến lớp mô giậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay mặt trên lá dưới lớp biểu bì trên. Các tế bào mô giậu được xếp xít nhau theo từng lớp nhằm hấp thụ được nhiều năng lượng ánh sáng. Đây gọi là lớp mô đồng hóa của lá. Sát với lớp mô đồng hóa của lá là lớp mô xốp có các khoảng trống gian bào lớn (nơi chứa CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp). Ngoài ra lá còn có mạng lưới mạch dẫn dày đặc làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác. Cuối cùng là hệ thống dày đặc các khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá giúp cho CO2, O2, H2O đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng

151 2. Lục lạp (chloroplast) - bào quan thực hiện chức năng quang hợp.
Để đảm bảo chức năng quang hợp, cũng như lá lục lạp có những đặc điểm về hình thái, giải phẫu thích ứng: - Hình thái lục lạp: Lục lạp rất đa dạng. Các loài thực vật bậc thấp, vì không bị ánh sáng Mặt Trời trực tiếp thiêu đốt quá nóng, nên lục lạp của chúng có nhiều hình dạng khác nhau : hình võng, hình cốc, hình sao. Ở các thực vật bậc cao, lục lạp thường có hình bầu dục để thuận tiện cho quá trình tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Khi ánh sáng Mặt Trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.

152 - Số lượng và kích thước lục lạp: Số lượng lục lạp trong tế bào rất khác nhau các loài thực vật khác nhau. Đối với tảo mỗi tế bào có khi chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa có thể có từ 20 đến 100 lục lạp. Ở lá thầu dầu, 1mm2 có từ lục lạp. Nếu đem cộng diện tích lục lạp lại, sẽ có diện tích tổng số lục lạp lớn hơn diện tích lá. Nhìn lục lạp dưới kính hiển vi điện tử, chúng ta thấy : ngoài cùng lục lạp là lớp màng kép, mỗi màng được cấu tạo bằng hai lớp protein tách biệt nhau bằng một lớp lipit ở giữa. Trong màng là thể nền (stroma) lỏng nhày, không màu. Đó là protein hòa tan có chứa nhiều loại enzim tham gia vào quá trình khử CO2 khi quang hợp. Thể nền bao bọc quanh các hạt. Mỗi lục lạp có từ 40 đến 50 grana với đường kính 4 - 6.

153 Mỗi grana có từ 5 hoặc 6 đến vài chục cái túi tròn gọi là tilacoit dày chừng 0,13m có màng riêng bao bọc. Các tilacoit xếp thành chồng. Cấu tạo nên các tilaeoit là các sắc tố, protein, lipoit. Đối với một số thực vật nhiệt đới (thực vật thuộc nhóm C4) lục .lạp có hai loại: Lục lạp của tế bào mô giậu có grana phát triển đầy dủ và lục lạp của tế bào bao bó mạch có grana phát triển không đẩy đủ và phần lớn ở dạng bản mỏng (tilacoit). Trong hạt lục lạp này có chứa nhiều hạt tinh bột lớn. Ngày nay trong mỗi tilacoit, người ta đã phát hiện thấy các tiểu phần rất nhỏ hình cầu dẹt, đường kính A, dày 100 A trong đó có protein, lipit và sắc tố. Trong sắc tố có 230 phân từ diệp lục (160 diệp lục a, 70 diệp lục b), 48 phân tử carotenoit. Ngoài ra còn có các thành phần chuyển điện tử như xitocrom, plastoquinon, ferredoxin,

154 các nguyên tố kim loại Mn, Cu
các nguyên tố kim loại Mn, Cu. Khối lượng phân tử của các tiểu phần này là Người ta gọi các tiểu phần này là thể lượng tử (quantoxom). Đây là đơn vị chức năng của lục lạp. - Thành phần hóa học của lục lạp : Thành phần hóa học của lục lạp rất phức tạp: nước chiếm 75%, còn lại là chất khô (chủ yếu là chất hữu cơ chiếm % chất khô), và chất khoáng. Protein là thành phần cơ bản trong chất hữu cơ ( %), lipit ( o/o). Các nguyên tố khoáng thường gặp trong lục lạp là Fe (80% Fe trong mô lá nằm ở lục lạp), Zn ( %), Cu (50%), K, Mg, Mn... Trong lục lạp có chứa nhiều loại vitamin như : A, D, K, E. Lục lạp chứa trên 30 loại enzim khác nhau. Những enzim này thuộc các nhóm enzim thủy phân, enzim của hệ thống oxi hóa khử

155 Như vậy qua thành phần hóa học trên, thấy rằng ngoài quá trình quang hợp, lục lạp còn là nơi thực hiện quá trình tổng hợp lipit, photpholipit, các axit béo và protein. Do đó có thể khẳng định rằng: lục lạp là trung tâm hoạt động sinh học và hóa học mà quá trình quang hợp là một trong những quá trình trao đổi chất quan trọng nhất. 3. Các sắc tố quang hợp và tính chất của chúng . Bằng các phương pháp sắc kí và quang phổ hiện đại, đến nay đã phân biệt 4 nhóm sắc tố chính trong lá xanh : clorophin, carotennoit, phycobilin và sắc tố của dịch tế bào (antoxyan).

156 a) Nhóm sắcc tố lục clorophin (diệp lục)
Đây là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất dối với quang hợp, vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và biến năng lượng hấp thụ ấy thành dạng năng lượng hóa học, trong khi đó các nhóm sắc tố khác không làm được chức năng này đẩy đủ và trực tiếp như vậy. Người ta đã phân biệt nhiều loại clorophin bởi sự khác nhau giữa chúng về một số chi tiết cấu tạo và cực đại hấp thụ bức xạ ánh sáng. Về cấu tạo chung của clorophin, ta chú ý đến các đặc điểm sau : 4 nhân pyron liên kết với nhau bằng các cầu nối metyl (-CH = ) để tạo nên vòng porphyrin với nguyên từ Mg ở giữa ; có liên kết thật và giả với các nguyên tử N của các nhân pyron hai nguyên tử H ở nhân pyron

157 vòng xiclopentan và gốc rượu phyton
vòng xiclopentan và gốc rượu phyton. Sau đây là công thức tổng quát và công thức cấu tạo của một số loại clorophin : clorophin a : C55H72O5N4Mg clorophin b : C55H70O6N4Mg Nhìn vào công thức cấu tạo, ta thấy trong phân tử của clorophin có nhiều nối đôi cách đều. Đó là kiểu nối đôi cộng đồng, kiểu nối đôi thể hiện khả năng hấp thụ mạnh năng lượng ánh sáng. b) Nhóm carotenoit được chia thành hai nhóm nhỏ theo cấu trúc hoá học: Caroten ( C10 H56 ) là một loại cacsbuahiđro chưa bão hoà, không tan đựơc trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Công thức cấu tạo gồm một mạch cacbon dài gồm 8 gốc izopren và hai đầu là một hoặc hai vòng ionon.

158 Trong thực vật thường có ba loại: a, , y caroten
Trong thực vật thường có ba loại: a, , y caroten. Cắt đôi  caroten ta đựơc hai phân tử vitamin A. Bước sóng hấp thụ của caroten ở nm. - Xantophin: C40H56On ( n= 1-6) là dẫn xuất của caroten. Vì nguyên tử oxi có thể là 1 đến 6 nên có nhiều loại xantophin : kriptxanthin : (C40H56O), luteni (C40H56O2), violaxanthin (C40H56O2), …Các nguyên tử oxi liên kết trong các nhóm: hiđroxi, keto, epoxi, cacbonxi, axetoxi, hoặc metoxi,… Người ta còn phân chia nhóm carotenoit thành hai nhóm .nhỏ theo tính chất sinh học như sau: - Nhóm carotenoit sơ cấp: làm nhiệm vụ hoạt động quang hợp hoặc bảo vệ.

159 - Nhóm carotenoit thứ cấp : chứa trong các cơ quan như hoa, quả, các cơ quan hốa già hoặc bị bệnh khi thiếu dinh dưỡng khoáng. Vai trò của nhóm carotenoit, cho đến nay người ta mới chỉ biết như sau : + Lọc ánh sáng, bảo vệ clorophin + Xantophin tham gia vào quá trình phân li H2O và thải O2 thông qua sự biến đổi từ violaxanthin (C40H56O4) thành lutein (C40H56O2). + Nhóm carotenoit tham gia vào quá trình quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng Mặt Trời và truyền năng lượng ánh sáng này cho clorophin và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.

160 Về sự hình thành nhóm carotenoit, có giả thuyết cho rằng: có sự hình thành nhóm carotenoit từ các sản phẩm phân hủy của clorophin (ở những cơ quan già hoặc thiếu dinh dưỡng khoáng). . . c. Nhóm sắc tố xanh ở Tảo: phycobilin Nhóm sắc tố này rất quan trọng đối với tảo và các nhóm thực vật sống ở nước. Nhóm sắc tố này thích nước, trong tế bào chúng liên kết với protein, nên có tên gọi là biliprotein hay phycobihprotein, gồm phycoerythrin (C34H47N4O8) và phycoxyanin (C34H42N4O9). Công thức cấu tạo của nhóm sắc tố này gốm 4 vòng pyron xếp thẳng (không khép kín), nối với nhau bằng các cầu nối metyl (= CH-)

161 CÂU 5. TRÌNH BÀY TÓM TẮT CƠ CHẾ QUANG HỢP ?
Trả lời. Quang hợp gồm hai pha : 1. Pha sáng và phản ứng sáng : Pha sáng: Một trong hai pha của quá trình quang hợp, xảy ra nhờ năng lượng ánh sáng. Pha sáng gồm hai giai đoạn: giai đoạn quang vật lí giải đoạn các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển năng lượng này cho giai đoạn quang hoá học - giai đoạn năng lượng ánh sáng được sử dụng để hình thành NADPH và ATP. Phương trình pha sáng: Pha sáng là pha năng lượng ánh sáng hấp thụ được sử dụng để oxi hoá H2O, hình thành ATP và NADPH.

162 Phản ứng sáng : Các phản ứng xảy ra trong pha sáng của quá trình quang hợp, khi các phân tử sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng. Các phản ứng sáng bao gồm các phản ứng quang hoá sơ cấp (hệ thống quang hoá I -PSI và hệ thống quang hoá II- PSII), phản ứng quang phân li nước và phản ứng photphorin hoá quang hoá. Sản phẩm của các phản ứng sáng là NADPH2 và ATP. 2. pha tối và phản ứng tối trong quang hợp ? Pha tối : Pha xảy ra quá trình cố định CO2 trong quang hợp bằng các sản phẩm của pha sáng theo phư­ơng trình sau: Sử dụng phương trình trong sách giáo khoa.

163 Pha tối xảy ra theo các cách khác nhau ở ba nhóm thực vật khác nhau : thực vật C3 , thực vật C4 , thực vật CAM. Phản ứng tối : Một nhóm các phản ứng xảy ra sau các phản ứng sáng trong quang hợp để tạo thành hợp chất hữu cơ đầu tiên là đường glucôzơ và các hợp chất khác trong quá trình khử CO2 nhờ các sản phẩm của pha sáng NADPH và ATP. Các phản ứng tối xảy ra không cần ánh sáng nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào sản phẩm của pha sáng nên không xảy ra vào ban đêm.

164 CÂU 6. TRÌNH BÀY VỀ QUANG HỢP VÀ CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ?
Trả lời. Quang hợp là một quá trình cơ bản trong hoạt động sống của cơ thể thực vật và có quan hệ mật thiết với tất cả các quá trình trao đổi chất khác của cơ thể và chịu ảnh hưởng liên tục của điều kiện môi trường. 1. Quang hợp và nồng độ CO2 CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. Nồng độ CO2 ([CO2]) trong không khí quyết định tốc độ của quá trình quang hợp và sự phụ thuộc giữa hai đại lượng này được biểu thị bằng đường biểu diễn logarit .

165 Mặc dù [CO2] trong không khí thấp, nhưng nhiều thực vật vẫn đạt được Pn cao, có khi tới mg CO2/dm2.h thậm chí còn cao hơn ở các thực vật C4. Điều đó chứng tỏ thực vật thích nghi với việc sử dụng một lượng CO2 không lớn trong khí quyển. Tuy vậy khi tăng [CO2] lên thì Pn còn tiếp tục tăng từ 1,5 đến 3 lần. Chính khả năng này đã tạo cơ sở cho việc bón phân dạng khí (bón CO2 hoặc phân giúp cho việc sinh CO2) cho cây với mục đích tăng Pn và cuối cùng tăng năng suất cây trồng. 2. Quang hợp và cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng Trong các yếu tố bẽn ngoài liên quan đến quang hợp, ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp.

166 ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp
ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp. Bởi vậy cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mối liên quan giữa quang hợp với cường độ, thành phần quang phố của ánh sáng. Đã xác định được cường độ ánh sáng tối thiếu, tức là cường độ ánh sáng ở đó cây bắt đầu quang hợp. Cường dộ ánh sáng này rất thấp, ngang với ánh sáng của đèn dầu hay ánh sáng trăng, ánh sáng của buổi hoàng hôn.Ở cường độ ánh sáng cao, có thể xác định được điểm bão hòa ánh sáng. Khi quang hợp bình thường, không xảy ra quá trình quang oxi hóa. Nhưng trong điều kiện thừa ánh sáng, tạo nên tình trạng thừa phân từ clorophin bị

167 kích thích và vì không dùng hết năng lượng vào quá trình đồng hóa CO2, nên năng lượng thừa được dùng vào phản ứng quang oxi hóa và các phản ứng không đặc trưng khác. Có thể là trong trường hợp này enzim cacboxilaza bị quang oxi hóa làm cho quang hợp giảm và đi đến ngừng hằn. Trị số tuyệt đối của điểm bão hòa ánh sáng có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, CO2, tuổi lá, tuổi cây, các nhóm cây sinh thái khác nhau...Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến vấn đề ảnh hưởng của các tia sáng có độ dài sóng khác nhau đến quang hợp. Kết quả các nghiên cứu đã thống nhất rằng: quang hợp tiến hành tốt nhất khi chiếu ánh sáng đỏ và xanh (những tia sáng vốn được clorophin hấp thụ tốt nhất). Ngày nay dựa trên quan điểm mới về bản chất của ánh sáng và sự tham gia của các photon

168 trong phản ứng quang hóa, đã hoàn toàn giải thích được quan điểm của Tilmriazev về vai trò ưu thế của tia sáng đỏ đối với quang hợp. Nhìn rộng hơn, thấy rằng: Hiệu quả đối với quang hợp của các tia sáng khác nhau tăng theo sự tăng của độ dài sóng ánh sáng. Tóm lại, chất lượng ánh sáng (thành phần quang phổ ánh sáng) đã ảnh hưởng không những đến cường độ quang hợp mà còn đến chất lượng của quá trình quang hợp nữa. Chiều hướng của quá trình quang hợp thay đổi do tác dụng của các tia sáng có độ dài sóng khác nhau. Ánh sáng sóng ngắn (xanh tím) có khả năng giúp cho việc tạo thành các axit min, protein, trong quá trình quang hợp còn ánh sáng sóng dài (đỏ) đẩy mạnh sự hình thành gluxit.

169 3. Quang hợp và nhiệt độ Tác dụng của nhiệt độ đối với quang hợp có thể tóm tắt như sau: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phân ứng quang hợp, tốc độ sinh trưởng của cây, độ lớn của diện tích đồng hóa và sau cùng là ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa từ lục lạp đến các cơ quan khác. Như ta đã biết quang hợp bao gốm hai pha sáng và tối, cũng như các phản ứng sáng và phản ứng tối. Trị số Q10 đối với pha sáng là 1,1 - 1,4; đối với pha tối là và đối với quang lợp nói chung thì Q10 là Điều này nói lên mối liên quan chặt chẽ giữa nhiệt độ và quang hợp.

170 Sự phụ thuộc giữa nhiệt độ và cường độ quang hợp theo chiều hướng như sau: Khi t0C tăng thì Pn tăng nhanh và thường đạt tới cực đại ở C, sau đó giảm mạnh đến 0 . 4. Quang hợp và nước Vai trò của nước đối với quang hợp có thể tóm tắt trên mấy mặt như sau: Hàm lượng nước trong không khí, trong là ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước, do đó ảnh hưởng đến độ mở khí khổng, tức là ảnh hưởng đến tốc độ xâm nhập CO2 vào tế bào. - Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây, do đó đến kích thước của bộ máy đồng hóa.

171 - Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyến các chất đống hóa.
- Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat hóa của chất nguyên sinh và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzim. - Nước là nguyên liệu trực tiếp của phản ứng quang hợp với cương vị là chất cho hiđro và điện tử. - Quá trình thoát hơi nước đã điều hòa nhiệt độ của lá; do đó ảnh hưởng đến quang hợp. 5. Quang hợp và dinh dưỡng khoáng Dinh dưỡng khoáng và quang hợp là hai loạt của một quá trình thống nhất của dinh dưỡng thực vật.

172 Những nguyên tố quan trọng nhất của đinh dưỡng khoáng như N, P, K, S, Mg là những nguyên tố cẩn thiết đế xây dựng bộ máy quang hợp. Những nguyên tố khác như Fe, Cl, K, tuy không có trong thành phần lục lạp, nhưng ảnh hưởng mạnh đến sự tích lũy các sắc tố quang hợp. Nói chung các nguyên tố khoáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quang hợp thông qua việc chúng lâu thành phấn của bộ máy quang hợp, thành phần của sản phẩm quang hợp, chúng ảnh hưởng đến hệ thống keo của chất nguyên sinh, đến tính thấm của tế bào, đến hoạt động của hệ thống enzim, đến kích thước của bộ máy quang hợp, Đã thấy rằng: Dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên quang hợp và do đó đến năng suất trên các cơ sở sau đây:

173 + Một số nguyên tố khoáng là thành phần của sắc tố và enzim.
+ Xúc tác cho quá trình tổng hợp và hoạt động của sắc tố và enzim. + ảnh hưởng đến tính thẩm thấu của màng tế bào. + Thay đối cấu tạo và điều chỉnh hoạt động của khí khổng. + Thay đổi độ lớn, số lượng lá, cũng như cấu tạo giải phẫu của nó. + ảnh hưởng đến thời gian sống của cơ quan đồng hóa.

174 CÂU 7. HÃY CHỨNG MINH MỐI LIÊN QUAN GIỮA QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ?
Trả lời. Người ta đã chứng minh được rằng: Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng ta sẽ có các số liệu sau:C: 45%, O: 42-45%, H: 6,5% chất khô. Tổng ba nguyên tố này chiếm 90-95% khối lượng chất khô. Phần còn lại: 5-10% là các nguyên tố khoáng. Rõ ràng là 90-95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H2O thông qua hoạt động quang hợp. Chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng.

175 Timiriazev-nhà Sinh lí thực vật người Nga đã viết: "Bằng cách điều khiển chức năng quang hợp, con người có thể khai thác cây xanh vô hạn". De Witt-nhà Sinh lí thực vật Hà Lan cũng đã tính rằng: Nếu chỉ sử dụng 5% năng lượng ánh sáng cây trồng đã có thể cho năng suất gấp 4-5 lần năng suất cao nhất hiện nay (vùng ôn đới khoảng 125 tạ/ha, vùng nhiệt đới khoảng 250 tạ/ha). Như vậy trồng trọt đúng là một hệ thống sử dụng chức năng cơ bản của cây xanh - chức năng quang hợp và tất cả các biện pháp kĩ thuật của hệ thống trồng trọt đều nhằm mục đích sao cho mọi hoạt động của bộ máy quang hợp có hiệu quả nhất. Có thể nói: Trồng trọt chính là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời.

176 CÂU 8. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG TRÊN QUAN ĐIỂM QUANG HỢP ?
Trả lời. Đã có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang hợp và năng suất cây trồng. Nhitriporovich- nhà Sinh lí thực vật người Nga đã đưa ra phương trình năng suất cho mối quan hệ này: Nkt = (FCO2.L.Kf .Kkt)n Nkt : năng suất kinh tế-phần chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế FCO2: khả năng quang hợp gồm: cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá/giờ) và hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2lá.ngày). L: diện tích quang hợp gồm chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) và thế năng quang hợp (m2 lá.ngày).

177 Kf: hệ số hiệu quả quang hợp - tỷ số giữa phần chất khô còn lại và tổng số chất khô quang hợp được.
Kkt: hệ số kinh tế - tỷ số giữa số chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế và tổng số chất khô quang hợp được. n: thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp. Từ phương trình trên chúng ta thấy rằng: năng suất cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố sau: Khả năng quang hợp của giống cây trồng (FCO2). Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp (L). Khả năng tích luỹ chất khô vào cơ quan kinh tế (Kf, Kkt). Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp (n).

178 Như vậy các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng chính là các biện pháp chọn giống, lai tạo giống cây trồng có khả năng quang hợp cao, các biện pháp kĩ thuật và bón phân hợp lí nhằm tạo điều kiện cho sự sinh trưởng của bộ máy quang hợp đạt mức tối ưu, cũng như thời gian sinh trưởng (n) hợp lí và các biện pháp kĩ thuật nhằm tích luỹ được nhiều sản phẩm quang hợp vào cơ quan kinh tế. Cụ thể là: 1- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống và kĩ thuật. 2 - Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật và phân bón,tưới nước.

179 3 - Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật.
CÂU 9. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy : a) Vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo . Hãy giải thích hiện tượng này? b) Số lượng vi khẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích vì sao ?

180 Trả lời. a) Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy, một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu của sợi tảo, quang hợp sẽ xảy ra mạnh nhất, thải nhiều oxy nhất và vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở đây. b) Vi khuẩn sẽ tập trung với số lượng khác nhau ở hai đầu của sợi tảo. Cụ thể là ở đầu sợi tảo hấp thụ ánh sáng đỏ vi khuẩn sẽ tập trung nhiều hơn. Bởi vì ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng tím. Ta biết rằng: Cường độ quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photon, không phụ thuộc

181 vào năng lượng photon. Lại biết rằng: Trên cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng photon của ánh sáng đỏ nhiều gần gấp đôi ánh sáng tím (vì năng lượng photon của ánh sáng tím gần gấp đôi năng lượng photon của ánh sáng đỏ). CÂU 10. Có hai cây cà chua giống hệt nhau, trồng trong một điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây khối lượng không thay đổi. Giải thích vì sao ?

182 Trả lời. Sau hai tuần, một cây cà chua có khối lượng tăng gấp đôi, vì cây này được trồng trong điều kiện cường độ ánh sáng cao hơn cường độ ánh sáng ở điểm bù ánh sáng. Còn cây cà chua sau hai tuần có khối lượng không thay đổi, vì cây này được trồng trong điều kiện chiếu sáng có cường độ đúng bằng cường độ ánh sáng của điểm bù. CÂU 11. Hãy so sánh ba quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM : Chất nhận CO2 Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên Enzim xúc tác cho quá trình cố định CO2 Nơi xảy ra quá trình cố định CO2

183 Thời gian xảy ra quá trình cố định CO2
Trả lời. Chất nhận CO2 : - C3 : RiDP C4 : PEP CAM : PEP Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên : - C3 : APG C4 : AOA CAM : AM Enzim cố định CO2 : - C3 : RuBiSCO C4 : PEP-cacboxilase CAM : PEP-cacboxilase

184 d) Nơi xảy ra quá trình cố định CO2 : - C3 : lục lạp tế bào mô giậu
C4 : lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch CAM : lục lạp tế bào mô giậu e) Thời gian xảy ra quá trình cố định CO2 : - C3 : ban ngày - C4 : ban ngày CAM : ban đêm Câu Cường độ quang hợp là gì ? Trả lời : Cường độ quang hợp là đại lượng đo khả năng quang hợp ở thực vật, thường được tính bằng số mg CO2 hấp thụ hay số mg O2 thải ra

185 ( thường sủ dụng cho thực vật thuỷ sinh) khi quang hợp trong một đơn vị thời gian và trên một đơn vị diện tích quang hợp. Cư­ờng độ quang hợp P = mg CO2 ( hoặc mg O2 ) / dm2 /giờ . Câu Năng suất quang hợp là gì ? Trả lời. Năng suất quang hợp là tổng số sinh khối tạo thành do quá trình quang hợp, bao gồm năng suất sinh học (Số sinh khối do quang hợp tạo thành còn lại sau khi đã trừ sinh khối mất đi do hô hấp, do ngoại thẩm qua rễ, do các bộ phận của cây chết) và năng suất kinh tế (Số sinh khối tích luỹ trong các cơ quan kinh tế như: trong hạt lúa, trong củ khoai, trong thân mía,…).

186 Câu Người ta sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng. Hãy nêu nguyên tắc của phương pháp này ? Trả lời. Dựa trên định nghĩa về điểm bù ánh sáng: Điểm bù ánh sáng là điểm ở cường độ ánh sáng đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Như vậy nếu ở một cường độ ánh sáng nào đó, một cây thải CO2, còn một cây vẫn hấp thụ CO2, thì có nghĩa là một cây cần nhiều ánh sáng (cây ưa sáng), còn cây kia cần ít ánh sáng (cây ưa bóng).

187 Câu 15. Để phân biệt cây C3 và cây C4, người ta đẫ tiến hành các thí nghiệm sau:
Đưa hai cây vào trong chuông thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục. Trồng cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ oxi. Đo cường độ quang hợp (mg CO2 / dm2 lá. giờ) ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm trên. Trả lời. Cây chết trước là cây C3, vì điểm bù CO2 khác nhau. Như vậy nguyên tắc của thí nghiệm này là dựa vào sự khác nhau về điểm bù CO2 giữa thực vật C3 và C4.

188 Dựa vào nguyên tắc: Hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3
Dựa vào nguyên tắc: Hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3. Hô hấp sáng lại phụ thuộc vào nồng độ oxi. Dựa vào nguyên tắc về sự khác nhau rất lớn (thường gấp đôi nhau) về cường độ quang hợp ở hai nhóm thực vật này, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao, ánh sáng cao. Câu 16. Thiết lập các mối quan hệ trao đổi chất và năng lượng giữa: cơ thể thực vật và động vật lục lạp và ti thể Phân biệt sự hình thành ATP bằng con đường bản thể, con đường oxi hoá, quá trình photphorin hoá quang hoá và quá trình photphorin hoá oxi hoá.

189 Trả lời. a.Thực vật quang hợp tạo ra chất hữu cơ và oxi. Động vật sử dụng chất hữu cơ, oxi và giải phóng CO2. Vẽ các mũi tên chỉ mối quan hệ này. b.Lục lạp quang hợp tạo ra glucôzơ, O2, ti thể hô hấp sử dụng glucôzơ ( nhưng phải qua axit pyruvíc ) và giải phóng CO2, H2O. Vẽ các mũi tên chỉ các mối quan hệ này. c.Trong hô hấp, có 4 ATP hình thành bằng con đường bản thể (2 ATP ở con đường đường phân, 2 ATP ở chu trình Crep). Đó là sự hình thành ATP do năng lượng và P vô cơ được cung cấp khi các bản thể chuyển hoá thông qua các phản ứng hoá học. Các ATP còn lại đều được hình thành bằng con đường oxi hoá thông qua chuỗi truyền electron. Quá trình photphorin hoá quang hoá và photphorin hoá oxi

190 hoá đều là con đường hình thành ATP theo cơ chế của Thuyết hoá thẩm của Mitshen, nhưng có sự khác nhau về nguồn năng lượng để hình thành ATP: năng lượng ánh sáng ( quang hoá ), năng lượng oxi hoá ( oxi hoá ) Câu 17. Người ta đo cường độ quang hợp của một cành lá theo phương pháp sau : Đặt cành lá vào trong bình thuỷ tinh kín và đem chiếu sáng 20 phút. Sau đó lấy cành lá ra khỏi bình và cho vào bình 20 ml Ba(OH)2, lắc đều để dung dịch kiềm này hấp thụ hết CO2 trong bình. Sau đó trung hoà Ba(OH)2 còn lại bằng HCL. Cũng làm như vậy với bình kiểm tra (Bình không chứa cành lá). Kết quả như sau: Bình thí nghiệm dùng hết 16 ml HCL, bình kiểm tra hết 10 ml

191 Cũng làm như vậy với bình kiểm tra (Bình không chứa cành lá)
Cũng làm như vậy với bình kiểm tra (Bình không chứa cành lá). Kết quả như sau: Bình thí nghiệm dùng hết 16 ml HCL, bình kiểm tra hết 10 ml HCL. Hãy giải thích nguyên tắc của phương pháp đo cường độ quang hợp nói trên và tính cường độ quang hợp của cành lá (mg CO2 / dm2 lá. giờ). Biết rằng : 1ml HCL tương ứng với 0,6 mg CO2, diện tích cành lá: 80 cm2. Trả lời. Nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong bình: CO2 + Ba(OH) > BaCO3 + H2O Ba(OH) HCL ----> BaCl2 + H2O Từ lượng HCl sẽ tính được lượng CO2 trong bình.

192 Gọi cường độ quang hợp là Pn ta có công thức tính như sau:
( ) . 0, Pn = = 13,5 mg CO2 / dm2.giờ Câu 18. Trong quang hợp : Để hình thành 1 phân tử Glucôzơ : Cần bao nhiêu ATP và NADPH ? Hãy chứng minh điều đó ở thực vật C3. Trả lời. Cần 18 ATP và 12 NADPH b) Một vòng của chu trình Canvin tạo được 1/2 phân tử Glucôzơ và sử dụng 9 ATP với 6 NADPH. Vẽ chu trình và chỉ được nơi sử dụng ATP và NADPH.

193 Câu 19. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa quá trình quang hợp và hô hấp ? Trả lời. Hướng dẫn trả lời như sau : Nêu được các đặc điểm khác nhau về : Khái niệm về quang hợp và hô hấp, trong đó có : Phương trình, Định nghĩa, Vai trò Bộ máy quang hợp và hô hấp : Cơ quan, bào quan, sắc tố, enzym Cơ chế : Các pha, nguyên liệu và sản phẩm Mối liên quan với các điều kiện môi trường: ánh sáng, CO2, O2, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng.

194 CÂU 20. Thế nào là hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng ?
Trả lời. Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng là tỉ số % giữa số năng lượng tích luỹ trong sản phẩm quang hợp (sinh khối) và số năng lượng sử dụng cho quang hợp. Có hai cách tính hệ số này. Tính lí thuyết: Tỉ số giữa số năng lượng trong 1 phân tử glucôzơ và số năng lượng của 48 phôtôn (số phôtôn hoạt hoá cho 6 phân tử CO2 để hình thành 1phân tử glucôzơ ), hệ số này vào khoảng 19 – 33 % phụ thuộc vào thành phần quang phổ ánh sáng (ánh sáng đỏ – 33%, ánh sáng xanh tím – 19%). Tính thực tiễn: Tỉ số giữa số năng lượng tích luỹ trong năng suất sinh học và năng lượng rơi xuống quần thể cây trồng được sử dụng cho quang hợp, hệ số này

195 thường thấp hơn rất nhiều so với lí thuyết, thường chỉ đạt khoảng 1% (ở cây trồng) – 5% (ở tảo đơn bào). Như vậy hệ số sử dụng năng l­ợng ánh sáng cho thấy hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ lớn hơn ánh sáng xanh tím và triển vọng của việc tăng năng suất cây trồng còn rất lớn. Câu 21. Cho một lọ axit ascocbic (AH) dạng tinh thể (một chất khử mạnh), một lọ dung dịch methyl đỏ (MR - một chất oxi hoá mạnh), một lọ dung dịch clorophin vừa rút từ lá. Hãy bố trí một thí nghiệm để chứng minh vai trò quang hoá của clorphin. Trả lời. Có 6 thí nghiệm được bố trí trong 6 ống nghiệm :

196 AH + MR + chiếu sáng AH + MR + Clorophin + chiếu sáng MR + Clorophin + chiếu sáng AH + MR + tối AH + MR + Clorophin + tối MR + Clorophin + tối Tất cả 6 ống nghiệm này đều có màu đỏ- màu của methyl dạng oxi hoá. Kết quả là sau một thời gian, khoảng phút, chỉ có ống nghiệm thứ 2 màu đỏ sẽ chuyển sang màu lục, màu của clorophin, do methyl mất màu vì bị khử bởi electơron từ AH, do clorophin được chiếu sáng đã làm được nhiệm vụ quang hoá, tức là làm chất truyền electơron trung gian. Thí nghiệm 1,

197 AH không thể khử được MR vì thế năng khử và thế năng oxi hoá cách nhau rất xa. Các thí nghiệm còn lại, hoặc vì không có chất cho electơron, hoặc vì clorophin không được chiếu sáng, nên methyl không bị khử. Câu Trong chu trình Canvin: Khi tắt ánh sáng : một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào ? Khi giảm nồng độ CO2: một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào ? Giải thích ? TRẢ LỜI : Chất tăng là APG, chất giảm là RiDP Chất tăng là RiDP, chất giảm là APG Sử dụng chu trình Canvin để giải thích

198 Câu 23. Dung dịch phenol có màu đỏ khi trong môi trường không có CO2 và có màu vàng khi trong môi trường có CO2. Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh điều trên, khi có: một cốc miệng rộng chứa dung dịch phenol một chậu cây nhỏ một chuông thuỷ tinh kín Để thí nghiệm cho kết quả tốt nên sử dụng cây trong chậu là cây thuộc nhóm thực vật nào? Có nên sử dụng thực vật CAM để làm thí nghiệm này không? Vì sao? Trả lời. Vì dung dịch phenol đựng trong cốc miệng rộng, dễ tiếp xúc với CO2 trong không khí, nên dung dịch phenol cho có màu vàng. Do đó ta phải bố trí thí

199 nghiệm về quang hợp để làm giảm CO2 trong chuông thuỷ tinh và phenol sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Nên dùng thực vật thuộc nhóm C4, vì khi quang hợp , thực vật C4 sẽ hấp thụ CO2 đến 0 ppm và kết quả thí nghiệm sẽ rõ hơn. Có thể sử dụng thực vật CAM làm thí nghiệm này, nhưng phải làm ban đêm, hoặc che tối hoàn toàn ánh sáng. Nhưng không nên sử dụng thực vật CAM làm thí nghiệm này, vì rất khó quan sát kết quả chuyển màu của phenol. Câu 24. Cấu tạo giải phẫu lá liên quan đến chức năng quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Hãy chứng minh điều trên ?

200 Trả lời. Lá cây C3 chỉ có lớp mô giậu chứa lục lạp và quá trình quang hợp tiến hành tại đây, tinh bột cũng được dự trữ tạm thời tại đây. Lá của cây C4 có hai lớp mô chứa lục lạp : mô giậu và các tế bào bao bó mạch. Như vậy là lá của cây C4 có hai loại lục lạp và quang hợp tiến hành ở hai nơi. Tinh bột được hình thành ở lục lạp bao bó mạch và được dự trữ tạm thời tại đó. Lá của cây CAM thường dày và mọng nước, chỉ có lớp mô giậu chứa lục lạp và quang hợp tại lớp mô giậu này. Cần lưu ý khi nói về lá của cây CAM : Trong nhiều trường hợp lá cây này biến thành gai, hoặc các khí khổng trên lá thường đóng vào ban ngày, để tránh thoát hơi nước.

201 Câu 25. So sánh sự khác nhau về cấu trúc lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch?
Trả lời. Sự khác nhau giữa hai loại lục lạp này ở thực vật C4 là: Lục lạp mô giậu nhỏ về kích thước, nhưng lại có hạt ( grana ) rất phát triển, vì chủ yếu thực hiện pha sáng Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn, nhưng hạt lại kém phát triển, thậm chí tiêu biến, vì chỉ thực hiện pha tối, đồng thời dự trữ tinh bột tại đây.

202 Câu 26. Tại sao nói: Hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 ?
Trả lời. - Nhóm thực vật này khi sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, phải khép khí khổng để tiết kiệm nước. Việc khép khí khổng dẫn đến việc trao đổi khí khó khăn. Cụ thể là: CO2 từ không khí vào lá khó, Oxi từ lá ra không khí cũng khó. Kết quả là tỉ lệ CO2/ O2 cứ nhỏ dần trong gian bào. Trong điều kiện hàm lượng O2 cao, hàm lượng CO2 thấp trong gian bào, enzym RuBisCO được kích thích hoạt động theo hướng oxi hoá RiDP (C5) thành APG (C3) và Axit Glicolic (C2). Axit Glicolic chính là nguyên liệu của quá trình hô hấp sáng.

203 Câu 27. Về quá trình quang hợp: Hãy trình bày tóm tắt 1 thí nghiệm: ánh sáng cần thiết cho quang hợp, 1 thí nghiệm: CO2 cần thiết cho quang hợp Hãy chứng minh: ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng xanh tím Khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2, thì trong quang hợp ở thực vật C3, chất nào tăng, chất nào giảm ? Hãy giả thích điều trên ? Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí Oxi lại nổi lên nhiều hơn?

204 Trả lời. a.Thí nghiệm 1. Chứng minh ánh sáng cần thiết cho quang hợp. Có thể trình bày tóm tắt thí nghiệm về quang hợp của cây rong trong hai bình nước, một bình chiếu sáng, một bình che tối. Bình chiếu sáng có bọt khí thải ra, bình che tối thì không có bọt khí thải ra. Cũng có thể làm với các lá cây hoặc cành cây, chiếu sáng và che tối, rồi xác định hàm lượng tinh bột bằng cách nhuộm mầu với iot. Thí nghiệm 2. Chứng minh CO2 cần thiết cho quang hợp. Cũng trình bày các thí nghiệm tương tự, tuy nhiên cần phải có chất hấp thụ CO2. Thay cho điều kiện sáng, tối. Chứng minh trên cơ sở lí thuyết như sau: - Quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photon (48 photon

205 hình thành được 1 phân tử Glucôzơ), không phụ thuộc vào năng lượng photon.
- Trên cùng một cường độ chiếu sáng (cùng một mức năng lượng) thì số lượng photon của ánh sáng đỏ lớn gần gấp đôi số lượng photon của ánh sáng xanh tím, vì năng lượng photon của ánh sáng đỏ chỉ bằng hơn một nửa năng lượng photon cuả ánh sáng xanh tím. Khi tắt ánh sáng thì APG tăng, RiDP giảm, vì vẫn còn CO2 để cố định RiDP thành APG. Khi giảm nồng độ CO2 thì RiDP tăng, APG giảm, vì không còn CO2 để cố định RiDP thành APG. Cần vận dụng Chu trình Canvin để giải thích đầy đủ hơn.

206 d. Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo là ta đã kích thích pha tối của quang hợp hoạt động tốt hơn. Pha tối hoạt động tốt sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng ( ATP và NADPH ), do đó pha sáng phải hoạt động tốt hơn, quá trình quang phân li H2O xảy ra mạnh hơn, Oxi thải ra nhiều hơn. CÂU Về ATP và NADH : ATP được tổng hợp ở đâu trong tế bào ? Điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp ATP ? Có gì khác nhau trong vai trò của NADH trong hô hấp và lên men ?

207 Trả lời. a. Trong lục lạp và ti thể Khi có sự chênh lệch nồng độ ion H giữa hai phía của màng. Trong hô hấp NADH được hình thành để dự trữ năng lượng và sau đó năng lượng này được giải phóng để tổng hợp ATP. Trong quá trình lên men, NADH là một chất khử nguyên liệu lên men ( axit pyruvic ) để tạo ra rượu etilic hoặc axit lắctíc.

208 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM I. Sinh vật tự dưỡng cũng là sinh vật quang dưỡng II.Chỉ khoảng 1% tổng số ánh sáng chiếu xuống mặt đất được sử dụng cho quang hợp III.Chất lượng và cường độ ánh sáng thay đổi theo chiều thẳng đứng của tán cây rừng IV.Chất lượng và cương độ ánh sáng thay đổi theo chiều thẳng đứng của cột nước Tổ hợp nào dưới đây là đúng : I , III , IV b. II , III , IV * c. III , IV d I , II , IV e. I , II , III , IV Câu nào sau đây không đúng với Clorophin :

209 a. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy
b .Có thể nhận năng lượng từ sắc tố khác như Carotenoit c. Khi bị kích thích có thể khử các chất khác hoặc phát huỳnh quang d. Khi bị kích thích là tác nhân oxi hoá * e. Trong phân tử có chứa Mg Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thuỷ tinh kín dưới ánh sáng . Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông : Không thay đổi b. Giảm đến điểm bù của cây C3 c. Giảm đến điểm bù của cây C4 * d. Tăng e. Giảm đến dưới điểm bù của cây C4

210 4. NADPH có vai trò gì trong quang hợp :
Cùng với Clorophin hấp thụ năng lượng ánh sáng Nhận điện tử đầu tiên của pha sáng Thành viên trong chuỗi chuyền điện tử để hình thành ATP Cùng với PS II thực hiện quá trình quang phân li H2O Mang điện tử đến pha tối * 5. Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì: a. Sử dụng con đường quang hợp C3 b. Giảm độ dày của lớp cutin lá c. Vòng đai Caspary phát triển giữa lá và cành d. Có khoang chứa nước lớn trong lá e. Sử dụng con đường quang hợp CAM *

211 6. Trong quang hợp của thực vật C4 :
a. APG là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên b. RuBisCO xúc tác cho quá trình cố định CO2 c. Axit 4C được hình thành bởi PEP -cacboxilaza ở tế bào bao bó mạch Quang hợp xảy ra trong điều kiện nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3* CO2 được tách từ RiDP chuyển đến phản ứng với PEP 7. Điều nào dưới đây phân biệt chính xác nhất giữa PS I với PS II: Chỉ có PS II mới tổng hợp ATP b. Khi thêm ATP thì PS I cũng có thể tổng hợp NADPH và giải phóng O2 c. Chỉ có PS I mới sử dụng ánh sáng ở bước sóng 700 nm

212 d.Quá trình hoá thẩm gắn chặt với PS II
Chỉ có PS I mới có thể thực hiện khi vắng mặt PS II * 8. Màu sắc của chất nào dưới đây không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó : a. Clorophin * b. Phytocrom c. Cytocrom d. Hồng cầu. e. Không có chất nào trong các chất trên 9. Trong cây táo, đường được chuyển từ đến : a. quả táo non lá b. cành lá c. vùng sinh trưởng của rễ chóp rễ d. lá quả táo non * e. chồi đỉnh cành

213 Dựa vào màu sắc của tảo hãy cho biết tảo nào có thể sống ở mực nước sâu nhất :
tảo đỏ * b. tảo lục c. tảo nâu d. tảo vàng e. không có tảo nào trong các tảo trên 10. Trong một thí nghiệm về quang hợp, người ta đặt cành rong trong bình thuỷ tinh có nước và chiếu sáng, rồi đếm số bọt khí xuất hiện trong bình. Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến số lượng bọt khí trong một đơn vị thời gian: a. Thể tích bình * b. Cường độ ánh sáng c. Số lá trên cành rong

214 11. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác:
a. sự photphorin hoá ADP xảy ra trong màng tilacoit * b. ATP được hình thành khi proton được bơm qua ATP-syntheza c. ATP được tiêu thụ trong pha tối của quang hợp d. ATP và NADPH tìm thấy trong PS II e. ATP tìm thấy trong PS I 12. Sự phân bố ánh sáng tới PS I và PS II được điều chỉnh thế nào để thích hợp trong các điều kiện ánh sáng khác nhau : a. thay đổi kích thước anten và định hướng của lục lạp *

215 b. thay đổi cấu trúc của trung tâm phản ứng
c. tách hệ sắc tố ra khỏi trung tâm phản ứng d. ức chế dòng điện tử vào trung tâm phản ứng e. tách quá trình tổng hợp ATP khỏi các hệ quang hoá 13. Có 3 loài cây: I. Xương rồng II. Ngô III. Lúa mì với các đặc điểm sinh lí sau: 1. các mô dự trữ nước gồm các tế bào có không bào và lục lạp lớn 2. lục lạp của tế bào bao bó mạch có các hạt bị tiêu giảm

216 3. thực vật C3 4. thực vật C4 5. thực vật CAM 6. khí khổng mở ban ngày 7. khí khổng mở ban đêm Hãy chọn tổ hợp đúng trong các tổ hợp sau : A. I : 1, 3, II : 1, 5, III : 2, 4, 6 B. I : 2, 4, II : 3, III : 1, 3, 6 C. I : 1, 2, 4, II : 2, 3, III : 3, 6 D. I : 1, 5, II : 2, 4, III : 3,6 * E. I : 1, 5, II : 3, III : 2, 4, 6

217 14.Trong một bụi hồng chlorophyl định vị ở :
a. lục lạp trong tế bào mô giậu ở trong tilacoit của lá b. tế bào mô giậu ở trong tilacoit của lục lạp của lá c. tilacoit của tế bào mô giậu trong lục lạp của lá d. lục lạp trong tilacoit của tế bào mô giậu của lá e. tilacoit trong lục lạp của tế bào mô giậu của lá * 15.Sự phối hợp giữa PS I và PS II là để: a. hình thành ATP b. khử NADP+ * c. hình thành hệ thống photphorin hoá vòng d. oxi hoá trung tâm phản ứng của PS I e. giải phóng O2

218 16.Điều nào sau đây là đúng khi ở thực vật C4 có một số lá có thể quang hợp theo kiểu C3 còn các lá khác vẫn quang hợp theo kiểu C4: a. trên thực tế đó là thực vật C3 b. các lá quang hợp kiểu C3 thiếu cấu trúc bao bó mạch c. PEP không được tổng hợp trong các lá quang hợp kiểu C4 d. điều trên chỉ ra rằng : con đường C4 tiến hoá từ con đường C3 * e. quang hợp kiểu C3 và C4 không xảy ra trên cùng một cây 17. Khi lục lạp được chiếu sáng, thì ở vùng nào có pH axit nhất:

219 a. chất nền b. không gian ngoài lục lạp c. không gian giữa hai màng tilacoit d. không gian giữa hai màng lục lạp e. không gian phía trong của màng trong tilacoit * 18.Bản thể của RuBiSCO là : 1. PEP RiDP AOA APG CO ALPG 7. O2 Hãy chọn tổ hợp đúng : 1,3, b.1, c. 2, d. 1,3,6 e. 2,5,7 * 19.Sự giống nhau trong quang hợp giữa thực vật C3 và C4 là :

220 a. chất nhận CO2 b. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên c. enzym cố định CO2 e. thời gian cố định CO2 * g. không gian cố định CO2 20. Sự khác nhau trong quang hợp giữa thực vật C4 và thực vật CAM: b sản phẩm cố định CO2 đầu tiên d. thời gian cố định CO2 * e. không gian cố định CO2

221 21.Ti thể và lục lạp đều : a. tổng hợp ATP * b. lấy e- từ H2O c. khử NAD+ thành NADH d. giải phóng O2 e. có màng đơn bao quanh 22.Trong quang hợp các nguyên tử oxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở đâu : a. O2 thải ra b. glucôzơ c. H2O d. O2 và glucôzơ e. glucôzơ và H2O * 23. Khi nhiệt độ cao và lượng oxi cao hơn lượng CO2 trong lục lạp, thì ở cây nào sau đây sự sinh trưởng không giảm : a. lúa mì

222 b. dưa hấu c. ngô * d. hướng dương e. khoai lang 24.Trong một thí nghiệm, một cây được cung cấp có chứa đồng vị Oxi 18 và các đồng vị này đã có mặt trong phân tử glucôzơ. Chất cung cấp là chất gì trong các chất sau đây : a. H2O b. O c. ATP d. NADP e. CO2 * 25. Bạn đang trồng một cây cảnh to và đẹp. Trong kì nghỉ hè bạn đã sơ suất bỏ quên nó trong tối, khi về bạn rất ngạc nhiên thấy cây này vẫn còn sống. Bạn giải thích thế nào về chuyện này: a. dù không tiến hành pha sáng, cây này vẫn có thể tạo được đường từ chu trình Canvin

223 trước đó ở cây này năng lượng đã được tích luỹ dưới dạng đường hoặc tinh bột. Trong thời gian tối, năng lượng này được giải phóng qua quá trình hô hấp * dù không có ánh sáng nhìn thấy, cây này vẫn quang hợp nhờ năng lượng của ánh sáng tử ngoại,tia x,tia gama khi không có ánh sáng, cây này vẫn thu năng lượng từ các chất vô cơ cả 4 ý trên đều sai 26. Đặc điểm nào sau đây chung cho cả thực vật và sinh vật nhân sơ quang hợp : đều có nhân và riboxom đều có peptidoglycan trong thành tế bào sự phân chia tế bào đều rất chậm, kéo dài từ 2 đến 3 ngày đều có màng tilacoit *

224 cả hai đều di động trong phần lớn chu trình sống của mình
27. Trung tâm phản ứng, phức hệ anten, các chất chuyền e- trong màng tilacoit tạo nên : trung tâm huỳnh quang hệ quang hoá * chuỗi chuyền e- đơn vị cố định CO2 dải điện từ 28. Khi loại tinh bột khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 sẽ được tiếp tục như thế nào : ở cả 3 nhóm thực vật đều không tiếp tục quá trình cố định CO2 nhóm C4 và CAM tiếp tục, nhóm C3 không nhóm C3 và CAM tiếp tục, nhóm C4 không

225 Hỏi vi khuẩn sẽ tập trung vào vùng nào nhiều nhất :
cả 3 nhóm đều tiếp tục nhóm C3 và C4 tiếp tục, nhóm CAM không * 29.Tảo xoắn Spirogyra được đặt trong môi trường có vi khuẩn hiếu khí, sau đó chiếu sáng vào sợi tảo qua lăng kính theo sơ đồ sau : * ' ' ' * * ' ' ' * nm Hỏi vi khuẩn sẽ tập trung vào vùng nào nhiều nhất : 1,3 * b. 1, c. 2, d. 2, e. 3,4

226 30. Sinh vật nào là sinh vật tự dưỡng trong các sinh vật sau đây :
a. Thực vật b. Vi khuẩn lam c. Vi khuẩn lưu huỳnh lục d. Vi khuẩn lưu huỳnh tía e. Tất cả các sinh vật trên * 31. Trong các sinh vật tự dưỡng sau đây, sinh vật nào trong quang hợp có PS II : a. Vi khuẩn lưu huỳnh lục b. Vi khuẩn lưu huỳnh tía c. Vi khuẩn lam * d. Các vi khuẩn quang hợp đều có e. Các vi khuẩn quang hợp đều không có

227 32. Phổ ánh sáng đến mặt đất dưới tán cây rừng khác phổ ánh sáng đến mặt đất ở nơi quang đãng :
A. Sự khác biệt chủ yếu do : a. RuBisCO b. Clorophin * c. Phytocrom d. Xelulôzơ e. Tất cả các yếu tố trên B. Sự khác biệt theo khía cạnh nào : a. Xanh tím/ xanh lục: cao b. Đỏ / đỏ xa : cao * c. Đỏ / xanh lục : cao d. Đỏ xa / đỏ : cao

228 C. Cây phản ứng với thành phần quang phổ ánh sáng do chất nào sau đây :
a. Giberelin b. Xytokinin c. Phytocrom * d. Cytocrom 33. Dựa vào phương trình đơn giản nhất của quang hợp, một học sinh đã tính : Để hình thành một hạt thóc nặng 25 mg, cây lúa cần phải hấp thụ bao nhiêu mg CO2 ?. Sau đây là các kết quả, hãy chọn kết quả đúng: a.44 b.35 c.36,5 *

229 d.30 e.25,5 34. Dựa trên Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng: Tỉ số giữa số năng lượng tích luỹ trong sản phẩm quang hợp và tổng số năng lượng sử dụng cho quang hợp và Hiệu suất quang tử ( photon ): Tỉ số giữa số phân tử vật chất được kích thích và số quang tử đã sử dụng là 1/8, một học sinh đã tính Hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng và thu được các kết quả sau đây. Hãy chọn kết quả gần đúng. A.Với ánh sáng đỏ: 1.19 2.25 3.33 *

230 4.40 5.45 B.Với ánh sáng xanh tím : * 2. 25 3. 33 4. 40 5. 45 35. Một học sinh đã thực hiện một thí nghiệm như sau: Chuẩn bị 3 bình thuỷ tinh có nút kín A, B, C . Bình B và C treo hai cành cây có diện tích lá là 50 cm2. Bình B chiếu sáng, còn bình C che tối trong 20 phút. Sau đó lấy cành lá ra rồi cho vào các bình A, B, C

231 Bình B và C treo hai cành cây có diện tích lá là 50 cm2
Bình B và C treo hai cành cây có diện tích lá là 50 cm2. Bình B chiếu sáng, còn bình C che tối trong 20 phút. Sau đó lấy cành lá ra rồi cho vào các bình A, B, C, mỗi bình một lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều, sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo, trung hoà Ba(OH)2 còn thừa bằng HCl. Các số liệu thu được là : 21, 16, 15,5 ml HCl cho mỗi bình. A. Hãy chọn phương án đúng khi sắp xếp các bình tương ứng với các số liệu thu được: a. A > B > C b. B > A > C * c. C > A > B

232 d. B > C > A e. A > C > B B. Khi biết 1ml HCl tương ứng với 0,6 mg CO2, một học sinh đã tính cường độ quang hợp ( mg CO2 hấp thụ / dm2 lá. giờ ) và cường độ hô hấp ( mg CO2 thải ra / dm2 lá. giờ ). Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau : 1. Quang hợp : a. 12 b. 15 c * d. 25 e. 30 2. Hô hấp : a. 1,2

233 b. 1,5 c. 2,0 d. 1,8 * e. 3,0 C. Căn cứ vào kết quả thu được, hãy cho biết học sinh đã sử dụng cây gì để làm thí nghiệm trên: a. cây C3 * b. cây C4 c. cây thuộc nhóm thực vật CAM d. cây C4 ưa sáng e. không xác định được D. Để cường độ đạt cao nhất ở cây này, phải nâng cường độ ánh sáng lên bao nhiêu :

234 a. ánh sáng mặt trời toàn phần
b. 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần * c. 1/5 ánh sáng mặt trời toàn phần d. 1/2 ánh sáng mặt trời toàn phần e. khó xá định E. Để cây trong bình có cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp, phải thay đổi nồng độ CO2 thế nào : a. 0 ppm b. 10 ppm c ppm * d ppm e. > 70 ppm

235 36. Hiệu suất quang hợp của thực vật C4 lớn hơn thực vật C3, nhưng Hệu quả năng lượng của thực vật C3 lại cao hơn thực vật C4. Câu trả lời nào sau đây là phù hợp nhất : a. Vì thực vật C4 sống ở nơi có cường độ ánh sáng cao, nên có cường độ quang hợp cao hơn, nhưng lại phải tiêu tốn nhiều ATP hơn cho hoạt động sống b. Vì thực vật C4 không có hô hấp sáng, trong khi thực vật C3 có hô hấp sáng. Số ATP để tạo ra 1 phân tử glucôzơ ở thực vật C4 cao hơn thực vật C3 * c. Thực vật C3 có cường độ quang hợp không cao và tiêu tốn it ATP trong quá trình trao đổi chất

236 d. Thực vật C4 có hô hấp tối yếu, nên số ATP hình thành ít hơn so với thực vật C3
e. Thực vật C3 có hô hấp sáng, nên số lượng ATP hình thành nhiều hơn so với thực vật C4.

237 CHƯƠNG V HÔ HẤP NỘI DUNG KIẾN THỨC : 1. Khái niệm về hô hấp a. Định nghĩa và phương trình hô hấp b. Vai trò của hô hấp 2. Bộ máy hô hấp a. Ti thể b. Nguyên liệu hô hấp * c. Enzim hô hấp * 3. Cơ chế hô hấp a. Con đường đường phân b. Phân giải kị khí - Quá trình lên men c. Hô hấp hiếu khí - Chu trình Crep

238 d. Chuỗi chuyền electron
4. Hệ số hô hấp và vai trò 5.Năng lượng hô hấp * 6.Hô hấp sáng * 7. Các nhân tố môi trường và hô hấp a. Ánh sáng b. Nhiệt độ c. Nồng độ CO2 và O2 d. Nước e. Dinh dưỡng khoáng * 8. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản Vai trò của hô hấp trong bảo quản Các biện pháp bảo quản trên quan điểm hô hấp

239 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP Câu 1. Trình bày khái niệm hô hấp thực vật Trả lời. Hô hấp là quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp được viết như sau: C6H12O O = 6CO H2O +Q (năng lượng : ATP + nhiệt)

240 Hô hấp được xem là quá trình sinh lí trung tâm của cây xanh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Trước hết thông qua quá trình hô hấp, năng lượng hoá học tự do dưới dạng ATP được giải phóng từ các hợp chất hữu cơ và năng lượng dưới dạng ATP này được sử dụng cho các quá trình sống của cơ thể: quá trình trao đổi chất, quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất,quá trình vận động sinh trưởng, quá trình phát quang sinh học,…Cụ thể là 1 phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng 36 ATP, tức là cơ thể thực vật đã thu được gần 50% năng lượng có trong 1 phân tử glucôzơ (674 kcal/M).

241 Trong các giai đoạn của quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian đã được hình thành và các sản phẩm trung gian này lại là đầu mối (nguyên liệu) của các quá trình tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. Với vai trò này hô hấp được xem như quá trình tổng hợp cả về mặt năng lượng lẫn mặt vật chất. Sơ đồ sau đây sẽ minh họa vai trò nói trên của quá trình hô hấp:

242

243 Câu2. Cấu trúc và chức năng bộ máy hô hấp thực vật? Trả lời. Bộ máy hô hấp thực vật là ti thể - bào quan thực hiện chức năng hô hấp. a. Cấu trúc của ti thể Ti thể là một trung tâm sản sinh ra năng lượng của tế bào. Ti thể có dạng hình cầu, dạng que hay dạng sợi dài; đường kính 0,5 - 1 m (tối đa là 2 m), chiều dài 1 - 5m (tối đa là 7m) Ti thể được bao bọc bởimột cái vỏ gồm: màng ngoài (lớp ngoài) và màng trong (lớp trong). Màng trong có diện tích lớn hơn màng ngoài vì từ màng trong tạo ra những cái gờ (những vách ngăn) hướng vào phía trong của ti thể và thường vuông góc với trục chính của ti thể (hình ).

244 Màng trong và màng ngoài có cấu trúc của một màng cơ bản gồm các lớp protein và lipit xen kẽ nhau, cho nên chúng được gọi là màng trong và màng ngoài. Trên các vách ngăn ở màng trong hình thành nên những mấu lồi có dạng hình nấm, người ta gọi chúng là oxixom. Oxixom chứa nhiều enzim của mạch chuyển điện tử. Qua mạch này điện tử được chuyển từ bản thể oxi hóa tới oxi của không khí để tạo thành nước. Khoảng trống giữa các màng trong ti thể chứa đầy chất cơ bản. Ti thể gồm những hạt lipoprotein, hàm lượng protein đạt 65-70% chất khô còn lipit chiếm 25-30% chất khô. Ti thể có thể tự tổng hợp được protein nhờ có AND và ANR riêng.

245 b. Chức năng của ti thể Chức năng cơ bản của ti thể là sự liên kết sự oxi hóa hiếu khí một số chất trao đổi với sự tổng hợp ATP và vận chuyển điện tử tới oxi của không khí (sự oxi hóa) được thực hiện ở màng trong. Còn ở trong lớp chất cơ bản của ti thể thì diễn ra những phản ứng biến đổi hóa học của nguyên liệu hô hấp không liên quan trực tiếp với sự giải phóng năng lượng. Trong ti thể chứa tất cả những enzim xúc tác cho quá trình chuyển hóa của các axit trong chu trình Krebs. Trong ti thể còn có toàn bộ hệ thống vận chuyển các ion hidro và điện tử từ các enzim hoá nguyên liệu trong chu trình Krebs đến oxi của không khí.

246 Sự vận chuyển hidro và điện tử từ NADH2 đến oxi có thể xảy ra trong ti thể bằng hai con đường phân biệt về mặt không gian: con đường photphorin hóa oxi hóa xảy ra ở trong ti thể và con đường oxi hoá tự do không kèm theo photphoria hoá xảy ra trên bề mặt ti thể. Như vậy trong quá trình trao đổi chất của tế bào ti thể giữ vị trí trung tâm. ở đây, do sự oxi hoá sẽ giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này được chuyển thành dạng năng lượng trong các mối liên kết cao năng thông qua quá trình photphorin hoá oxi hoá . Năng lượng đó sẽ được sử dụng cho những phản ứng thu nhiệt khác nhau trong tế bào. Tuy nhiên quá trình photphorin hoá oxi chỉ xảy ra trong những ti thể còn nguyên vẹn.

247 Trong mỗi tế bào có hàng ti thể
Trong mỗi tế bào có hàng ti thể. Đời sống của ti thể chỉ kéo dài đựơc vài ngày. Trong mỗi tế bào luôn diễn ra sự hình thành cũng như sự phân huỷ ti thể. Ti thể được hình thành từ những ti thể bằng con đường sinh chồi hoặc phân chia.

248 Câu 3. Về cơ chế hô hấp ở thực vật
Trả lời. Về cơ chế hô hấp ở thực vật có thể tóm tắt trong hai pha : a. Pha yếm khí của hô hấp - con đường đường phân (glicoliz) Giai đoạn đầu tiên của sự phân giải đường là chung cho cả quá trình lên men ( phân giải kị khí ) và hô hấp hiếu khí. Đây là pha yếm khí của hô hấp. Trong pha này, nguyên liệu hô hấp (glucoz) sẽ được phân giải tới sản phẩm đơn giản nhất chứa 3 nguyên tử cacbon là axit pyruvic.

249 Như vậy, trong toàn bộ quá trình đường phân từ một phân tử glucoz đã tạo nên được 2 phân tử ATP trong các phản ứng biến đổi của bản thể hô hấp (thực ra là tạo nên được 4 phân tử ATP nhưng đã sử dụng 2 phân tử ATP để hoạt hóa phân tử đường ban đầu) 2 phân tử NADH (hoặc NADPH) và 2 phân tử axit piruvic (CH3COCOOH). Các enzim của con đường phân được chiết từ tế bào một cách dễ dàng cho nên người ta đã công nhận rằng chúng định vị ở vùng hòa tan của chất tế bào, do đó quá trình đường phân được chiết từ tế bào một cách dễ dàng cho nên người ta đã công nhận rằng chúng định vị ở vùng hòa tan của chất tế bào, do đó quá trình đường phân xảy ra chúng định vị ở vùng hòa tan của chất tế bào, do đó quá trình đường phân xảy ra trong chất tế bào.

250 Phương trình tổng quát của quá trình đường phân như sau:
C6H12O6 + 2NAD+ + 2ADP + 2H3PO4 -> 2CH3COCOOH + 2ATP + 2NADH + ZH+ -Quá trình lên men, sự phân giải yếm khí ở thực vật Trong điều kiện không có oxi, phân tử hexoz chỉ phân giải thành những hợp chất đơn giản còn chứa lượng năng lượng lớn chưa được huy động thông qua quá trình lên men. Đó cũng là nguyên nhân hiệu quả năng lượng thấp của những quá trình xảy ra trong điều kiện yếm khí. Quá trình lên men không chỉ đặc trưng cho các vi sinh vật.

251 Một số loài thực vật cũng có khả năng lên men: lên men rượu (ở mầm đậu Hà Lan, lúa, đại mạch vào những ngày đầu sau khi nảy mầm, ở rễ cà rốt trong giai đoạn đầu của sự yếm khí); lên men laclic khoai tây giữ ở khí quyển ni tơ). Những dạng lên men này diễn ra theo phương thức như lên men ở vi sinh vật. Sự hô hấp yếm khí của cây xanh thông qua quá trình lên men rượu và lên men lactic xảy ra theo phản ứng sau : 2 etanol + 2CO2 + 2ATP Glucoz + 2ADP + 2Pi 2 lactat + 2ATP

252 Quá trình lên men rượu cũng có thế tổn tại ở các mô thực vật được cung cấp oxi một cách bình thường (được gọi là lên men hiếu khí). Ví dụ trong những mô mọng nước của những quả táo, chanh, quất, thấy xuất hiện các sản phẩm của sự lên men rượu. Hiệu quả năng lượng của sự lên men thường thấp. Chẳng hạn như sản phẩm của sự lên men rượu là rượu etilic còn chứa năng lượng dự trữ lớn chưa được sử dụng trong hô hấp nội phân tử. Người ta đã xác nhận rằng để thu được cùng một lượng năng lượng trong điều kiện yếm khí mô thực vật bậc cao cần phải dùng lượng nguyên liệu gấp lần so với trường hợp hô hấp hiếu khí. Kết quả của quá trình hô hấp yếm khí là mô cây bi đói, mô bị mất các chất trung gian khác nhau đã được hình thành trong hô hấp hiếu khí.

253 Tuy nhiên, sự oxi hóa yếm khí không phải là một bệnh lí mà tùy thuộc vào điều kiện bên trong cũng như bên ngoài, nó luôn xảy ra, và cùng với hô hấp hiếu khí nó là một trong những quá trình không đối của sự trao đồi khí oxi hóa trong mô thực vật bậc cao.

254 b. Pha hiếu khí của hô hấp - Chu trình Krep
Như trên đã nói, con đường đường phân là giai đoạn chuẩn bị chung cho cả quá trình lên men và hô hấp. Sản phẩm cuối cùng của con đường đường phân là axit pyruvic sẽ chịu những sồ phận tiếp theo khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cung cấp oxi. Trong điều kiện có oxi nó sẽ được phân giải hiếu khí hoàn toàn thành CO2 và H2O. Chu trình này còn được gọi là chu trình axit xitric vì axit này là một chất trung gian quan trọng. Nó còn có tên gọi nữa là chu trình axit tricaboxilic, vì trong chu trình tạo nên một số axit hữu cơ có 3 nhóm cacboxyl.

255 Câu 4. Thế nào là Hệ số hô hấp ? Nó có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời. Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa lượng CO2 thải ra vô lượng oxi hút vào trong hô hấp. Như ta đã nêu ở trên ngoài cacbonhiđrát thì lipit và protein đều có thể biến đổi oxi hóa không cần qua sự biến đổi trước thành cacbonhiđrat. Việc chọn nguyên liệu hô hấp được quyết định bởi tính đặc hiệu về loài, bởi những đặc điểm về tuổi cũng như những điều kiện sinh tồn. Phụ thuộc vào nguyên liệu của hô hấp, hệ số hô hấp cũng khác nhau. Người ta xác định hệ số hô hấp căn cứ vào các phản ứng đốt cháy các nguyên liệu hô hấp khác nhau.

256 Đối với cacbonhtđrat, nguyên liệu chủ yếu của hô hấp như saccaroz hoặc tinh bột hệ số hô hấp là 1. Chẳng hạn nếu glucoz là nguyên liệu của hô hấp thì từ phương trình chung của hô hấp ta có: CO21O2 = 6/6 = 1, nên hệ hố hô hấp bằng 1 . Số phân tử CO2 thải ra hằng số nguyên tử cacbon trong phân từ của nguyên liệu, còn số nguyên tử oxi được sử dụng với 1 nguyên từ cacbon của nguyên liệu thì tăng theo sự tăng của lượng nguyên tử hiđro và giảm theo sự tăng của lượng nguyên tử oxi trong phân tử nguyên liệu. Bởi vậy nếu nguyên liệu của hô hấp là những chất giàu hiđro và nghèo oxi so với cacbonhiđrat như chất béo và protein thì hệ số hô hấp nhỏ hơn 1 (đối với chất béo RQ trung bình gần bằng 0,7, còn với protein thì RQ gần bằng 0,8)

257 Nếu nguyên liệu hô hấp là những axit ditricacboxilic bậc thấp giàu oxi như axit malic, axit xitric, axit oxalic thì RQ thường lớn hơn 1. Dưới đây ta xét một số thương trrình cụ thể đối với từng loại nguyên liệu để tính RQ của chúng. Với chất béo (glixerit): Glixerit đlược phân giải thành glixerin và axit béo: 2C3H8O3 + 7O2 = 6CO2 + BH2O (glixerin) RQ = 0,96 C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + l8H2O . (axit stearic) RQ = 0,96 Với protein được dùng chỉ khi cacbonhiđrat tiêu thụ hết protein khi đốt cháy cho CO2 NH3, H2O và có RQ nhỏ hơn 1 (thường là bằng 0,8).

258 Với các axit hữu cơ chứa lượng oxi nhiều thì
RQ > 1 . 6C4H6O4 + 15O2 -> 24CO2 + 18H2O Axit tatric RQ = 1,6 2C2H2O4 + O2 -> 4CO2 + 2H2O Axit oxalic RQ = 4 C4H6O5 + 3O2 -> 4CO2 + 3H2O Axit malic RQ = 1,33 Qua hệ số hô hấp người ta có thố đánh giá được bản chất của chất đã được oxi hóa.

259 Giá trị của hệ số hô hấp không
Giá trị của hệ số hô hấp không. chỉ thay đổi tùy theo nguyên liệu (hàm lượng oxi, hidro, cacbon) mà còn bị ảnh hưởng bởi ít những quá trình trao đổi chất không có quan hệ với hô hấp. Ví dụ: như trong hạt này mầm của cây có dầu, các axit béo biến đổi thành cacbonhiđrat quá trình này là một quá trình oxi hóa nhưng với lượng CO2 thải ra ít cho nên RQ giảm tới 0,5. Ngược lại, nếu như gluxit bị khử tới axit béo (ví dụ trong các chối hạt đang, chín của những cây trên) thì hệ số hô hấp lại vượt quá 1.

260 Hệ số hô hấp cũng biến đổi trong các pha sinh trưởng
Hệ số hô hấp cũng biến đổi trong các pha sinh trưởng. Trong quá trình nảy mầm của hạt họ lúa mà chất dự trữ chủ yếu là đường thì hệ số hô hấp gần bằng 1, còn ở những hạt giàu chất béo như hướng dương, thầu dầu thì sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp hơn: Ở giai đoạn đầu nảy mẩm hệ số hô hấp xấp xi bằng 1 do hạt sử dụng lượng nhỏ đường trong chúng làm nguyên liệu hô hấp. Sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3 - 0,4 do oxi hấp thụ vào được dùng để biến đổi chất béo thành đường, sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7 - 0,8 hoặc gần bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy trong mô.

261 Câu 5. Trình bày về năng lượng hô hấp ?
Trả lời. Hiệu quả năng lượng của pha hiếu khí Photphorin hóa ở mức độ nguyên liệu. Trong chu trình Krebs xảy ra 5 phản ứng oxi hóa các axit của chu trình này, trong đó chỉ có một phản ứng oxl hóa của axit  - xetoglutaric thành axit sucxinic thông qua việc hình thành sucxinyl - CoA là liên kết với quá trình photphorin hóa tạo ra một phân từ ATP (photphorin hóa ở mức nguyên liệu). Photphorin hóa ở thức dộ coenzim . Các cặp hiđro và điện từ được tách ra từ các axit của chu trình Krep thông qua quá trinh oxi hóa được chuyển

262 đến mạch chuyển điện tử và được oxi hóa đến tận cùng tạo thành nước
đến mạch chuyển điện tử và được oxi hóa đến tận cùng tạo thành nước. Các điện tử chuyển từ NADH trong mạch chuyển điện tử tạo được 12 phân tử ATP (3 ATP x 4 = 12 ATP). Còn các điện tử từ 1 phân tử FADH2 trong phản ứng oxi hóa của axit  xetoglutaric tạo được 2 phân tử ATP. Như vậy tổng cộng trong chu trình Krep tạo được 15 phân tử ATP. Nếu tính oxi hóa toàn bộ phân tử đường qua việc tạo 2 phân từ axit pyruvic (trong đường phân) sẽ hình thành 30 phân tử ATP. Như vậy, so với giai đoạn phân giải yếm khí, giai đoạn hiếu khí có hiệu qua năng lượng cao lượng cap hơn nhiều.

263 Tổng cộng toàn bộ quá trình hô hấp tạo được 36 hoặc 38 ATP.
Phần năng lượng còn lại được tế bào thải ra ngoài dưới dạng nhiệt làm tăng nhiệt độ ở bên trong những cơ quan hô hấp mạnh do đó lại làm tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa. .. So với các quá trình lên men thì hô hấp hiệu khí có hiệu quả hơn nhiều, nhất là về mặt năng lượng. Một phân tử glucoz qua con đường phân giảihiếu khí giải phóng ra 688 kcal trong khi đó qua con đường lên men năng lượng giải phóng ra ít hơn nhiều : trong lên men rượu năng lượng giải phóng ra là 28,2 kcal; lên men lactic 18,5) và lên men axit béo là 15 kcal và lượng ATP cố định được trong lên men chỉ là 2. Chỉ vì hiệu quả tích luỹ năng lượng cao nên hiệu suất sử dụng của nguyên liệu trong hô hấp hiếu khí cũng cao

264 hơn do đó tiết kiệm được nguyên liệu rất nhiều so với hô hấp yếm khí.
CÂU 6. TRÌNH BÀY VỀ HÔ HẤP SÁNG Ở THỰC VẬT ? Trả lời. A) KHÁI NIỆM : 1. Định nghĩa: Hô hấp sáng là quá trình hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng. 2. Phương trình: Axit glicolic + O > Axit glioxilic -----> Glixin -----> Serin + CO2 3. Vai trò : Hô hấp sáng không tạo ATP, tiêu tốn 50% sản phẩm quang hợp, tuy nhiên có hình thành một vài axit amin, như: serin, glixin. BỘ MÁY HÔ HẤP SÁNG:

265 Gồm ba bào quan và vi bào quan: *Lục lạp - nơi hình thành nguyên liệu
* Peroxixom - nơi oxi hoá nguyên liệu Ti thể - nơi giải phong CO2 C. CƠ CHẾ HÔ HẤP SÁNG: Hô hấp sáng là quá trình hô hấp liên quan trực tiếp với ánh sáng, th­ường xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện nồng độ CO2 thấp, nồng độ O2 cao, ánh sáng , nhiệt độ cao ở vùng nhiệt đới. Trong điều kiện này, enzym RuBiSCO xúc tác cho quá trình oxi hoá RiDP thành APG (axit diphotphoglixeric) và AG (axit glycolic). APG tiếp tục đi vào chu trình Canvin (Quang hợp), còn AG là bản thể của hô hấp sáng, bị oxi hoá ở peroxixom và giải phóng CO2 ở ti thể.

266 Có thể tóm tắ như sau: Thực vật C3: CO2 + RiDP (nếu nồng độ CO2 cao) ----> 2APG ----> quang hợp CO2 + RiDP (nếu nồng độ O2 cao) -----> 1APG + 1AG (axit glicolic) > quang hợp + hô hấp (hô hấp sáng) Thực vật C4 và thực vật CAM : tránh được hô hấp ánh sáng do thay đổi không gian và thời gian thực hiện pha tối ( quá trình cố định CO2). Hô hấp sáng tiêu tốn 50 % sản phẩm quang hợp ở thực C3. Do đó hiện nay có nhiều nghiên cứu nhằm kìm hãm quá trình này. Ví dụ: Tăng một cách nhân tạo tỉ lệ CO2 và O2 trong không khí của nhà kính đã làm tăng năng suất cà chua từ %.

267 Câu 7. Mối liên quan giữa hô hấp và các nhân tố môi trường ?
Trả lời. Hô hấp và nhiệt độ: Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các ezim do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh. Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng -100C; 00C tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng C.

268 Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 45-550C
Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng C. Trên nhiệt độ tối đa, bộ máy hô hấp sẽ bị phá huỷ. Hô hấp và hàm lượng nước trong cơ thể, cơ quan hô hấp: Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.

269 Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cương độ hô hấp càng cao và ngược lại. Hạt thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng % có cường độ hô hấp rất thấp (ở mức tối thiểu). Hô hấp và nồng độ O2, CO2 trong không khí: O2 tham gia trực tiếp vào việc oxi hoá các chất hữu cơ và là chất nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang hô hấp kị khí-dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng rất bất lợi cho cây trồng.

270 CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp
CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacbôxi hoá để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế. Câu 8. Trình bày về các biện pháp bảo quản nông sản trên quan điểm hô hấp ? Trả lời. Ảnh hưởng của hô hấp trong quá trình bảo quản: 1. Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản. Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.

271 3. Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản. 4. Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp tăng O2 sẽ giảm , CO2 sẽ tăng và khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng hô hấp yếm khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân huỷ nhanh chóng. Các biện pháp bảo quản: Để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu ( không giảm đến 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết) người ta thường sử dụng ba biện pháp bảo quản sau đây:

272 c.1. Bảo quản khô: Biện pháp bảo quản này thường sử dụng để bảo quản các loại hạt trong các kho lớn. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13-16% tuỳ theo từng loại hạt. c.2. Bảo quản lạnh: Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả được bảo quản bằng phương pháp này. Chúng được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ:khoai tây ở 4, cải bắp ở 1, cam chanh ở 6. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao: Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả bảo quản cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là các túi polietilen.

273 Tuy nhiên việc xác định nồng độ CO2 thích hợp là điều hết sức quan trọng đối với các đối tượng bảo quản và mục đích bảo quản Câu 9. Hệ số hô hấp là gì ? Trả lời. Hệ số hô hấp ( RQ ) là tỉ số giữa khối lư­ợng CO2 thải ra và khối lư­ợng O2 hấp thụ khi hô hấp. Vì số phân tử CO2 thải ra bằng số nguyên tử cacbon trong phân tử của nguyên liệu ,còn số phân tử O2 để oxi hoá số nguyên tử cacbon của nguyên liệu thì phụ thuộc vào số nguyên tử hidro và oxi của nguyên liệu , nên hệ số hô hấp RQ sẽ khác nhau ở các nguyên liệu hô hấp khác nhau. Chẳng hạn RQ của nhóm hidrat cacbon bằng 1,trong khi RQ của nhóm lipit khoảng 0,7 và protein khoảng 0,8. Với các axit hữu cơ thì RQ th­ờng lớn hơn 1

274 Như vậy về lí thuyết,căn cứ vào hệ số hô hấp có thể biết cơ thể đang hô hấp nguyên liệu gì và phán đoán đ­ợc tình trạng hô hấp, tình trạng sống của cơ thể đó. Tuy nhiên trong thực tế,rất nhiều nguyên liệu cùng được hô hấp một lúc và các quá trình trao đổi chất khác cũng có thể tạo ra CO2, do đó RQ đo đ­ợc có thể không giúp được việc xác định chính xác một nguyên liệu hô hấp. Câu Cường độ hô hấp là gì ? Trả lời. Cường độ hô hấp là đại lư­ợng đo khả năng hô hấp của thực vật, thư­ờng đư­ợc tính bằng số mg CO2 thoát ra hay số mg O2 hấp thụ trong một đơn vị thời gian và một đơn vị khối lư­ợng . Cư­ờng độ hô hấp R = mg CO2 ( hoặc mg O2 )/g/giờ.

275 CÂU 11. NAD và NADH là gì ? Trả lời.
NAD (NAD - Nicotinamid Adenine Dinucleotid). Dẫn xuất của axit nicotinic hoạt động như một coenzym trong các phản ứng vận chuyển điện tử ở các chuỗi truyền điện tử . Vai trò của nó là mang các nguyên tử hidro và khi đó nó ở dạng khử – NADH NADP (NADP – Nicotinamid Adenine Dinucleotid Phosphate ). Một coenzym giống NAD về ph­ương thức hoạt động. Khi mang nguyên tử hidro thì ở dạng khử – NADPH. Chất này đ­ược hình thành trong pha sáng của quang hợp, gắn liền với hoạt động của hệ quang hoá II. Chính nó đã mang hidro – một sản phẩm của quá trình quang phân li nư­ớc từ pha sáng đến pha tối để khử CO2 thành CH2O – một sản phẩm hữu cơ đầu tiên trong quang hợp.

276 Câu 12. Năng lượng hô hấp là gì ?
Trả lời. Năng lượng hô hấp là năng lượng tích luỹ trong các chất hữu cơ được giải phóng trong quá trình hô hấp, bao gồm năng lượng tích luỹ trong ATP (khoảng 40%) và năng lượng dưới dạng nhiệt năng. Câu 13. Trong môi trường dinh dưỡng có glucôzơ phóng xạ 14C. Nhận thấy cứ 1 ptg glucôzơ được oxy hoá hoàn toàn cần 6 ptg O2 và tạo được 36 pt ATP. a. Độ phóng xạ của hợp chất nào phải đo để khẳng định glucôzơ đã bị oxy hoá hoàn toàn b. Quá trình đó có tên là gì? Khi đưa nấm men sang môi trường yếm khí thì thu được 2 pt ATP cho mỗi ptg glucôzơ. Quá trình đó có tên là gì và hợp chất nào có 14C?

277 Trả lời. CO2 Hô hấp hiếu khí, Lên men, CO2 Câu 14. Giữ ty thể ở 37oC trong đệm đẳng trương và xử lý: 1.Tăng 30oC 2.Giảm 30oC 3.Cho bột giặt vào 4.Cho lysozym vào 5.Cho proteaza vào 6.Cho cyanit vào 7.Cho ATP vào 8.Cho pyruvat vào

278 Sẽ có các hiện tượng xảy ra sau :
a) Màng bị phá huỷ Màng rắn chắc lại. Ức chế chuyển đến O2 Được hấp thụ và bị oxi hoá Không xảy ra gì cả. Hãy ghép cấc hiện tượng với các biện pháp xử lý cho chính xác. Trả lời. 1.Màng bị phá huỷ 2.Màng rắn chắc lại 3.Màng bị phá huỷ 4.Không xảy ra gì 5.Không xảy ra gì

279 6.ức chế chuyển đến O2 7.Không xảy ra gì 8.Được hấp thụ và bị oxi hoá Câu 15. Xanh methyl là một chất oxi hoá, có khả năng nhận H+ và điện tử ( e- ). Khi ở trạng thái oxi hoá thì có màu xanh, khi bị khử ( nhận H+ và e- ) thì mất màu. Methyl ( xanh ) + H > Methyl (không màu) Một học sinh đã làm thí nghiệm sau:

280 Các ống nghiệm A, B, C, D được bố trí như sau :
H2O cất ml ml ml Nước đường 2ml ml ml Methyl xanh 1ml ml ml Nấm men ml ml ml Các ống nghiệm được đặt trong tủ ấm 30oC. Màu của ống nghiệm được ghi lúc bắt đầu làm thí nghiệm và sau 5 phút, 15 phút. Kết quả ghi ở bảng sau : Màu A B C D Bắt đầu TN xanh xanh xanh không màu Sau 5 ph mất màu xanh xanh mất màu Sau 15 ph mất mau xanh xanh nhạt mất màu

281 Hỏi: a. Ống nghiệm nào là ống nghiệm kiểm tra ( đối chứng )? b. Ống nghiệm nào là không cần thiết ? Trả lời. a. A b. D Câu 16. Các phản ứng phân giải glucose trong điều kiện hiếu khí và kị khí ở nấm men có thể tóm tắt như sau: C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2

282 Trong một thí nghiệm, việc sử dụng hoàn toàn 0,5 mole Glucôzơ, trong điều kiện hiếu khí một phần và kị khí một phần, thu được 1,8 mole CO2. a. Hãy tính tỉ lệ phần trăm glucose được dụng trong phản ứng hiếu khí. Trả lời. ______40___________% b. Hãy tính Hệ số Hô hấp được định nghĩa là tỉ số giữa số mole CO2 hình thành trên số mole O2 tiêu thụ. ______1,5____________

283 Bài 17. Cho một lọ glucôzơ, một lọ axit pyruvic, một lọ chứa dịch nghiền tế bào, một lọ chứa dịch nghiền tế bào không có các bào quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi: Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp tế bào ? Số thí nghiệm có CO2 bay ra ? Trả lời. Có thể bố trí được 6 thí nghiệm Có 3 thí nghiệm có CO2 bay ra. Bài 18. Cho các lọ thuỷ tinh chứa đầy nước và có nút kín, một thực vật thuỷ sinh, một động vật thuỷ sinh. Hãy bố trí các thí nghiệm để có được: lọ cho nhiều CO2 nhất lọ cho nhiều O2 nhất lọ sinh vật sống được lâu nhất

284 lọ sinh vật sống ngắn nhất
lọ sinh vật sống như nhau Trả lời. Lọ cho nhiều CO2 nhất là lọ chứa TVTS +ĐVTS + tối Lọ cho nhiều O2 nhất là lọ chứa TVTS + sáng Lọ sinh vật sống lâu nhất là lọ chứa TVTS + ĐVTS + sáng Lọ sinh vật sống ngắn nhất là lọ chứa TVTS + ĐVTS + tối Lọ sinh vật sống như nhau là lọ chứa ĐVTS + sáng và lọ chứa ĐVTS + tối.

285 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Minh hoạ nào sau đây là đúng với con đường đường phân : a. Bắt đầu oxi hoá Glucôzơ b. Hình thành một ít ATP c. Hình thành NADH d. Phân chia Glucôzơ thành 2 axit Pyruvic e. Tất cả những điều trên * 2. Trong chu trình Crep, 1 phân tử Glucôzơ có thể tạo ra : a. 2 ATP , 6 NADH , 2 FADH2*; b. 38 ATP c. 4 ATP , 8 NADH d. 2 ATP, 6 NADH e. 1 ATP , 3 NADH , 1 FADH2

286 3. Nếu RQ > 1 thì có nghĩa là:
a. Cacbohidrat được dùng làm nguyên liệu hô hấp b. Lipit được dùng làm nguyên liệu hô hấp c.Axit hữu cơ được dùng làm nguyên liệu hô hấp* d. Protein được dùng làm nguyên liệu hô hấp e. Không xác định được hợp chất nào 4. Trong quá trình hô hấp, nếu hệ số hô hấp > 1 hoặc < 1 thì bản thể hô hấp không phải là : a. cacbohidrat * b. lipit c. protein d. axit nucleic e. không xác định được bản thể

287 5. Một học sinh cho nước bọt vào dung dịch tinh bột ở các điều kiện dưới đây và hi vọng tinh bột sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành đường. Điều kiện nào dưới đây là tốt nhất cho thí nghiệm của anh ta: a. Hỗn hợp được giữ ở OoC b. Hỗn hợp được giữ ở 30oC * c. Hỗn hợp được đun sôi và sau đó giữ ở 30oC d. Hỗn hợp được giữ ở 70oC e. Không có điều kiện nào tôt

288 6.Trong thuyết Hoá thẩm của Mitchell, các cặp H+ đã giải phóng năng lượng để tạo thành ATP khi chúng đi qua : a. màng ngoài ty thể b. màng trong ty thể c. enzym ATP-syntheza * d. protein truyền điện tử e. nzym ATP-decacboxylaz 7. Chuỗi truyền điện tử trong hô hấp nằm ở đâu: a. trong tế bào chất b. trong khoang giữa hai màng của ti thể c. trên màng ngoài của ti thể

289 e. trong chất nền của ti thể
d. trên màng trong của ti thể * e. trong chất nền của ti thể 8. Điều nào dưới đây vẫn tồn tại trong ti thể khi có sự ức chế quá trình vận chuyển H+ qua ATP-syntheza: a. Tổng hợp ATP b. Chu trình Crép c. Photphorin hoá oxi hoá d. Khả năng chuyển động của proton * e. Hình thành NADH 9. Vai trò của oxi trong hô hấp là: a. Chất cho điện tử b. Chất nhận điện tử * c. Chất trung gian trong chuỗi truyền điện tử

290 d. Chất oxi hoá trong giai đoạn đường phân
e. Không có vai trò nào đúng 10. Pyruvat là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân . Điều khẳng định nào dưới đây là đúng : a. có nhiều năng lượng trong 6 phân tử CO2 hơn là trong 2 phân tử pyruvat b. hai phân tử pyruvat chứa ít năng lượng hơn là một phân tử glucôzơ * c. pyruvat dễ ở trạng thái oxi hoá hơn là CO2 d. năng lượng trong 6 phân tử CO2 nhiều hơn trong một phân tử glucôzơ e. tất cả các điều trên

291 11. Trong hô hấp hiếu khí,e vận chuyển xuôi dòng từ:
a. Bản thể --->chu trình Crép---->ATP--> NAD+ b. Bản thể-->NADH---> chuỗi truyền e- -->O2 * c. bản thể ---> ATP ---> O2 d. bản thể ---> đường phân ---> chu trình Crép ---> NADH ---> ATP e. bản thể ---> NAD+ ---> ATP ---> O2 12. Hô hấp ánh sáng : a. chỉ xảy ra ở thực vật C4 b. bao gồm các phản ứng xảy ra ở vi thể c. làm tăng sản phẩm quang hợp d. sử dụng enzym PEP-cacboxilaza e. phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 *

292 13. Con đường trao đổi chất nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí :
a. chu trình Crép b. chuỗi truyền điện tử c. đường phân * d. tổng hợp Axetyl-CoA từ pyruvat e. khử pyruvat thành lactat 14. Về mối liên quan giữa hô hấp và dinh dưỡng nitơ, tìm ý đúng trong các ý sau : a. hô hấp tăng thì NH3 cũng tăng b. hô hấp giảm thì NH3 cũng giảm c. việc tăng hay giảm của hai chất trên không liên quan với nhau d. hô hấp tăng thì NH3 giảm và ngược lại *

293 e. hô hấp tăng thì NH3 giảm nhưng ngược lại thì không đúng
15. APG có trong thể nền của lục lạp. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nó: a.Nó được tạo ra trong con đường đường phân* b. Nó được tạo ra từ pyruvat trước khi vào ti thể c. Nó là một axit amin để tổng hợp protein d. Nó là sản phẩm của pha sáng trong quang hợp e. Nó là hợp chất hữu cơ duy nhất trong quang hợp 16. Phân tử nào dưới đây, nếu có, không phải là chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm của phản ứng đầu tiên của con đường đường phân:

294 a. ATP b. glucôzơ c. glucôzô-6-P d. ADP e. không có chất nào*
17. Trong một thí nghiệm về hô hấp tế bào, nếu bản thể hô hấp là đường có chứa O2 phóng xạ, thì sau một thời gian hô hấp, O2 phóng xạ sẽ tìm thấy ở hợp chất nào sau đây : a. CO2 * b. NADH c. H2O d. ATP e. O2 giải phóng 18. Chất nào sau đây là sản phẩm của hô hấp hiếu khí : a. CO2 và H2O b. CO2, H2O và ATP * c. CO2 và ATP d. H2O và ATP e. Axit AOA

295 19. Sản phẩm nào sau đây không thuộc chu trình Crep :
a. ATP b. Axit pyruvic * c. Axit Citric d. CO e. Axit fumaric 20. Trong nhóm vi khuẩn lam có loài tự dưỡng, có loài dị dưỡng. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí nhất : a. Sự có mặt nhiều các hợp chất hữu cơ ức chế quá trình quang hợp * b. Sự hấp thụ và sử dụng các hợp chất hữu cơ không tiêu tốn năng lượng

296 c. ATP và NADPH tạo ra trong pha sáng của quang hợp được sử dụng cho việc hấp thụ và chuyển hoá tiếp các hợp chất hữu cơ d. Vi khuẩn lam không thể cố định nitơ khí quyển e. Không có điều nào hợp lí 21. Điều kiện nào sau đây không cần cho quá trình hô hấp: a. Nhiệt độ b. CO c. H2O d. Ánh sáng e. Cả b và d * 22. Hô hấp sáng không : a. Xảy ra vào ban ngà b. Tạo glioxilat

297 d. Tạo ATP * e. Tiêu tốn 50% sản phẩm quang hợp 23. Vì sao chu trình Crép được gọi là một chu trình : a.vì glucôzơ luôn được tái tổng hợp vì NAD+ và FAD được quay vòng vì hợp chất Axetyl- CoA kết hợp cùng một hợp chất 4 C được phục hồi ở cuối chu trình * vì CO2 có thể quay trở lại quá trình quang hợp vì NADH được quay vòng trong chuỗi vận chuyển e-

298 24.Một gam chất béo trong hô hấp hiếu khí sẽ tạo ra số ATP gấp bao nhiêu lần so với một gam cacbohidrat : a. 1/2 b. 2 lần * c. 4 lần d.10 lần e. 100 lần 25. Vì sao khi bảo quản hạt giống, người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô : Vì hạt khô sẽ có cường độ hô hấp cao Vì hạt khô sẽ ngừng hô hấp Vì hạt khô vẫn duy trì được cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả năng nảy mầm * Vì hạt khô trong quá trình bảo quản các vi khuẩn khó xâm nhập

299 26.Trong một thí nghiệm về hô hấp tế bào nếu bản thể hô hấp là đường có chứa O2 phóng xạ thì sau một thời gian O2 phóng xạ sẽ tìm thấy ở hợp chất nào : a. CO2 * b. NADH c. H2O d. ATP e. O2 27.Con đường trao đổi chất nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí : a. Chu trình Creps b. Chuỗi truyền điện tử c. Đường phân *

300 d.Tổng hợp Acetyl- CoA từ pyruvat
e.Khử pyruvat thành lactat 28.Chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền điện tử trong quá trình photphorin hoá oxyhoá là : a. O2 * b. H2O c. NAD+ d. Pyruvat e. ADP 29.Nhiệm vụ chính của quá trình đường phân là : a.Thu được lipit từ glucôzơ b.Lấy năng lượng từ glucôzơ một cách từ từ c.Cho phép hydrat cacbon thâm nhập vào chu trình Creps

301 d.Phân chia phân tử glucôzơ thành 2 phân tử pyruvat *
e. Không có nhiệm vụ nào chính 30.Trong cây xanh quá trình nào có thể tiếp tục trong cả 4 điều kiện sau : nắng , rải rác có mây , đầy mây , mưa a.Tăng khả năng quang hợp b.Hấp thụ nước c.Hô hấp * d.Thoát hơi nước e.Rỉ nhựa và ứ giọt 31.Các nguyên tử O2 được sử dụng để tạo H2O ở cuối chuỗi photphorin hoá được lấy từ:

302 a. CO2 b. Glucôzơ c. O2 không khí * d. Axit hữu cơ e. Pyruvat 32.Minh hoạ nào sau đây là đúng với con đường đường phân : a. Bắt đầu oxyhoá glucôzơ b. Hình thành một ít ATP c. Hình thành NADH d. Phân chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic e. Tất cả những điều trên * 33. Trong hô hấp tế bào, ….…bị oxy hoá và .…bị khử

303 a. O2 ……….ATP b. ATP……….O2 c. Glucôzơ ……O2 * d. CO2 ……….H2O e. Glucôzơ ……….ATP 34. Phần lớn ATP hình thành trong hô hấp tế bào là từ: a. Đường phân b.Hoá thẩm * c.Lên men d.Sinh tổng hợp e.Chu trình Creps

304 35.Trong hô hấp tế bào : ………………được sử dụng và …………..được hình thành :
a. CO2………..H2O b. O2………….glucôzơ c. H2O…………ATP d. Glucôzơ ………CO2 * e. ATP………….O2. 36. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của các bào quan và vi bào quan nào: Lục lạp + ti thể + riboxom Lục lap + ti thể + peroxixom * Lục lạp + ti thể + lizoxom Ti thể + bộ máy golgi + peroxixom Ti thể + mạng lưới nội chất + peroxixom

305 1.1 Sự vận động không chuyển dời vị trí như động vật
CHƯƠNG VI. CẢM ỨNG I. NỘI DUNG KIẾN THỨC : Khái niệm về cảm ứng ở thực vật 1.1 Sự vận động không chuyển dời vị trí như động vật 1.2 Bao gồm vận động hướng động và vận động cảm ứng do sự tác động khác nhau của các nhân tố môi trường 1.3 Cảm ứng của thực vật là một biểu hiện của sự thích nghi với môi trường sống và sự tự vệ. 2. Các hình thức cảm ứng ở thực vật:

306 2.1 Vận động theo ánh sáng 2.2Vận động theo trọng lực 2.3 Vận động theo nguồn nước 2.4 Vận động theo nguồn dinh dưỡng 2.5 Vận động theo đồng hồ sinh học 2.6 Vận động theo sức trương nước 3. Sự phân chia hai hình thức cảm ứng ở thực vật: Vận động hướng động và vận động cảm ứng. Sự khác nhau giữa hai hình thức này.*

307 II. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
CÂU 1. Trình bày khái niệm về cảm ứng ở thực vật ? Trả lời. Thực vật không có hình thức cảm ứng nh­ư động vật nh­ưng chúng có nhiều kiểu cảm ứng ở cây đang sinh trư­ởng và ở các bộ phận cây do sự tác động của các nhân tố bên ngoài về một phía của cơ quan hay cơ thể, hoặc theo chu kỳ ngày đêm và sự thay đổi sức trương nước ở các tế bào khớp. Có thể chia các hình thức cảm ứng của cây thành hai loại chính. Vận động hư­ớng động ( vận động theo ánh sáng, vận động theo trọng lực, vận động theo nguồn nước, vận động theo nguồn dinh dưỡng ).

308 Vận động cảm ứng (vận động theo sự thay đổi sức trương nước, vận động theo đồng hồ sinh học).
Câu 2. Thế nào là vận động hướng động ? Cho ví dụ? Trả lời. Hướng động là hình thức vận động đáp ứng lại sự tác động có hướng của nhân tố môi trường. Ví dụ: ánh sáng chiếu vào một phía của ngọn cây và ngọn cây vận động theo phía chiếu của ánh sáng. Người ta gọi đó là vận động theo ánh sáng.

309 Câu 3. Thế nào là vận động cảm ứng ? Cho ví dụ ?
Trả lời. Cảm ứng là hình thức vận động đáp ứng lại sự tác động của nhân tố môi trường không có hướng xác định. Ví dụ: Hoa nở ban ngày, hoa nở ban đêm do tác động của ánh sáng, hoa nở lúc 10 giờ do tác động của nhiệt độ, một số cây ban đêm lá cụp lại. Đó là vận động cảm ứng theo đồng hồ sinh học. Câu 4. Vì sao có vận động theo trọng lực mà không có cảm ứng theo trọng lực ? Vì trọng lực tác động chỉ theo một hướng xác định, không có sự tác động theo nhiều hướng.

310 Câu 5. Ánh sáng đơn sắc nào có hiệu quả nhất đối với vạn động theo ánh sáng ?
Trả lời. Ánh sáng xanh tím, vì ánh sáng này có năng lượng phôtôn lớn nhất. Câu 6. Cho ví dụ về vận động hướng tiếp xúc và vận động cảm tiếp xúc ? Cây dây leo cuốn quanh cọc rào là một ví dụ về vận động hướng tiếp xúc, còn cây Xấu hổ cụp cành, cụp lá khi có tác động cơ học là vận động cảm tiếp xúc.

311 Câu 7. Vận động của các bẫy bắt mồi của các cây ăn thịt thuộc loại vận động gì ?
Trả lời. Đó là vận động cảm ứng theo sự thay đổi sức trương nước. Vận động này xảy ra khi sự tác động cơ học của con mồi đã gây ra sự hoạt động của các bơm ion. Các bơm này rút các ion và nước ra khỏi các tế bào khớp của bẫy. Các tế bào khớp mất sức trương nước làm các khớp khép lại. Câu 8. Trong các hình thức vận động hướng động và cảm ứng, hình thức nào sự vận động liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sự sinh trưởng của tế bào? Đó là hình thức vận động theo ánh sáng và vận động theo trọng lực.

312 Câu 9. Vì sao vận động hướng động xẩy ra chậm, trong khi vận động cảm ứng xảy ra nhanh ?
Trả lời. Vì vận động hướng động liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sinh trưởng của tế bào, trong khi vận động cảm ứng chỉ liên quan đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi sức căng trương nước. Câu 10. Thế nào là vận động theo ánh sáng ? Cho ví dụ ? Vận động theo ánh sáng là vận động của ngọn cây, của hoa hướng về phía ánh sáng khi nguồn sáng chỉ chiếu về một phía của cây. Vận động theo ánh sáng có liên quan đến sự vận chuyển auxin từ phía được chiếu sáng sang phía không được chiếu sáng và khi hàm lượng auxin ở phía không được chiếu sáng

313 Ví dụ: Ngọn cây hướng về phía ánh sáng khi ánh sáng chỉ chiếu về một phía của cây. Hoa hướng dương luôn hướng theo ánh sáng. Câu 11. Thế nào là vận động theo trọng lực? Cho ví dụ? Trả lời. Vận động theo trọng lực là sự vận động sinh trưởng định hướng của một bộ phận cõy do phản ứng với trọng lực. Các rễ sơ cấp (rễ cái) sinh trưởng thẳng đứng theo hướng trọng lực (tính hướng trọng lực dương),trong khi đó thân cây sinh trưởng thẳng theo hướng ngược với hướng trọng lực (tính hướng trọng lực âm). Vận động theo trọng lực liên quan với sự tập trung auxin ở phía dưới của thân hoặc bao lá mầm nằm ngang do tác động của trọng lực.

314 Lượng auxin này ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ở mặt dưới của gốc nhưng lại kích thích sự sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên,do đó rễ sinh trưởng theo hướng đất. Ngược lại lượng auxin lớn ở mặt dưới thân về phía ngọn lại kích thích các tế bào ở phía này sinh trưởng mạnh và do đó ngọn sinh trưởng theo hướng ngược với đất. Câu 12. Thế nào là vận động hướng hoá ? Trả lời. Vận động hướng hoá là sự vận động của rễ theo nguồn dinh dưỡng. Trường hợp rễ vận động hướng theo các chất hữu cơ,vô cơ có lợi cho dinh dưỡng gọi là vận động hướng hoá dương. Trường hợp rễ vận động theo hướng ngược với phía có các chất hoá học độc hại gọi là vận động hướng hoá õm.

315 Câu 13. Thế nào là vận động theo nguồn nước ?
Trả lời. Vận động theo nguồn nư­ớc là sự vận động của rễ theo nguồn nước. Rễ luôn luôn có tính hướng nước dương. Câu 14. Thế nào là vận động theo đồng hồ sinh học ? Vận động theo đồng hồ sinh học là sự vận động của các bộ phận của thực vật theo nhịp sinh học. Đó là các vận động nở hoa vào ban ngày hoặc vào ban đêm,vận động ngủ ( khép các lá chét ) do ảnh hưởng của ánh sáng,vận động nở hoa vào các giờ trong ngày do ảnh hưởng của nhiệt độ.

316 Câu 15. Thế nào là vận động theo sức trương nước ?
Trả lời. Vận động theo sức trư­ơng n­ước là sự vận động của các bộ phận của thực vật do các kích thích cơ học. Đó là sự vận động cụp lỏ,cụp cành ở cỏc cõy trong họ Trinh nữ, sự vận động của các cây bắt mồi (đống nắp của cây Nắp ấm chẳng hạn ).Sự vận động này diễn ra do kết quả của các tác động cơ học ( sự đụng chạm) đột ngột làm thay đổi nhanh chóng áp suất thẩm thấu của nhóm tế bào phồng đặc biệt- thể gối -các nhóm tế bào này giảm đột ngột sức căng trương nước, do đó mất khả năng chống đỡ, dẫn đến sự cụp của lá, cành hoặc nắp.

317 Câu 16. Hãy trình bày tóm tắt về 6 hình thức vận động sinh trưởng, các nguyên nhân gây ra các hình thức vận động ấy và cho ví dụ về các hình thức vận động ? Trả lời. Nêu được 6 hình thức vận động sinh trưởng và nguyên nhân gây ra các hình thức vận động ấy : Vận động theo ánh sáng Vận động theo trọng lực Vận động theo nguồn nước Vận động theo nguồn hoá học Vận động theo đồng hồ sinh học Vận động theo sức trương nước

318 b) Nêu được các ví dụ cho các hình thức vận động
Câu Hãy xếp các loại vận động cụ thể sau đây vào đúng các hình thức vận động của nó : Hình thức vận động Loại vận động cụ thể I. Hướng tiếp xúc Cây ngủ (lá cụp lại vào buổi tối) II. Cảm ứng sáng 2. Tua cuốn cây Đậu cuốn vòng theo cọc III. Hướng sáng Lá cây Xấu hổ cụp lại khi chạm vào IV. Cảm ứng tiếp xúc 4. Hoa Hướng dương hướng về phía mặt trời. V. Hướng trọng lực Rễ hướng xuống đất, ngọn hướng lên trời Trả lời. Xếp đúng như sau:

319 Hình thức vận động Loại vận động cụ thể
II III IV V Câu Chúng ta đều biết rằng, các hình thức vận động sinh trưởng của thực vật ( Cảm ứng ) chính là các hình thức phản ứng của thực vật với các kích thích của các nhân tố môi trường. Hãy nêu các nhân tố kích thích của môi trường và các hình thức phản ứng với các kích thích đó ?

320 Trả lời. Nhân tố kích thích Hướng động Cảm ứng Sáng / Tối Hướng quang Cảm ánh sáng Trọng lực Hướng đất Tiếp xúc Hướng tiếp xúc Cảm tiếp xúc Nhiệt độ Hướng nhiệt Cảm nhiệt Hoá học Hướng hoá Cảm hoá Nước Hướng nước Cảm nước

321 Câu 19. Hãy cho các ví dụ về các hình thức vận động cảm ứng trên ?
Trả lời. 1.Hướng quang: Ngọn cây hướng về phía được chiếu sáng, hoa Hướng dương hướng về phía mặt trời 2. Cảm ánh sáng: Hoa nở ban ngày, hoa nở ban đêm 3. Hướng đất: Đặt cây nằm ngang, rễ sẽ hướng xuống đất, ngọn hướng lên trời 4. Hướng tiếp xúc: Tua cuốn cây Đậu cuốn vòng theo cọc 5. Cảm tiếp xúc: Lá và cành cây Xấu hổ cụp lại khi bị va chạm

322 6. Hướng nhiệt: Rễ cây hướng về phía có nhiệt độ thích hợp
7. Cảm nhiệt: Hoa nở theo giờ nhất định trong ngày, ví dụ Hoa 10 giờ 8. Hướng hoá: Rễ cây luôn hướng về phía có nguồn dinh dưỡng tốt và tránh nguồn hoá chất độc hại 9. Cảm hoá học: Cây nhận biết được các thông tin báo động bằng chất khí, hoặc tạo ra các chất độc chống côn trùng 10. Hướng nước: Rễ cây luôn hướng về phía có nguồn nước 11. Khi thiếu nước, AAB tăng lên, gây đóng khí khổng.

323 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Lá cây họ Đậu cụp lại vào buổi tối ( cây ngủ ) thuộc hình thức vận động sinh trưởng nào : a. Vận động theo ánh sáng b. Cảm ứng nhiệt c. Cảm ứng ánh sáng * d. Vận động theo nguồn nước 2. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời thuộc hình thức vận động sinh trưởng nào : a.Vận động theo đồng hồ sinh học b.Cảm ứng nhiệt c.Cảm ứng ánh sáng d.Vận động theo ánh sáng *

324 3. Trong các hình thức vận động sinh trưởng sau đây, hình thức vận động nào không liên quan đến sinh trưởng của tế bào : a.Vận động theo ánh sáng b.Vận động theo trọng lực c.Vận động theo nguồn dinh dưỡng d.Vận động theo sức trương nước * 4. Sự thay đổi hàm lượng Auxin ở phía chiếu sáng và phía che tối của ngọn cây là do : a.Auxin bị phân huỷ do ánh sáng b.Auxin được hình thành nhiều trong tối c.Auxin được vận chuyển từ phía sáng sang phía tối *

325 d.Cả a và c 5. Trong số các hình thức vận động và cảm ứng sau đây, hình thức nào không có : a.Vận động hướng sáng b.Cảm ứng ánh sáng c.Vận động theo trọng lực d.Cảm ứng theo trọng lực * 6. Trong các hình thức vận động sinh trưởng, vận động nào sau đây phụ thuộc vào bơm ion : a.Vận động theo trọng lực b.Vận động theo ánh sáng c.Vận động theo nguồn dinh dưỡng d.Vận động theo sức trương nước *

326 7. Các hình thức vận động hướng động của cây bị tác động bởi :
a.Hệ sắc tố b.Hoạt động đóng mở khí khổng c.Sự thay đổi hàm lượng nhóm axit nucleic d.Các nhân tố môi trường * 8. Các cây trồng dầy thường có chiều cao lớn hơn các cây cùng loại trồng thưa. Thực tế này liên quan đến hình thức cảm ứng nào sau đây : a.Vận động theo ánh sáng * b.Vận động theo nguồn nước c.Cảm ứng ánh sáng d.Cảm ứng nhiệt độ

327 9. Hình thức vận động ở các cây ăn thịt thuộc hình thức vận động nào sau đây :
a.Vận động theo nguồn nước b.Vận động theo nguồn dinh dưỡng c.Vận động theo đồng hồ sinh học d.Vận động theo sức trương nước * 10. Vận động hướng động và vận động cảm ứng khấc nhau ở đặc điểm nào sau đây : a.Vận động hướng động là vận động có hướng, vận động cảm ứng thì không có hướng b.Vận động hướng động liên quan đến tác động về một phía của nhân tố môi trường, vận động cảm ứng thì

328 thì tác động của các nhân tố môi trường không theo một phía
c.Vận động hướng động liên quan đến tác động cơ học, vận động cảm ứng thì không d.Cả a và b *

329 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 7. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG KIẾN THỨC : I. Khái niệm về sinh trưởng, phát triển a. Định nghĩa : sinh trưởng, phát triển b. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển * - Sinh trưởng tốt dẫn đến phát triển tốt - Sinh trưởng kém dẫn đến phát triển kém - Sinh trưởng lấn át phát triển - Sinh trưởng chậm, phát triển nhanh

330 II. Quá trình sinh trưởng
a. Sinh trưởng sơ cấp - Khái niệm về sinh trưởng sơ cấp - Sinh trưởng sơ cấp ở cây một lá mầm - Sinh trưởng sơ cấp ở cây hai lá mầm b. Sinh trưởng thứ cấp - Khái niệm về sinh trưởng thứ cấp - Sinh trưởng thứ cấp ở cây một lá mầm - Sinh trưởng thứ cấp ở cây hai lá mầm c. Các nhân tố môi trường và quá trình sinh trưởng - Ánh sáng - Nhiệt độ - Nước

331 - Khí CO2 và O2 - Dinh dưỡng khoáng III. Các nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực vật - Nhóm auxin - Nhóm giberelin - Nhóm xytokinin - Nhóm chất ức chế : Etilen và AAB Nội dung mục 3 : - Nơi sinh tổng hợp các nhóm chất và hướng vận chuyển * - Đại diện tự nhiên và nhân tạo của các nhóm * - Tác dụng sinh lí của mỗi nhóm - Một số ứng dụng thực tiễn

332 IV. Các thuyết về quá trình ra hoa *
a. Sự ra hoa đánh dấu một giai đoạn quan trọng của sự phát triển ở thực vật có hoa. b. Thuyết phát triển theo giai đoạn c. Thuyết hocmon ra hoa và vai trò của florigen d. Thuyết quang chu kì và vai trò của phytocrom

333 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP Câu 1. Sinh trưởng ở thực vật là gì ? Trả lời. Sinh trưởng là sự tăng lên theo một chiều về số lượng, kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan, cơ thể. Trong quá trình sinh trưởng, muốn nhấn mạnh một sự thay đổi về lượng. Câu 2. Phát triển ở thực vật là gì ? Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở các quá trình phân hoá, quá trình phát sinh hình thái, sự xuất hiện một cơ quan mới mang một chức năng mới.

334 Trong quá trình phát triển, muốn nhấn mạnh một sự thay đổi về lượng và cơ quan mới ở đây là cơ quan sinh sản- hoa và cơ thể chuyển sang chức năng mới - chức năng sinh sản. Câu 3. Hãy cho biết mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng và quá trình sinh sản ? Trả lời. Có 4 mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hai quá trình này: Sinh trưởng tốt thì sẽ phát triển tốt : Sinh trưởng tốt thân, lá, rễ thì sẽ phát triển tốt hoa, quả. Sinh trưởng kém thì sẽ phát triển kém : Sinh trưởng kém thân, lá, rễ thì cũng sẽ phát triển kém hoa, quả.

335 Sinh trưởng lấn át phát triển: Sinh trưởng thân, lá, rễ quá tốt sẽ dẫn đến kém đậu hoa, đậu quả. Cây lúa quá tốt thân, lá thì sẽ bị hạt lép. Trường hợp này gọi là lúa lốp. Sinh trưởng chậm, nhưng phát triển lại nhanh: Cây chưa đủ cành, đủ lá đã ra hoa. Trường hợp Cải ngồng chẳng hạn. Câu 4. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ? Trả lời. Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều cao của cây, diễn ra ở mô phân sinh ngọn.

336 Câu 5. Hãy nêu các pha sinh trưởng của tế bào ?
Trả lời. Sự sinh trưởng của tế bào thực vật được chia làm 3 pha: Pha phân chia : Phân chia nguyên nhiễm diễn ra ở tế bào sinh dưỡng, làm tăng số lượng tế bào Phân chia giảm nhiễm diễn ra ở tế bào sinh sản, làm xuất hiện các giao tử. Pha lớn ( pha dãn ) : Tế bào tăng về số lượng, kích thước, khối lượng của các thành phần và các bào quan. Pha phân hoá : Tế bào sẽ được phân hoá thành các mô, các cơ quan khác nhau, mang các chức năng khác nhau.

337 Câu 6. Giới thiệu tóm tắt về các chất điều hoà sinh trưởng thực vật ?
Trả lời. Các Chất điều hoà sinh trư­ởng thực vật là một nhóm hợp chất hữu cơ đ­ược sinh tổng hợp trong cơ thể thực vật, bao gồm các nhóm sau : Ba nhóm chất kích thích sinh trư­ởng (nhóm auxin, nhóm gibêrêlin, nhóm xytôkinin) và một nhóm chất ức chế sinh trư­ởng (Etylen, Axit apxisis, Chlo-cholin-chlorit,…). Đặc điểm quan trọng của chất điều hoà sinh trư­ởng thực vật là chúng kích thích hoặc kìm hãm sự sinh tr­ưởng và phát triển của thực vật ở nồng độ rất thấp trên cơ sở tác động lên hệ gen của cơ thể.

338 CÂU 7. Trình bày tóm tắt về Thuyết quang chu kì ?
Trả lời : 1.Định nghĩa: Thuyết quang chu kì là thuyết giải thích quá trình ra hoa phụ vào quang chu kì. 2.Nội dung: Dựa theo thời gian ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì người ta chia ra 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn, cây trung tính. 3.Độ dài đêm quyết định sự ra hoa. Có 4 thí nghiệm để chứng minh kết luận này. Như vậy, cây ngày dài thực chất là cây đêm ngắn, ngược lại cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài. 4.Chất điều khiển thời gian ra hoa trong Thuyết quang chu kì là Phytocrom 660 (kích thích sự ra hoa cây ngày ngắn) và Phytocrom 730 (kích thích sự ra hoa cây ngày dài).

339 CÂU 8. Dựa vào Thuyết quang chu kì, hãy giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt sau :
a) Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa Cúc vào mùa thu Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông Bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng Mía (Cu Ba) vào mùa đông Trả lời. Một trong những nội dung rất quan trọng của Thuyết quang chu kì là : Thời gian ban đêm quyết định quá trình ra hoa. Vì vậy : Cúc ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu thời gian ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày, thích hợp cho Cúc ra hoa.

340 Thắp đèn ban đêm ở vườn hoa Cúc vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để hoa Cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm hơn vào mùa đông ( khi không thắp đèn nữa ) sẽ có cuống dài hơn, đoá hoa to hơn, đẹp hơn và mùa đông ít chủng loại hoa hơn, nhu cầu hoa lại lớn hơn, hoa Cúc bán sẽ thu lợi nhuận cao hơn. Thanh long ra hoa vào mùa hè, mùa có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. Vì vậy, mùa đông, ban đêm dài hơn ban ngày, Thanh long không ra hoa. Để Thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để cắt đêm dài thành hai đêm ngắn.

341 Mía là cây ngày ngắn và ra hoa vào mùa đông ( mùa đông ngày ngắn, đêm dài ). Nhưng Mía ra hoa sẽ tiêu tốn một lượng đường rất lớn. Để Mía không ra hoa vào mùa đông sẽ phải cắt đêm dài thành hai đêm ngắn bằng cách bắn pháo hoa ban đêm. Câu 9. Thế nào là độ dài ngày tới hạn ? Trả lời. Độ dài ngày tới hạn là thuật ngữ này dùng trong Thuyết quang chu kì . Đó là số giờ sáng cực đại ( hay số giờ tối cực tiểu ) để cây ngày ngắn có thể ra hoa và ng­ợc lại đó là số giờ sáng cực tiểu (hay số giờ tối cực đại) để cây ngày dài có thể ra hoa . Ví dụ : Một cây ngày dài sẽ ra hoa khi độ dài ngày > 14 giờ ( độ dài đêm < 10 giờ ) thì có nghĩa là 14 giờ là số giờ sáng cực tiểu và 10 giờ là số giờ tối cực đại . Một cây ngày ngắn sẽ ra hoa khi độ dài ngày < 10 giờ ( độ dài đêm > 14 giờ ) thì 10 giờ

342 là số giờ sáng cực đại và 14 giờ là số giờ tối cực tiểu. Câu 10
là số giờ sáng cực đại và 14 giờ là số giờ tối cực tiểu. Câu 10. Thế nào là vòng sinh trưởng ? Trả lời. Vòng sinh trư­ởng là vòng sinh trưởng hàng năm của thõn và rễ ở cỏc cõy gỗ do hoạt động của tầng phỏt sinh.Vũng sinh trưởng của những cõy vựng ụn đới trên bản cắt ngang thân có thể thấy hai vũng đồng tâm có màu sáng và tối của các mô gỗ. Cỏc vũng đó gồm vùng có các yếu tố mạch rộng hơn - sản phẩm của tầng phát sinh hoạt động về mùa xuân ( lớp sáng hơn) và tiếp theo là vùng có các yếu tố mạch hẹp hơn - sản phẩm của tầng phát sinh hoạt động vào cuối mùa hè (lớp sẫm hơn). Quá trình này được lặp lại hàng năm và ta có thể căn cứ vào số vũng sỏng hoặc tối để tính tuổi của cây.

343 CÂU 11. Thế nào là phát quang sinh học ?
Trả lời Phát quang sinh học là sự phát ra ánh sáng từ các cơ thể sống. Phát quang sinh học gặp nhiều ở sinh vật biển,đặc biệt là các sinh vật sống ở biển sâu.Phát quang sinh học cũng là đặc tính của một số côn trùng,vi khuẩn,nấm,…đặc biệt là con đom đóm. Trong phát quang sinh học,ánh sáng được phát ra là do kết quả của phản ứng oxi hoá hợp chất luciferin do enzyme luciferaza xúc tác và ATP cung cấp năng lượng.

344 Câu 12. Trình bày vài nét về Phytocrom ?
Trả lời. Phytocrom là sắc tố liên kết với protein tìm thấy với một nồng rất thấp ở hầu hết các cơ quan của thực vật, cụ thể là trong mô phân sinh . Sắc tố này tồn tại d­ới hai dạng và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Dạng Pr 660 có đỉnh hấp thụ ánh sáng cực đại ở 660nm (ánh sáng đỏ) và dạng Pfr 730 có đỉnh hấp thụ ánh sáng cực đại ở 730nm (ánh sáng đỏ xa). Anh sáng ban ngày thích hợp cho sự hình thành dạng Pfr 730-dạng có hoạt động sinh lí. Cường độ ánh sáng để xảy ra sự chuyển hoá này rất thấp và thời gian chuyển hoá xảy ra rất nhanh, có thể tính bằng giây. Phytocrom đóng vai trò quan trọng như­ chất nhận ánh sáng trong các quá trình sinh lí liên quan đến ánh sáng trong một giới hạn rộng như các phản ứng quang chu kì, quang phát sinh hình thái,

345 bao gồm sự trải rộng các phiến lá, sự không uốn cong các phiến lá ở các loài cỏ và ngũ cốc, cũng như sự hoá lục, sự nảy mầm của những hạt nhạy cảm với ánh sáng nh­ư hạt rau diếp. Ng­ười ta cho rằng dạng Pfr 730 gây ra sự thay đổi quá trình thẩm thấu của màng và hậu quả tiếp theo có thể liên quan đến các chất điều hoà sinh trư­ởng như­ giberelin, xytokinin và cả florigen. Câu 13. Trình bày những hiểu biết về nhóm Auxin : a) Nơi sinh tổng hợp và h­ướng vận chuyển b) Các đại diện tự nhiên và nhân tạo c) Nêu một số ứng dụng thực tiễn của nhóm này.

346 Trả lời. Auxin là một trong 4 nhóm chất điều hoà sinh trư­ởng thực vật. Chất thư­ờng gặp nhất trong tự nhiên là axit indol axetic (AIA). Auxin được tổng hợp ở đỉnh sinh tr­ưởng thân và vận chuyển xuống gốc theo trọng lực. Axin có các tác dụng sinh lý sau: kích thích sinh tr­ưởng tế bào, kích thích ra rễ, gây hư­ớng ánh sáng, ức chế sinh tr­ưởng chồi bên, tăng c­ường khả năng đậu hoa, quả và tạo quả không hạt,…Các auxin đ­ược tổng hợp nhân tạo như: Axit naphtin axêtic (ANA), axit 2,4 diclophenoxyaxetic (2,4 D),…cũng có tác dụng tương tự và đ­ược sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Tóm lại. Nơi sinh tổng hợp: đỉnh sinh trưởng. Hướng vận chuyển: hướng đất theo trọng lực.

347 Đại diện tự nhiên: AIA ( Axit Indol Axetic )
Đại diện tự nhiên: AIA ( Axit Indol Axetic ). Đại diện nhân tạo: AIB ( Axit Indol Butyric ), ANA ( Axit Naptyl Axetic ), 2,4 D, 2,4,5 T, ... Một số ứng dụng của Auxin : Xử lí ra rễ cành giâm, cành chiết, xử lí đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt, ngắt ngọn cây để được nhiều nhánh, cành do làm mất ưu thế đỉnh của Auxin, ... Câu 14. Trình bày những hiểu biết về nhóm Giberelin: a) Nơi sinh tổng hợp và hướng vận chuyển b) Các đại diện tự nhiên và nhân tạo c) Nêu một số ứng dụng thực tiễn của nhóm này.

348 Trả lời. Giberelin là một trong 4 nhóm chất điều hoà sinh trư­ởng thực vật, lần đầu tiên tìm thấy trong nấm gây hiện tượng lúa von Gibberella fujikuroi. Chất phổ biến là GA3 sau đó là các GA1,GA2,…Trong cây, axit giberelic đư­ợc tổng hợp trong các phần non và có nhiều tác dụng sinh lý quan trọng nh­ư : kích thích sự phân chia tế bào đặc biệt là các tế bào lóng, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, kích thích quá trình ra hoa và có ảnh h­ưởng đến sự hình thành giới tính. Câu 15. Trình bày những hiểu biết về nhóm Xitokinin: a) Nơi sinh tổng hợp và hướng vận chuyển b) Các đại diện tự nhiên và nhân tạo c) Nêu một số ứng dụng thực tiễn của nhóm này.

349 Trả lời. Xitôkinin là một nhóm chất điều hoà sinh trư­ởng thực vật có tác dụng kích thích sự phân chia và phân hoá tế bào, chuyển hoá axit nucleic, kích thích sinh trưởng chồi bên, làm chậm sự hoá già,…Xitôkinin hình thành ở rễ, có nhiều trong hạt ngô, quả dừa. Câu 16. Trình bày vài nét về axit apxisic ( AAB ) ? Axit apxisic là một chất thuộc nhóm ức chế sinh trư­ởng thực vật, thúc đẩy sự rụng lá bằng cách kích thích sự hình thành tầng rời giữa cuống lá và cành, kìm hãm sự nẩy mầm của hạt, củ. Khi cây bị hạn ABA tăng lên kích thích các bơm ion K+,Ca2+ hoạt động kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng làm cho tế bào khí khổng mất sức căng trương nước và khí khổng đóng lại.

350 Câu 17. Trình bày vài nét về Etilen ?
Trả lời. Etilen là một chất kìm hãm sinh trư­ởng dạng khí, có công thức C2H4 ( CH2 = CH2 ), thúc đẩy quá trình chín quả, quá trình hoá già, sự rụng hoa, lá, quả. Etilen hình thành nhiều trong các cơ quan hoá già và các quả chín . Câu 18. Hãy nêu các đặc điểm khác nhau giữa auxin và giberelin : a ) về cấu tạo hoá học về nồng độ tác dụng về các chất tổng hợp

351 Trả lời. Auxin trong phân tử có nguyên tố Nitơ, Giberelin thì không Auxin, kích thích hay ức chế phụ thuộc vào nồng độ, Giberelin thì không Auxin có các chất tự nhiên lẫn các chất tổng hợp nhân tạo, Giberelin thì chỉ có các chất tự nhiên, không có các chất nhân tạo. Câu 19. Trong qui trình nuôi cấy mô - tế bào thực vật: những nhóm chất kích thích sinh trưởng nào được sử dụng? sự thay đổi tỷ lệ của chúng trong qui trình ?

352 Trả lời. Thông thường có hai nhóm chất kích thích sinh trưởng được sử dụng: Auxin - kích thích ra rễ và Xytokinin - kích thích ra chồi Tỉ lệ Auxin / Xytokinin = 1, trong giai đoạn tạo mô sẹo, > 1, trong giai đoạn phân hoá rễ, < 1, trong giai đoạn phân hoá chồi. Câu 20. Florigen là chất gì ? Trả lời Florigen (Florigen , Flowering hormone)- Hocmôn ra hoa gồm axit giberelic và một chất giả thiết khác đ­ợc mô tả trong một thuyết về hocmon ra hoa ở thực vật. Thuyết này cho rằng : florigen đ­ợc chuyển từ lá lên ngọn và kích thích sự ra hoa. Tuy nhiên các cố gắng nhằm tách florigen cho đến nay vẫn ch­a thành công.

353 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trên một cây Bạch đàn cao 5 mét, người ta đóng hai chiếc đinh đối diện nhau vào thân cây ở độ cao 1 mét so với mặt đất. Sau vài năm, cây cao 10 mét. Hỏi khoảng cách giữa hai đinh và chiều cao giữa đinh với mặt đất thay đổi thế nào: a.cả hai không thay đổi b.cả hai thay đổi c.Khoảng cách giữa hai đinh thay đổi, còn khoảng cách giữa đinh với mặt đất thì không thay đổi * d.khoảng cách giữa hai đinh không thay đổi, còn khoảng cách giữa đinh với mặt đất thì có thay đổi e.tất cả các câu trả lời đều sai.

354 d. Cây hạt trần, cây hạt kín hai lá mầm *
2. Cân bằng hocmon nào sau đây quyết định ưu thế ngọn : a. Cytokinin / GA b. AIA / ABA c. AIA / Cytokinin* d. AIA / GA e. GA / Etilen 3. Khi chlorophyl bị phân giải thì màu sắc của lá là màu của nhóm sắc tố nào carotenoit * b. xanthophyl c. antoxianin d. melanin e. phycoerithrin 4. Sự sinh trưởng thứ cấp của thân là đặc trưng cho: a. Rêu, cây hạt trần, cây hạt kín b. Cây 1 lá mầm, cây hạt kín hai lá mầm c. Cây 1 lá mầm, cây hạt kín, cây hạt trần d. Cây hạt trần, cây hạt kín hai lá mầm * e. Không có câu nào đúng.

355 5. Số lượng ti thể và lạp thể trong tế bào được tăng lên bằng cách nào :
a. sinh tổng hợp mới b. phân chia * c. sinh tổng hợp mới và phân chia d. số lượng phụ thuộc vào đặc tính di truyền e. nhờ liên kết các túi màng của tế bào 6. Cây thường xanh thường rụng lá khi nào : a. vào mùa hạ b. vào mùa thu c. vào mùa xuân d. vào mùa đông e. quanh năm * 7. Chất điều hoà sinh trưởng nào sau đây làm chậm sự hoá già: cytokinin* b. AIA c. ABA d. etilen e. GA3

356 Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng :
a. GA3 b. AA B* c. 2,4D d. Kinetin e. NAA Chất nào sau đây không phải là chất ức chế sinh trưởng : a. ABA b. Etilen c. 2,4,5 T* d. CCC e. TIBA 10. Khi cây hoá già thì hàm lượng chất nào trong cây sẽ tăng: a. AIA b. AAB* c. Zẹatin d. GA e. Auxin 11. Tương quan nào là tương quan kích thích : a. Chồi ngọn và chồi bên b. Thân lá và rễ củ c. Rễ chính và rễ phụ d. Cành nhánh và hoa quả * e. Không có tương quan nào

357 12. Quả được hình thành sau thụ tinh là do Auxin được đưa vào bầu từ
a. vòi nhụy b. bầu nhụy c. phôi* d. ngọn cây e. hạt phấn 13. Chọn ý không đúng về Auxin : a. kích thích ra rễ cành giâm, cành chiết b. ức chế sinh trưởng chồi bên c. tác dụng kích thích hay kìm hãm phụ thuộc vào nồng độ d. vận chuyển hướng gốc theo sự chênh lệch nồng độ * e. khi ngắt ngọn cây sẽ làm mất vai trò ưu thế đỉnh của Auxin

358 14. Điều nào dưới đây không đúng về sự vận chuyển của Auxin:
a. không vận chuyển theo mạch rây và mạch gỗ b. vận chuyển trong các tế bào nhu mô cạnh các bó mạch c. vận chuyển chậm d. vận chuyển hướng gốc e. vận chuyển không cần năng lượng * 15. Những biến đổi xảy ra khi quả chín (màu sắc, mùi vị, độ cứng và thành phần hoá học) chủ yếu là do a. hàm lượng CO2 trong quả tăng b. nhiệt độ tăng c. sự tổng hợp etilen trong quả * d. tăng hàm lượng auxin trong quả

359 e. tăng hàm lượng giberelin trong qủa
16. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về Giberelin: a. kích thích sinh trưởng tế bào theo chiều dài b. kích thích ra hoa c. là một trong hai thành phần của hocmon ra hoa - florigen d. tác dụng kích thích hay kìm hãm không phụ thuộc vào nồng độ e. trong phân tử có chứa nguyên tố Nitơ * Chọn ý không đúng trong các ý sau: a. quang chu kì là hiện tượng liên quan đến đồng hồ sinh học * b. hocmon thực vật có vai trò điều chỉnh thời gian ra hoa

360 c. hiện tượng quang chu kì quyết định chính là độ dài đêm
d. phần lớn thực vật là cây trung tính e. hiện tượng quang chu kì hạn chế sự nhập nội cây trồng 18. Cơ quan đóng vai trò chính trong quang chu kì: a. chồi chính b. chồi bên c. lá * d. rễ e. thân Câu 19. Cấu trúc nào sau đây gần với lõi của thân cây gỗ nhất: a. tượng tầng b. mạch rây sơ cấp c. mạch rây thứ cấp d. mạch gỗ sơ cấp *

361 e. Mạch gỗ thứ cấp 20. Hai cây A và B trồng trên cùng một diện tích , nhận thấy cây A ảnh hưởng xấu đến cây B . Cần bố trí thí nghiệm thế nào để chứng minh được điều đó : a. Trồng cây A và cây B riêng b. trồng cây A và cây B chung c. Trồng cây A, cây B chung và trồng cây A, cây B riêng d. Trồng cây A, cây B chung và trồng cây B riêng * e. Trồng cây A, cây B chung và trồng cây A riêng Những cây mọc dưới tán lá khác với những cây cùng loài mọc ở nơi quang đãng : có các đốt dài hơn * b. Có các đốt ngắn hơn

362 c. Có thân to hơn d. Lượng antoxianin nhiều hơn e. Lượng chlorophyll a nhiều hơn 22. Một quá trình sinh lí xảy ra trong cây sau khi được chiếu sáng bằng phổ ánh sáng đầy đủ hoặc bằng ánh sáng đỏ. Chất nào sau đây liên quan đến quá trình sinh lí đó: a. Chlorophyll b. flavônoit c. antoxianin d. Phytocrom * e. carotenoit 23. Auxin hoạt động như một chất : a.kích thích ra lá và rụng quả b.kích thích sinh trưởng chồi bên c.ức chế sinh trưởng chiều cao

363 d.kích thích dãn tế bào và ra rễ *
e. kích thích sinh trưởng chiều cao 24. Auxin không kích thích quá trình nào sau đây: a.Sinh trưởng tế bào b.Ra rễ cành giâm, cành chiết c.Sinh trưởng chồi bên * d.Đậu hoa, đậu quả e.Quá trình nào cũng được kích thích 25. Giberelin không kích thích quá trình nào sau đây : nảy mầm hạt a.sinh trưởng tế bào b.ra hoa c.ngủ nghỉ * d.không có quá trình nào

364 26. Xytokinin không kích thích quá trình nào sau đây:
a.phân chia tế bào b.sinh trưởng chồi bên c.nảy chồi d.hoá già * e.không có quá trình nào 27. a.AAB liên quan đến quá trình nào sau đây : a.mở khí khổng b.ngủ, nghỉ * c.sinh trưởng tế bào d.phân chia tế bào 28. Khi ánh sáng chiếu vào một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng chiếu. Hiện tượng này gọi là:

365 a.Cảm ứng ánh sáng b.Hướng sáng * c.chuyển động theo ánh sáng d.tạo hình theo ánh sáng e.quang chu kì 29. Các chất kích thích sinh trưởng giảm, trong khi các chất kìm hãm tăng mạnh, trong thời kì sau: a.cây đang sinh trưởng mạnh b.cây đã trưởng thành c.cây chuẩn bị ra hoa d.cây già cỗi * e.cây đang ra cành mới

366 30. Cho các nhân tố môi trường liên quan đến sự nảy mầm của hạt :
I. ánh sáng II. nhiệt độ III. CO2 IV. O V. nước Hãy chọn tổ hợp đúng trong các tổ hợp sau : A. I, II, III B. II, III, IV C. III, IV, V D. II, IV, V E. I, IV, V 31. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự nảy mầm của hạt : a. AIA b. Êtilen c. GA3 * AAB d. Kinetin

367 32. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự ra rễ :
a. AIA * b. Etilen c. GA3 d. AAB d. Kinetin 33. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự chín quả : a. AIA b. Etilen * c. GA3 d. AAB d. Kinetin 34. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự ra hoa : a. AIA b. Etilen c. GA3 * d. AAB d. Kinetin

368 35. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự ra chồi :
a. AIA b. Etilen c. GA3 d. AAB d. Kinetin * 36. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự ra chồi :

369 37. Trong các tác dụng sinh lí sau đây, tác dụng nào không phải là tác dụng của Auxin :
Tính hướng ánh sáng và trọng lực b. Kích thích sinh trưởng tế bào c. Điều chỉnh ưu thế ngọn d. Kích thích ra rễ e. Kích thích ra hoa * 38. Trong các tác dụng sinh lí sau, tác dụng nào không phải của Giberelin : Kích thích sinh trưởng của đốt và lóng của cây hoà thảo b. Kích thích ra hoa Kích thích sự nảy mầm của hạt Kích thích sinh trưởng chồi bên *

370 Điều chỉnh phân hoá giới tính
39. Trong các tác dụng sinh lí sau, tác dụng nào không thuộc Xytokinin : Kích thích phân chia tế bào b. Kìm hãm sự hoá già c. Kích thích tạo quả không hạt * d. Kích thích sinh trưởng chồi bên e. Kích thích sự phân hoá tế bào, mô, cơ quan 40. Trong các tác dụng sinh lí sau, tác dụng nào không thuộc AAB : Kiểm tra sự rụng lá b. Đóng khí khổng c. Kích thích hoá già d. Kích thích nảy mầm của hạt * e. Điều chỉnh sự ngủ nghỉ

371 41. Trong các tác dụng sinh lí sau, tác dụng nào không thuộc Etilen : Kích thích sự chín quả
b. Kích thích sự rụng lá, rụng quả c. Kích thích sự ra hoa trái vụ d. Kìm hãm sự phân giải clorophin* e. Điều chỉnh giới tính của hoa đơn tính 42. Phytocrom 660 có thể biến đổi thành Phytocrom 730 và ngược lại: Hãy chọn điều kiện đúng trong các điều kiện sau: ngoài sáng và đèn đỏ thẫm sẽ biến > 730 tối và đèn đỏ thẫm sẽ biến > 660 * tối và đèn đỏ sẽ biến > 660 ngoài sáng và đèn đỏ sẽ biến > 660 tối và đèn đỏ thẫm sẽ biến > 730

372 43. Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa ánh sáng và quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật, người ta chia ra các nhóm cây : Cây ưa sáng, cây ưa bóng Cây ngày dài, cây ngày ngắn Ý nào sau đây là chính xác về vấn đề này : a. Phân biệt cây ưa sáng, cây ưa bóng bằng cường độ ánh sáng, phân biệt cây ngày dài, ngày ngắn bằng thời gian chiếu sáng * b. Phân biệt cây ưa sáng, ưa bóng bằng thời gian chiếu sáng, phân biệt cây ngày dài, ngày ngắn bằng cường độ chiếu sáng c. Có thể phân biệt hai nhóm cây trên chỉ bằng cường độ chiếu sáng

373 d. Có thể phân biệt hai nhóm cây trên chỉ bằng thời gian chiếu sáng
e. Không có ý nào đúng 44. Khi ta gọi một cây là cây ngày ngắn thì có nghĩa là: a. Nó ra hoa vào mùa đông b. Nó ra hoa khi ngày ngắn hơn 12 giờ c. Nó ra hoa khi trồng ở vùng xích đạo d. Nó ra hoa khi đêm dài hơn độ dài đêm tới hạn * e. Không có ý nào đúng Đối với cây ngày ngắn thì thời gian tới hạn để ra hoa phải được hiểu như thế nào:

374 đó là số giờ sáng tối đa đó là số giờ tối tối thiểu * đó là số giờ sáng tối thiểu đó là số giờ tối tối đa không có ý nào đúng 46. Chế độ chiếu sáng nào dưới đây sẽ ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn khi số giờ tối tới hạn là 12 giờ 12s , 6t , R , FR , R , FR , 6t 12s , 6t , R , FR , 6t 12s , 12t 12s , 6t , R , 6t * tất cả đều ức chế

375 47. Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa
47. Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa . Hỏi chu kỳ nào dưới đây sẽ làm cho cây này không ra hoa : a. 16 h sáng / 8 h tối b. 14 h sáng / 10 h tối * c. 15,5 h sáng / 8,5 h tối d. 4 h sáng / 8 h tối / 4 h sáng / 8 h tối e. 8 h sáng / 8 h tối / bật sáng ban đêm / 8 h tối 48. Phytocrom 730 ức chế sự ra hoa của : a. Cây già cỗi b. Cây cần ra hoa sớm c. Cây ngày ngắn * d. Cây ngày dài e. Cây trung tính

376 49. Khi hình thành tầng rời thì quá trình vận chuyển các chất hữu cơ ra khỏi lá bị gián đoạn và đường tích luỹ trong lá đã dẫn đến sự tổng hợp : a. Carotenoit b. Xanthophin c. Antoxianin * Melanin e. Phycoerithrin 50. Cây thường xanh rụng lá khi nào : a.vào mùa đông b.vào mùa xuân c.vào mùa hạ d.vào mùa thu e.quanh năm * 51. Để tạo rễ từ mô sẹo, người ta phải chọn tỉ lệ hai nhóm chất Auxin và Xytokinin như thế nào cho phù hợp :

377 A. Auxin / Xytokinin = 1 B. Auxin / Xytokinin > 1 * C. Auxin / Xytokịin < 1 D. Không có tỉ lệ nào thích hợp 52. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự trẻ hoá : a. AIA b. Etilen c. GA3 d. AAB d. Kinetin * 53. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây kích thích sự hoá già : a. AIA b. Etilen c. GA3 d. AAB * d. Kinetin

378 54. Hãy chọn một chất điều hoà sinh trưởng sau đây ức chế sự ra chồi :
a. AIA * b. Etilen c. GA3 d. AAB d. Kinetin 55. Trồng một cây ngày ngắn, một cây ngày dài trong nhà kính, với chu kì quang: tối > 14 giờ, sáng < 10 giờ. Sử dụng các đèn chiếu sáng ban đêm để điều chỉnh quá trình ra hoa: đèn đỏ, đèn trắng, đèn đỏ thẫm. Hỏi: Đèn nào sẽ làm cho cây ngày ngắn không ra hoa, cây ngày dài ra hoa: đèn đỏ đèn đỏ thẫm c. đèn trắng d. đèn đỏ và đèn trắng* e.đèn đỏ và đèn đỏ thẫm

379 Đèn nào sẽ làm cho cây ngày ngắn ra hoa, cây ngày dài không ra hoa:
đèn đỏ đèn đỏ thẫm * c. Đèn trắng d. Đèn đỏ và đèn trắng e.đèn đỏ thẫm và đèn đỏ 56. Mũ rễ của cây ngô non sẽ được tạo mới trong vòng 5 ngày. Nhưng trong con tầu vũ trụ đang bay, không có sự tái sinh mũ rễ. Lí do là: Việc hình thành mũ rễ liên quan đến hàm lượng CO2 trong khí quyển. Việc hình thành mũ rễ liên quan đến quang chu kì. Việc hình thành mũ rễ liên quan đến sự khác biệt ngày đêm. Việc hình thành mũ rễ liên quan đến lực hút của trái đất* Việc hình thành mũ rễ liên quan đến hàm lượng Oxi trong tầu vũ trụ.

380 CHƯƠNG VIII. SINH SẢN NỘI DUNG KIẾN THỨC : 1. Khái niệm về sinh sản a. Khái niệm chung b. Khái niệm về sinh sản vô tính c. Khái niệm về sinh sản hữu tính 2. Sinh sản vô tính a. Các hình thức sinh sản vô tính tự nhiên - Sinh sản bằng thân bò - Sinh sản bằng thân rễ - Sinh sản bằng thân hành - Sinh sản bằng thân củ và củ

381 - Sinh sản bằng chồi rễ và chồi thân
- Sinh sản bằng lá b. Các hình thức sinh sản nhân tạo - Giâm - Chiết - Ghép - Nuôi cấy mô-tế bào 3. Sinh sản hữu tính a. Sinh sản ở rêu - Chu trình sinh sản * b. Sinh sản ở dương xỉ - Chu trình sinh sản c. Sinh sản ở thực vật hạt trần-Chu trình sinh sản* d. Sinh sản ở thực vật có hoa

382 Cấu tạo hoa * Sự thụ phấn Sự thụ tinh Sự hình thành quả và hạt * Sự chín của quả và hạt *

383 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP Câu Thế nào là sinh sản hữu tính ? Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Sinh sản hữu tính khác sinh sản vô tính ở chỗ có cả hai loại giao tử, có thụ tinh tạo thành hợp tử. Con sinh ra giống cả bố và mẹ.hình thành cá thể mới bằng cách phối hợp hai nhân hoặc hai tế bào giới tính (các giao tử) để tạo nên hợp tử. Đối với các sinh vật đơn bào toàn bộ cá thể có thể kết hợp với nhau ,nh­ng ở đa số các sinh vật đa bào chỉ có các giao tử kết hợp với nhau. Những sinh vật phân biệt giới tính có hai loại giao tử: đực và cái (ở động vật là tinh trùng và trứng). Chúng được tạo ra ở các cơ quan đặc biệt (lá noãn và bao phấn ở thực vật , buồng trứng và tinh hoàn ở động vật )

384 cùng với những cấu trúc bổ trợ hình thành nên hệ sinh dục và thực hiện quá trình sinh sản. Các cá thể mang cả hai hệ sinh dục đ­ợc gọi là cùng gốc hay lưỡng tính. Nói chung quá trình giảm phân xảy ra trước khi hình thành giao tử tạo nên bộ nhiễm sắc thể đơn bội ( chứa một nửa bộ nhiễm sắc thể bình thường ). Khi thụ tinh,tức là khi các giao tử đơn bội kết hợp thì số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội được khôi phục. Bằng cách đó sinh sản hữu tính cho phép xảy ra tái tổ hợp di truyền tạo nên sự đa dạng lớn ở đời sau và như vậy nó đảm bảo cho cơ chế tiến hoá bằng con đ­ờng chọn lọc tự nhiên.

385 CÂU 2. Thế nào là sinh sản vô tính ?
Trả lời. Sinh sản vô tính là sự hình thành cá thể mới từ bố hoặc mẹ không có sự tạo giao tử hoặc những cấu trúc sinh sản đặc biệt khác. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều thực vật và động vật bậc thấp, trong đó ở thực vật thường bằng nhân giống sinh dưỡng (chiết,ghép,giâm cành,nuôi cấy mô,tế bào) hoặc sự hình thành bào tử. Đối với sinh vật đơn bào thường bằng sự phân đôi và ở động vật không xương sống đa bào thường bằng hình thức phân đôi,nảy chồi hoặc phân đốt. Câu 3. Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính truyền thống ?

386 Trả lời. Dựa vào tính độc lập về mặt sinh lí của tế bào và của các mô, cơ quan, đồng thời chú ý khai thác quá trình hình thành rễ bất định của một bộ phận của cây. Theo viện sĩ Maximop, mỗi bộ phận của cây, ngay đến mỗi tế bào, đều có tính độc lập về mặt sinh lí rất cao. Chúng có khả năng khôi phục lại các cơ quan, bộ phận không đầy đủ và trở thành một cá thể mới hoàn chỉnh. Trong cơ thể thực vật, nước và các chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ rễ lên lá theo mạch gỗ, còn các sản phẩm hữu cơ sản xuất ở lá được chuyển xuống gốc ( rễ, củ, …) theo mạch rây. Khi ta cắt đứt con đường vận chuyển theo mạch rây, các sản phẩm hữu cơ sẽ tập trung ở các tế bào vỏ của phần bị cắt ( phía trên ).

387 Các chất hữu cơ này cùng với chất điều hoà sinh trưởng Axin nội sinh ( được tổng hợp ở ngọn cây chuyển xuống ) sẽ kích thích sự hoạt động của tượng tầng và hình thành mô sẹo, rồi sau đó hình thành rễ từ mô sẹo ở chỗ bị cắt, khi gặp điều kiện thuận lợi. Quá trình hình thành rễ bất định này có thể chia làm ba giai đoạn : Giai đoạn 1 : Tái phân chia tượng tầng ( mô phân sinh bên ) Giai đoạn 2 : Xuất hiện mầm rễ Giai đoạn 3 : Sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ đâm qua vỏ ra ngoài.

388 Câu4. Háy trình bày về khái niệm nuôi cấy mô tế bào?
Trả lời Nuôi cấy mô-tế bào là kĩ thuật cấy và nuôi mô,tế bào động vật,thực vật bằng môi tr­ờng nhân tạo trong ống nghiệm hoặc trong bình thuỷ tinh. Về nguyên lí kĩ thuật này giống nh­ nuôi cấy tế bào vi sinh vật ,nh­ng vì đối t­ợng nuôi cấy là tế bào hoặc mô,nên phải dựa vào hai nguyên tắc cơ bản là tính toàn năng và khả năng biệt hoá và tái biệt hoá của tế bào. Môi trường nuôi cấy mô tế bào phải là môi tr­ờng vô trùng,có pH thích hợp và gồm tất cả các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng, vi lượng cần thiết, các chất hữu cơ,các vitamin và các chất điều hoà sinh trưởng. Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào có nhiều ứng dụng lí luận và thực tiễn quan trọng:

389 nhân nhanh giống cây trồng quý,tạo giống sạch bệnh,lai tạo giống mới,thu các chất có hoạt tính sinh học sớm từ mô sẹo,tạo các đối t­ợng nghiên cứu ,tạo tế bào gốc,phôi,mô,cơ quan sử dụng trong y học,… Câu 5. Phân biệt sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng nhân tạo ? Cho ví dụ ? Trả lời. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là sự sinh sản ở một số thực vật có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của cơ thể như: thân bò, thân rễ, thân củ, lá, rễ củ, ...Ví dụ : dâu tây, rau má, cỏ gấu, khoai tây, thuốc bỏng, khoai lang, ... Còn sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là sự sinh sản,

390 trong đó con người chủ động nhân lên hoặc tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận cắt rời của cơ thể bố hoặc mẹ . Ví dụ : giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô - tế bào. Câu 6. Tại sao có thể nuôi cấy một tế bào hoặc một mô đã tách từ cơ thể để thành một cơ thể mới hoàn chỉnh ? Trả lời. Dựa vào hai nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy mô tế bào để trả lời câu hỏi này. Đó là : Tính toàn năng của tế bào và khả năng biệt hoá và tái biệt hoá.

391 Câu 7. Thế nào là Chiết , Ghép , Giâm cành ?
Trả lời. Chiết ghép là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, tức là tạo ra một hay nhiều cá thể mới từ bố hoặc mẹ không qua giao phối. Chiết là hình thức tạo rễ trên một đoạn của cành khi còn gắn với cây, sau đó cắt rời cành có rễ để đư­ợc một cây nguyên vẹn. Ghép là hình thức lấy một bộ phận ( cành, chồi ngọn gọi là cành ghép ) của cây này ghép vào một bộ phận của cây khác( th­ường là gốc-gọi là gốc ghép ) để tạo ra một cá thể mới mang đặc điểm chung của cả hai cá thể có gốc ghép và cành ghép.

392 Ở thực vật ghép cây là một kĩ thuật quan trọng trong nghề làm v­ườn, trong đó một phần (cành ghép) của một cá thể này đ­ược đem phối hợp (ghép áp, ghép nối, ghép nêm, ghép d­ưới vỏ gần gốc) với một phần cây khác (gốc ghép) có thể cùng loài hoặc khác loài. Sau một thời gian chỗ ghép sẽ liền lại và gốc ghép sẽ nuôi cành ghép lớn lên thành một cá thể mới mang đặc tính chung của hai cá thể gốc ghép và cành ghép. Giâm cành là cắt một đoạn thân hoặc cành của cây mẹ rồi cắm hoặc vùi xuống cát hoặc đất pha cát để nó mọc rễ đâm chồi thành một cây mới. Đây là phư­ơng pháp trồng chủ yếu đối với các cây sắn, mía, dâu tằm, rau muống, khoai lang,…

393 Câu 8. Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm, chiết cành ?
Trả lời - Uu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành + Hệ số nhân cao + Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của bố mẹ + Cây sớm ra hoa, kết quả + Cần chăm sóc chu đáo trong thời gian đưa từ vườn ươm vào sản xuất đại trà. Uu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết cành

394 + Thời gian có cây giống nhanh, cây sớm ra hoa, kết quả
+ Cây thấp, tán gọn + Hệ số nhân thấp Câu 9. Trình bày kĩ thuật giâm cành, chiết cành ? Trả lời. * Kĩ thuật giâm cành gồm các bước sau : Cắt cành: Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn cm các cành bánh tẻ (không non quá , không già quá) Giâm cành: Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp, hoặc xử lí bằng chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin ), sau đó cắm vào nền giâm Chuyển cây vào vườn ươm : Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyển cây vào vườn ươm

395 và chăm sóc chu đáo Đưa cây vào trồng đại trà: Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà. * Kĩ thuật chiết cành gồm các bước sau : Cắt khoanh vỏ: Khoanh 2 vòng vỏ quanh cành chiết ( khoảng cách giữa 2 vòng bằng 1,5 - 2 lần đường kính cành chiết). Bóc vỏ và cạo sạch các lớp tế bào dính trên lõi gỗ. Bó bầu : Sau khi khoanh vỏ, để khô nhựa cây ( từ vài giờ đến vài ngày ) rồi bó bầu. Trước khi bó bầu có thể xử lí chất kích thích ra rễ (nhóm Auxin) nếu cần thiết. Nguyên liệu bó bầu thường dùng là rễ bèo Nhật Bản đã phơi khô + phân chuồng + đất phù sa. Sau khi phủ kín vết cắt, dùng giấy polyetilen bọc ngoài, buộc kín hai đầu, tưới nước để giữ độ ẩm cao trong suốt quá trình ra rễ ở cành chiết.

396 - Cắt cành chiết : Khi thấy xuất hiện nhiều rễ ở bầu, rễ bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu, thì cắt rời cành khỏi cây mẹ ( chỗ cắt cách bầu khoảng 2 cm về phía dưới ). Sau đó đem trồng ở vườn ươm và tiếp tục chăm sóc cây con. Những điều cần lưu ý trong kĩ thuật giâm và chiết cành : Để công việc giâm và chiết cành có hiệu quả cao, cần chú ý đến các nhân tố môi trường và yếu tố nội tại thích hợp cho việc ra rễ. Đó lá ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất nền, chất bó bầu, bản chất và chất lượng của giống và cuối cùng là việc sử dụng hợp lí các chất kích thích ra rễ thuộc nhóm Auxin.

397 Câu 10 . Trình bày Hiện tượng chín quả và hạt ?
Trả lời. Chín quả và hạt là sự biến đổi về vật lý ( độ cứng, mềm, màu sắc ), về hoá học ( mùi, vị ), về sinh học ( các quá trình sinh lý : quá trình hô hấp, ngủ nghỉ ) sau khi quả và hạt đã tr­ưởng thành. Đối với hạt và củ th­ường có quá trình chín tiếp-chín sau thu hoạch . Đó là giai đoạn cần thiết phải xảy ra cho sự phát triển tiếp tục của phôi hoặc cần có thời gian cho các biến đổi hoá sinh trong hạt và củ trư­ớc khi có thể nảy mầm. Quá trình này còn gọi là quá trình chín sinh lý hay quá trình ngủ, nghỉ của hạt và củ.

398 Câu 11. Dựa trên nguyên tắc nào, người ta tạo được quả không hạt ?
Trả lời. Trong quá trình nghiên cứu sự tạo quả sau thụ tinh, người ta biết rằng, sau khi thụ tinh, phôi sẽ phát triển thành hạt và trong quá trình hình thành hạt đó, phôi sản xuất ra Auxin nội sinh, Auxin này được đưa vào bầu, kích thích các tế bào bầu phân chia, lớn lên thành quả. Như vậy, nếu hoa không được thụ phấn, tức là phôi không được thụ tinh, thì hoa sẽ rụng, tức là bầu không hình thành quả. Biết được điều đó, để tạo quả không hạt, người ta không cho hoa thụ phấn, như vậy phôi sẽ không hình thành hạt, nhưng Auxin nội sinh cũng không được hình thành và người ta đã thay thế bằng Auxin ngoại sinh bằng cách phun hoặc

399 tiêm Auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả
tiêm Auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả. Quả này sẽ là quả không hạt.

400 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Quả được hình thành sau thụ tinh là do Auxin vào bầu từ : a. Vòi nhuỵ b. Bầu nhuỵ c. Phôi hạt * d. Ngọn cây 2. Những biến đổi xảy ra khi quả chín ( màu sắc, cấu trúc, thành phần hoá học ) chủ yếu là do : a. Hàm lượng CO2 trong không khí b. Biến đổi nhiệt độ c. Tổng hợp ethylen trong quả * d. Tăng hàm lượng auxin trong quả

401 e.tăng hàm lượng giberelin trong quả
3. Cơ quan nào đóng vai trò chính trong quang chu kỳ : a. Chồi chính b. Chồi bên c. Lá * d. Rễ e. Thân 4. Lợi ích của giâm cành so với chiết cành là ở chỗ: a. Đặc tính di truyền của con cái giống hệt bố mẹ b. Cây con dễ chăm sóc hơn c. Thời gian ra rể ở cành giâm chậm hơn ở cành chiết d. Hệ số nhân cao hơn (số lượng cây con tạo ra nhiều hơn trên cùng một cây mẹ trong cùng một thời gian) *

402 5. Dựa vào nguyên tắc nào để có thể nuôi một tế bào thành một cây hoàn chỉnh :
Tính toàn năng của tế bào Điều kiện vô trùng tuyệt đối Đảm bảo đủ các nguyên tố dinh dưỡng Khả năng phân hoá và tái phân hoá của tế bào ( khả năng trở lại thành tế bào phôi và khả năng phân hoá tiếp tục ). Chọn tổ hợp đúng trong các tổ hợp sau : 1. A, B A, C A, D * B, C 6.Số hạt trong quả được quyết định bởi số : a.nhuỵ trong hoa noãn trong nhuỵ trứng trong noãn phôi trong túi trứng *

403 đầu nhuỵ trong nhuỵ 7.Để quả mít nhanh chín, người ta đóng cọc vào lõi. Việc làm này nhằm : a.tác động cơ học để mít chín nhanh tạo ruột quả tiếp xúc tốt với oxi, thúc đẩy hô hấp làm mít chín nhanh * Thúc đẩy quả sinh nhiều ethylen giảm các chất ức chế trong quả. không có ý nào đúng 8. Những câu nào sau đây không liên quan tới thực vật thụ phấn nhờ gió ? A) Có núm nhụy lớn dạng lông chim hoặc phân nhánh. B) Hình thành một số lượng lớn hạt phấn

404 C) Hoa của chúng không có nhiều màu sắc
D) Chúng có hạt phấn khô và nhẵn. E)Chúng có hoa nhiều màu khác nhau và hạt phấn dính lại với nhau. *


Κατέβασμα ppt "CƠ THỂ THỰC VẬT."

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Διαφημίσεις Google