ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM VIỆN CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ Địa chỉ: Phòng 702, tầng 7th - nhà A6, 484 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng. Điện thoại: (+84) 3 1382 9245, Fax: (+84) 3 1382 9245, E-mail: viencokhi@vimaru.edu.vn, Website: sme.vimaru.edu.vn BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: ĐỒ GÁ Chương 1: Tổng quan về đồ gá Hải Phòng, 25/03/2015
NỘI DUNG Phân loại đồ gá Các phương pháp gá đặt Nguyên tắc 6 điểm Chuẩn - Sai số gá đặt
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.1. Khái niệm chung về đồ gá HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ Máy Dao Đồ gá Chi tiết HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ Trang bị công nghệ: gồm các phụ tùng kèm theo máy gia công. Chiếm 15-20% giá thành toàn bộ các thiết bị gia công chi tiết máy. Nhiệm vụ của đồ gá: - Xác định vị trí của chi tiết gia công so với máy và dụng cụ cắt (định vị) - Cố định vị trí chi tiết đã định vị, không cho ngọai lực làm xê dịch hay rung động (kẹp chặt) - Xác định vị trí và dẫn hướng dụng cụ cắt - Tạo thêm một số chuyển động để gia công các bề mặt phức tạp
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.1. Khái niệm chung về đồ gá HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ Máy Dao Đồ gá Chi tiết HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ ĐỊNH NGHĨA: Đồ gá là một trang bị công nghệ xác định vị trí chính xác của chi tiết gia công và giữ chi tiết trong các quá trình gia công, lắp ráp và kiểm tra các sản phẩm cơ khí. Đồ gá giúp đảm bảo tính chất lắp lẫn của sản phẩm, nâng cao mức độ cơ khí hóa và tự động hóa của quá trình sản xuất cơ khí.
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.1. Khái niệm chung về đồ gá Tác dụng của đồ gá: - Nâng cao năng suất và độ chính xác - Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị - Giúp gia công được các nguyên công khó - Giảm nhẹ sự căng thẳng và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân - Không cần sử dụng thợ bậc cao Yêu cầu đối với đồ gá: - Kết cấu đồ gá phải phù hợp với công dụng (đồ gá chuyên dùng nên có kết cấu đơn giản) - Đồ gá phải đảm bảo độ chính xác của chi tiết - Sử dụng đồ gá phải thuận tiện (gá đặt dễ dàng, nhanh chóng...) và an toàn
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.2. Phân loại đồ gá Phân loại đồ gá Nhóm máy làm việc Công dụng - Đồ gá trên máy tiện, máy tiện rơvonve - Đồ gá trên máy phay - Đồ gá trên máy bào - Đồ gá trên máy mài - Đồ gá trên máy khoan - Đồ gá trên máy doa - Đồ gá trên máy chuốt - Đồ gá trên máy gia công bánh răng … Đồ gá gia công Đồ gá kiểm tra Đồ gá lắp ráp Mức độ chuyên môn hóa Đồ gá vạn năng Đồ gá chuyên dụng Đồ gá vạn năng thông dụng Đồ gá vạn năng điều chỉnh Đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh Đồ gá chuyên dùng Đồ gá tổ hợp
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá Đồ gá gia công – đồ gá vạn năng: Được dùng trong sản xuất đơn chiếc, chế thử Cho phép gá đặt nhiều loại chi tiết có hình dạng và kích thước khác nhau Các loại đồ gá vạn năng thông dụng: mâm cặp, ê-tô, đầu phân độ… Độ chính xác thấp, thời gian gá đặt chi tiết lớn
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá Đồ gá gia công – đồ gá vạn năng lắp ghép: Được dùng trong sản xuất đơn chiếc, chế thử hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ để gia công một nhóm chi tiết cụ thể Đồ gá loại này được lắp ghép từ các cụm, bộ phận, chi tiết tiêu chuẩn đã được chế tạo sẵn Độ chính xác gia công phụ thuộc vào chất lượng lắp ráp, độ mòn và trạng thái của chi tiết định vị
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá Đồ gá gia công – đồ gá vạn năng điều chỉnh: Được dùng trong sản xuất loạt vừa khi đồ gá chuyên dùng và đồ gá vạn năng không đem lại hiệu quả kinh tế Gồm các chi tiết được lắp với nhau có thể điều chỉnh thay đổi. Khi thay đổi chi tiết điều chỉnh thì thân đồ gá và cơ cấu truyền động được giữ nguyên Việc kẹp chặt chi tiết có thể được thực hiện bằng tay hoặc cơ.
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá Đồ gá gia công – đồ gá chuyên dùng: Được sử dụng cho một nguyên công nhất định, vì vậy nó chỉ được thiết kế cho một chi tiết nhất định. Đồ gá loại này cho phép gá đặt nhanh với độ chính xác cao Ví dụ: Đồ gá mài mũi khoan.
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá Đồ gá gia công – đồ gá tháo lắp: Chức năng: là đồ gá chuyên dùng vì nó được dùng cho một loại chi tiết cụ thể Được dùng trong sản xuất loạt vừa và nhỏ Ưu điểm: quá trình lắp ráp đồ gá đơn giản Nhược điểm: độ cững vững không cao do phải sử dụng các mối nối ghép
1. PHÂN LOẠI ĐỒ GÁ 1.3. Ví dụ về đồ gá Đồ gá lắp ráp: Đồ gá lắp ráp được dùng để thực hiện các mối lắp ghép các chi tiết lại với nhau. Thường dùng các loại đồ gá lắp ráp như sau: để kẹp chặt các chi tiết cơ sở của đơn vị lắp ráp, để gá đặt chính xác các chi tiết lắp ráp, để tạo biến dạng của các chi tiết lắp ráp và để nén, ép khi lắp ráp có nhu cầu. Đồ gá kiểm tra: Đồ gá kiểm tra được dùng để kiểm tra phôi hoặc chi tiết ở các nguyên công trung gian hoặc nguyên công cuối cùng Được dùng để kiểm tra các bộ phận lắp ráp của sản phẩm
NỘI DUNG Phân loại đồ gá Các phương pháp gá đặt Nguyên tắc 6 điểm Chuẩn - Sai số gá đặt
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÁ ĐẶT 2.1. Quá trình gá đặt phôi Chi tiết gia công có nhiều bề mặt, mỗi bề mặt có chức năng khác nhau trong quá trình gia công. Bề mặt dùng để xác định chính xác vị trí của phôi so với máy và dao gọi là mặt chuẩn. Bề mặt dùng để kẹp chặt, giữ đúng vị trí đã xác định của phôi so với máy và dao gọi là bề mặt kẹp chặt. Quá trình gá đặt phôi gồm hai giai đoạn: định vị phôi và kẹp chặt phôi. Định vị phôi là xác định chính xác vị trí của phôi so với máy và dao. Kẹp chặt phôi là cố định vị trí của phôi, không cho nó rời khỏi vị trí đã định vị trong suốt quá trình gia công dưới tác dụng của lực cắt.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÁ ĐẶT 2.1. Quá trình gá đặt phôi Thông thường, độ chính xác gia công đạt được chủ yếu do quá trình gá đặt. Chọn phương án gá đặt hợp lý sẽ: Giảm thời gian phụ Đảm bảo độ cứng vững của hệ thống Nâng cao chế độ cắt Giảm thời gian gia công cơ bản
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÁ ĐẶT 2.2. Hai phương pháp gá đặt phôi Rà gá theo bề mặt Dùng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ Thủ công Rà gá theo đường dấu đã vạch sẵn Dùng trong sản xuất loạt lớn và hàng khối Gá đặt chi tiết trên đồ gá (tự động đạt kích thước) Tự động
Rà gá theo đường dấu đã vạch sẵn 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÁ ĐẶT 2.2. Hai phương pháp gá đặt phôi Rà gá theo bề mặt Thủ công Rà gá theo đường dấu đã vạch sẵn
Gá trên đồ gá bằng dao phay đĩa ba mặt cắt 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÁ ĐẶT 2.2. Hai phương pháp gá đặt phôi Tự động Phương pháp tự động đạt kích thước: Bản chất: dụng cụ cắt có vị trí tương quan cố định so với vật gia công (vị trí đã điều chỉnh sẵn). Kích thước cần đạt được của phôi được đảm bảo nhờ điều chỉnh trước vị trí của máy, dao so với mặt gia công. Gá trên đồ gá bằng dao phay đĩa ba mặt cắt
NỘI DUNG Phân loại đồ gá Các phương pháp gá đặt Nguyên tắc 6 điểm Chuẩn - Sai số gá đặt
3. NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM 3.1. Bậc tự do của vật rắn z x y z Bậc tự do của vật rắn là khả năng di chuyển của vật rắn theo phương nào đó mà không gặp bất kỳ một cản trở nào.
Nguyên tắc 6 điểm khi định vị chi tiết: Một vật rắn trong không gian 3 chiều Đề các có 6 bậc tự do: 3 bậc tịnh tiến dọc các trục Ox, Oy, Oz và 3 bậc chuyển động quay quanh các trục trên. Để hạn chế cả sáu bậc tự do của chi tiết ta cần 6 điểm.
3. NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM 3.2. Nguyên tắc 6 điểm Việc xác định mặt nào, hạn chế bao nhiêu bậc tự do phải căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của nguyên công cần gia công Trong nhiều trường hợp để gá đặt nhanh, giảm thời gian phụ và nâng cao năng suất, có thể hạn chế cả 6 bậc tự do khi định vị Mỗi bậc tự do không được phép hạn chế quá một lần (gây ra hiện tượng siêu định vị) Nếu 1 bậc tự do nào đó được khống chế quá 1 lần gọi là siêu định vị. Siêu định vị sẽ làm kênh, lệch, biến dạng chi tiết hay đồ gá, gây ra sai số gá đặt , giảm độ chính xác gia công.
Hạn chế hiện tượng siêu định vị 3. NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM 3.2. Nguyên tắc 6 điểm Hạn chế hiện tượng siêu định vị Nếu 1 bậc tự do nào đó được khống chế quá 1 lần gọi là siêu định vị. Siêu định vị sẽ làm kênh, lệch, biến dạng chi tiết hay đồ gá, gây ra sai số gá đặt , giảm độ chính xác gia công.
3. NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM 3.2. Nguyên tắc 6 điểm Ký hiệu định vị trên bản vẽ
3. NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM 3.2. Nguyên tắc 6 điểm Khi định vị không phải lúc nào cũng cần hạn chế cả 6 bậc tự do. Chỉ cần hạn chế những bậc tự do có ảnh hưởng đến yêu cầu kỹ thuật cần gia công: Khi phay mặt phẳng B đạt kích thước H thì chỉ cần dung mặt phẳng A hạn chế 3 bậc tự do. Khi phay rãnh then trên suốt chiều dài đoạn trục lớn, đạt kích thước H và L, đồng thời phải đảm bảo mặt bên của hai rãnh then đối xứng nhau qua mặt phẳng đứng chứa đường trục tâm, thì cần hạn chế 4 bậc tự do bằng hai khối V ngắn. Nếu rãnh then cách vai trục một đoạn L thì phải hạn chế thêm bậc tự do tịnh tiến dọc trục nhờ tì mặt vai A vào mặt đầu khối V. Nếu gia công lỗ B yêu cầu khoảng cách tâm của nó đến lỗ A là a với yêu cầu đường nối tâm của hai lỗ nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng chia chi tiết làm hai phần đều nhau thì phải hạn chế cả 6 bậc tự do. Khi phay chi tiết dạng đĩa, cần mặt B vuông góc với mặt A và đạt kích thước H, thì chỉ cần hạn chế 5 bậc tự do.
3. NGUYÊN TẮC 6 ĐIỂM 3.2. Nguyên tắc 6 điểm Khi định vị không phải lúc nào cũng cần hạn chế cả 6 bậc tự do. Chỉ cần hạn chế những bậc tự do có ảnh hưởng đến yêu cầu kỹ thuật cần gia công: Khi phay mặt phẳng B đạt kích thước H thì chỉ cần dung mặt phẳng A hạn chế 3 bậc tự do. Khi phay rãnh then trên suốt chiều dài đoạn trục lớn, đạt kích thước H và L, đồng thời phải đảm bảo mặt bên của hai rãnh then đối xứng nhau qua mặt phẳng đứng chứa đường trục tâm, thì cần hạn chế 4 bậc tự do bằng hai khối V ngắn. Nếu rãnh then cách vai trục một đoạn L thì phải hạn chế thêm bậc tự do tịnh tiến dọc trục nhờ tì mặt vai A vào mặt đầu khối V. Nếu gia công lỗ B yêu cầu khoảng cách tâm của nó đến lỗ A là a với yêu cầu đường nối tâm của hai lỗ nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng chia chi tiết làm hai phần đều nhau thì phải hạn chế cả 6 bậc tự do. Khi phay chi tiết dạng đĩa, cần mặt B vuông góc với mặt A và đạt kích thước H, thì chỉ cần hạn chế 5 bậc tự do.
NỘI DUNG Phân loại đồ gá Các phương pháp gá đặt Nguyên tắc 6 điểm Chuẩn - Sai số gá đặt
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn ĐỊNH NGHĨA: Chuẩn là tập hợp của những bề mặt, đường hoặc điểm của một chi tiết mà căn cứ vào đó người ta xác định vị trí tương quan của các bề mặt, đường hoặc điểm khác của bản thân chi tiết đó hoặc của chi tiết khác.
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn Chuẩn thiết kế Chuẩn thiết kế là chuẩn được dùng trong quá trình thiết kế. Chuẩn này được hình thành khi lập các chuỗi kích thước trong quá trình thiết kế. Chuẩn thiết kế có thể là chuẩn thực hay chuẩn ảo. Chuẩn ảo Chuẩn thực
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn Chuẩn gia công Chuẩn gia công dùng để xác định vị trí của những bề mặt, đường hoặc điểm của chi tiết trong quá trình gia công cơ. Chuẩn này bao giờ cũng là chuẩn thực. Gá đặt để gia công theo phương pháp tự động đạt kích thước cho cả loạt chi tiết thì mặt A làm cả hai nhiệm vụ tỳ và định vị. Rà gá từng chi tiết theo đường vạch dấu B thì mặt A chỉ làm nhiệm vụ tỳ, còn chuẩn định vị là đường vạch dấu B.
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn Chuẩn gia công Chuẩn thô là những bề mặt dùng làm chuẩn chưa qua gia công. Chuẩn tinh là những bề mặt dùng làm chuẩn đã qua gia công. Chuẩn tinh chính Chuẩn tinh phụ Hai lỗ tâm được dùng làm chuẩn để gia công trục, nhưng không tham gia vào lắp ghép => đây là chuẩn tinh phụ. Mặt lỗ A vừa dùng để định vị khi gia công bánh răng vừa dùng để lắp ghép với trục => đây là chuẩn tinh chính.
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn Chuẩn lắp ráp là chuẩn dùng để xác định vị trí tương quan của các chi tiết khác nhau của một bộ phận máy trong quá trình lắp ráp Chuẩn lắp ráp Chuẩn kiểm tra Chuẩn kiểm tra (hay chuẩn đo lường) là chuẩn căn cứ vào đó để tiến hành đo hay kiểm tra kích thước về vị trí giữa các yếu tố hình học của chi tiết máy
Chuẩn định vị, gốc kích thước và chuẩn gia công là trùng nhau 4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn VÍ DỤ VỀ CHUẨN KHI PHAY MẶT PHẲNG H Gốc kích thước (trên chi tiết) Mặt gia công Chuẩn gia công (trên đồ gá) Chuẩn định vị (trên chi tiết) Chi tiết gá trên mặt phẳng Chuẩn định vị, gốc kích thước và chuẩn gia công là trùng nhau
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn Mặt gia công VÍ DỤ VỀ CHUẨN KHI PHAY TRỤ TRÒN Chi tiết gá trên trục gá (chốt) Chuẩn gia công (mặt chốt trên đồ gá) Chuẩn định vị (mặt lỗ trên chi tiết) H Gốc kích thước Mặt gia công Chuẩn định vị và chuẩn gia công trùng nhau, khác gốc kích thước
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn VÍ DỤ VỀ CHUẨN KHI TIỆN NGOÀI Chuẩn gia công (mặt đầu mâm cặp trên đồ gá) Gốc kích thước của l1 ( mặt đầu ) Chuẩn định vị (mặt côn lỗ tâm trên chi tiết) Gốc kích thước của l2 l1 l2 L Chi tiết gá trên 2 mũi tâm Chuẩn định vị, chuẩn gia công và gốc kích thước đều nằm ở các vị trí khác nhau trong hệ thống gá đặt
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn H Chi tiết gá trên khối V VÍ DỤ VỀ CHUẨN KHI PHAY TRỤ TRÒN O B H Chi tiết gá trên khối V Chuẩn gia công (trên đồ gá) Gốc kích thước (đường sinh thấp nhất của trụ) Mặt gia công Chuẩn định vị (2 đường sinh tiếp xúc với khối V) Chuẩn định vị, chuẩn gia công và gốc kích thước đều nằm ở các vị trí khác nhau trong hệ thống gá đặt
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn NGUYÊN TẮC CHỌN CHUẨN Khi chọn chuẩn để gia công, phải xác định chuẩn cho nguyên công đầu tiên và chuẩn cho các nguyên công tiếp theo. Thông thường, chuẩn dùng cho nguyên công đầu tiên là chuẩn thô, còn chuẩn dùng trong các nguyên công tiếp theo là chuẩn tinh. Khi chọn chuẩn thô phải chú ý hai yêu cầu: Phân phối đủ lượng dư cho các bề mặt gia công. Bảo đảm độ chính xác cần thiết về vị trí tương quan giữa các bề mặt không gia công và các bề mặt được gia công.
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn NGUYÊN TẮC CHỌN CHUẨN THÔ Chi tiết có A là bề mặt không gia công. Chọn A làm chuẩn thô để gia công các mặt B, C, D sẽ đảm bảo độ đồng tâm của các mặt này đối với A. 1. Nếu chi tiết gia công có một bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt đó làm chuẩn thô 2. Nếu có một số bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt có yêu cầu độ chính xác về vị trí tương quan cao nhất đối với các bề mặt gia công làm chuẩn thô. Khi gia công lỗ biên, nên lấy mặt A làm chuẩn thô để đảm bảo lỗ có bề dầy đều nhau vì yêu cầu về vị trí tương quan giữa tâm lỗ với mặt A cao hơn đối với mặt B 3. Nếu tất cả các bề mặt phải gia công, nên chọn mặt nào có lượng dư nhỏ và đều làm chuẩn thô. 4. Cố gắng chọn bề mặt làm chuẩn thô tương đối bằng phẳng, không có bavia, đậu ngót, đậu rót hoặc quá gồ ghề. 5. Chuẩn thô chỉ nên dùng một lần trong cả quá trình gia công. - Nếu lấy mặt M làm chuẩn thô, gia công được DC, sau đó đổi đầu, gia công DA => DA và DC sẽ có độ không đồng tâm - Nếu lấy mặt M làm chuẩn thô, gia công được DC. Sau đó đổi đầu, lấy mặt DC làm chuẩn, gia công DA, lỗ tâm. Cuối cùng gia công DB => DA và DC sẽ đồng tâm với nhau.
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.1. Chuẩn NGUYÊN TẮC CHỌN CHUẨN TINH Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính, khi đó chi tiết lúc gia công sẽ có vị trí tương tự lúc làm việc. Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước để sai số chuẩn bằng 0. Chọn chuẩn sao cho khi gia công, chi tiết không bị biến dạng do lực cắt, lực kẹp. Mặt chuẩn phải đủ diện tích định vị. Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá đơn giản và thuận tiện khi sử dụng. Cố gắng chọn chuẩn thống nhất, tức là trong nhiều lần cũng chỉ dùng một chuẩn để thực hiện các nguyên công của cả quá trình công nghệ, vì khi thay đổi chuẩn sẽ sinh ra sai số tích lũy ở những lần gá sau. Trong thực tế, nên chọn chuẩn thiết kế, gốc kích thước và chuẩn công nghệ trùng nhau. Ví dụ: Khi gia công piston, phải đảm bảo kích thước H1 để đảm bảo tỷ số nén cho động cơ. Chuẩn thiết kế, gốc kích thước là mặt M. Nếu: Chọn chuẩn gia công là N thì phải gia công H2 để đạt được H1 thông qua kích thước H => H1 sẽ là khâu khép kín, dung sai H1 sẽ là tổng dung sai các khâu thanh phần H và H2 => khó để đảm bảo dung sai của H1. Chọn chuẩn gia công là M sẽ sử dụng được hết dung sai của H1
εgd = εc + εk + εdg 4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.2. Sai số gá đặt ĐỊNH NGHĨA: Sai số gá đặt là sai số xuất hiện trong quá trình gá đặt chi tiết gia công, bao gồm các thành phần: sai số chuẩn, sai số kẹp chặt và sai số đồ gá. Sai số chuẩn (εc) là sai số do việc chọn chuẩn không hợp lý (chuẩn định vị không trùng với gốc kích thước). Sai số kẹp chặt (εk) là sai số do quá trình kẹp chặt chi tiết gây ra. Sai số đồ gá (εdg) là sai số do việc chế tạo, lắp ráp, điều chỉnh và trạng thái mòn của đồ gá gây ra. εgd = εc + εk + εdg
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.2. Sai số gá đặt Sai số kẹp chặt Sai số kẹp chặt là lượng chuyển vị của chuẩn gốc chiếu trên phương kích thước thực hiện do lực kẹp thay đổi gây ra.
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.2. Sai số gá đặt Sai số đồ gá Sai số đồ gá sinh ra: •Do đồ gá chế tạo không chính xác •Do mòn đồ gá khi sử dụng •Do điều chỉnh đồ gá khi lắp đặt trên máy Trong đó: ct - sai số chế tạo của đồ gá m - sai số do mòn dc - sai số điều chỉnh đồ gá
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.2. Sai số gá đặt ĐỊNH NGHĨA: “Sai số chuẩn là sai số sinh ra khi chuẩn định vị không trùng gốc kích thước, và có trị số bằng lượng biến động của gốc kích thước chiếu lên phương kích thước thực hiện”. Ký hiệu : c Sai số chuẩn Chuẩn thiết kế và chuẩn công nghệ có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Nếu trùng nhau tức là thể hiện tốt quan điểm công nghệ của công tác thiết kế. Khi đó sai số chuẩn bằng 0. Khi chế tạo thực hiện dễ dàng các kích thước đã cho khi thiết kế thì bản thiết kế có tính công nghệ cao. Về mặt công nghệ thì các kích thước ghi trong bản vẽ chế tạo là kích thước có hướng.
4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.2. Sai số gá đặt ĐỊNH NGHĨA: “Sai số chuẩn là sai số sinh ra khi chuẩn định vị không trùng gốc kích thước, và có trị số bằng lượng biến động của gốc kích thước chiếu lên phương kích thước thực hiện” Sai số chuẩn Có 3 phương pháp tính sai số chuẩn: 1.Tính trực tiếp 2.Dùng chuỗi kích thước hình học 3.Dùng chuỗi kích thước công nghệ
Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá 4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.3. Sai số chế tạo cho phép của đồ gá Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá εgd = εc + εk + εdg Trong đó : c - sai số chuẩn k - sai số kẹp chặt đg - sai số đồ gá gồm: ct - sai số chế tạo; m - sai số mòn; đc - sai số điều chình
Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá 4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 4.3. Sai số chế tạo cho phép của đồ gá Tính sai số chế tạo cho phép của đồ gá Chọn trước sai số gá đặt cho phép [gd] = (1/3~1/5) dung sai của kích thước nguyên công sử dụng đồ gá. Qua đó ta tính được sai số chế tạo cho phép của đồ gá [ct] Lưu ý: để biểu thức trong căn có nghĩa, có thể giảm các sai số thành phần: - Giảm c , k bằng cách thay đổi phương pháp định vị, kẹp chặt để chúng bằng 0 - Giảm m bằng cách giảm số lượng chi tiết gia công trên đồ gá Sai số chế tạo cho phép của đồ gá [ct] chính là yêu cầu kỹ thuật của đồ gá. Độ không song song, độ vuông góc, độ lệch tâm,v..v… của đồ gá đều phải nhỏ hơn [ct] .
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM Thanks for your attention! VIỆN CƠ KHÍ BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ Địa chỉ: Phòng 702, tầng 7th - nhà A6, 484 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng. Điện thoại: (+84) 3 1382 9245, Fax: (+84) 3 1382 9245, E-mail: viencokhi@vimaru.edu.vn, Website: sme.vimaru.edu.vn HẾT CHƯƠNG 1 Thanks for your attention! Hải Phòng, 25/03/2015