Máy lái GYLOT 107 Nhóm 6
Nội dung trình bày Giới thiệu chung Sơ đồ khối Đặc điểm chức năng Cách vận hành Bảo dưỡng
Sơ đồ khối
Giới thiệu chung Gylot 170 là sản phẩm của hãng KEIKI TOKYO, là thiết bị lái có cấu trúc đơn giản giúp cho việc hàng hải dễ dàng hơn. Theo đó ,la bàn hồi chuyển được gắn kèm theo trong lái ,bật công tắt ,công tắt hoạt động,….nó được sắp xếp trình tự dễ dàng hơn cho việc bắt đầu hoạt động,dừng lại và việc điều chỉnh.
Sơ đồ Tín hiệu đường đi của tàu từ la bàn chính được truyền đến la bàn GYRO COMPASS. Tín hiệu hướng đi được truyền đến bộ cảm biến góc (Magneto) qua bộ cơ vi sai (Friction clutch) so sánh tín hiệu hướng đi θ và tín hiệu lệch hướng đặt θi (lấy từ núm đặt hướng đi Couse setting knot). Nếu có sự sai lệch thì bộ cảm biến góc sẽ cho ra tín hiệu tỷ lệ với sự sai lệch đó. Các cuộn dây của bộ cảm biến góc lệch hướng được đặt đối diện với nam châm từ khi θ = θi thì vị trí các cuộn dây và nam châm từ không thay đổi nên bộ vảm ứng góc lệch không đưa ra tín hiệu Vậy nghĩa là khi tàu chạy đúng trên hướng đã được đặt thì bộ cảm biến góc lệch sẽ không cho ra tín hiệu, còn khi tàu bị lệch khỏi hướng đi đặt trước thì cảm biến này sẽ cho ra tín hiệu tỷ lệ với góc lệch đó.
Tín hiệu này sẽ đưa tới bộ khuếch đại Tín hiệu này sẽ đưa tới bộ khuếch đại. Bộ khuếch đại sau khi khuếch đại tín hiệu lên sẽ đưa tín hiệu đến rơle. Rơle điều khiển hoạt động của động cơ (Sevor motor) trong cơ cấu chấp hành và máy lái bẻ bánh lái đi một góc nào đó đủ đưa tàu về hướng đi cũ đồng thời cơ cấu phản hồi được nối cơ với cơ cấu điều khiển bẻ bánh lái (POTENT IOMETER) sản sinh ra một tín hiệu phản hồi. Tín hiệu này có tính chất ngược pha với tín hiệu điều khiển. Tín hiệu này được đưa qua bộ điều chỉnh góc bẻ lái (RUDDER ADJ) và bộ điều chỉnh tốc độ bẻ bánh lái (RATE ADJ). sau đó được đưa tới bộ khuếch đại (AMPLIFIER). Bánh lái ngừng hoạt động là khi tín hiệu phản hồi triệt tiêu tín hiệu sản sinh từ góc lệch hướng.
Tàu sẽ dần trở về hướng đi cũ (góc lệch hướng giảm dần, dẫn đến tín hiệu từ góc lệch hướng giảm lối ra từ bộ khuếch đại (AMPLIFER) có tín hiệu cùng dấu với tín hiệu phản hồi. SERVO MOTOR điều khiển máy lái bẻ bánh lái dần trở về 0. Quá trình đó cũng được lặp lại khi tàu lệch sang hướng khác. Khối điều khiển góc bẻ bánh lái (RUDDER ADJ) có nhiệm vụ điều chình để hạn chế góc bẻ bánh lái đủ đưa tàu về hướng đi cũ đồng thời giới hạn góc lệch của bánh lái đảm bảo tàu đi đúng hướng khi có dạt. Khối tốc độ bẻ lái (RATE ADJ) có nhiệm vụ đảm bảo cho tốc độ bẻ bánh lái thỏa mãn với tốc độ lệch hướng của tàu làm cho góc lệch hướng của tàu giảm dần theo thời gian.
Đặc điểm chức năng Núm đặt hướng lái Chỉ báo bánh lái Ctắc chức năng Cần lái sư cố Đèn hoạt động (đỏ) Vô lăng lái Đèn hoạt động ( xanh) Hchỉnh vĩ độ Cần mở/tắt Ctắc còi Ổ cắm Nguồn máy lái Nguồn la bàn ĐK từ xa
Hướng cài đặt Núm Móc cài Đchỉnh thời tiết Công tắc Chỉ báo hướng
1. Course Setting Knob: Núm đặt hướng lái tự động, để điều chỉnh hướng ta ấn xuống và xoay kim về hướng cần đặt. 2. Dimmer: Núm điều chỉnh độ sáng trên màn hình máy 3. Course Indication: Ô ghi nhớ hướng của tàu đi 4. Operation Selection Switch: Công tắc chức năng có 4 vị trí: Hand: lái tay Auto: lái tự động Lever: lái sự cố Remote: lái điều khiển từ xa 5. Operation Lamp(S,P): Đèn báo bánh lái bẻ sang phải hoặc trái 6. Steering Wheel: Vô lăng lái tay 7. Buzzer SW: Công tắc còi báo động có hoặc mất nguồn 8. Gyro Start Switch: Công tắc khởi động la bàn 9. Repcater Power Supply Lamp: Đèn trắng báo la bàn hoạt động (bộ lặp lại) 10. Gyro Power Supply Lamp: Đèn báo la bàn hoạt động (màu xanh) 11. Running Lamp (blue): Đèn báo la bàn hoạt động tốc độ con quay đã đạt định mức
12. No1 Run, No1 Overlod: Đèn báo máy lái đang sử dụng nguồn điện sô 1, đèn báo nguồn số 1 quá tải 13. No2 Run, No2 Overlod: Đèn báo nguồn số 2 đang hoạt động, đèn báo nguồn số 2 quá tải 14. Rudder ADJ: Núm điều chỉnh góc bẻ bánh lái 15. Rate ADJ: Núm điều chỉnh tốc độ góc bẻ lái 16. Pilot Power Supply Selection: Công tắc cấp nguồn cho máy lái (có 2 vị trí no1 và no2). 17. Latilude Correction: Núm điều chỉnh sai số riêng vĩ độ. 18. Handle For Front Panel: Cần mở mặt trước của máy lái. 19. Lever: Cần lái sự cố (sang S-phải hoặc P-trái). 20. Rudder Order Indicator: Mặt chỉ báo góc cần bẻ bánh lái. 21. Weather: Núm điều chỉnh hoạt động của máy lái theo điều kiện sóng gió ở chế độ lái tự động. 22. Remote Controller: Bảng điều khiển lái tàu từ xa.
Cách vận hành Kiểm tra Khởi động Sử dụng
Kiểm tra Công tác kiểm tra là điều bắt buộc trước khi đưa máy vào hoạt động. Công tác kiểm tra đảm bảo cho sự an toàn của máy. Kiểm tra khối điều khiển (gồm các chi tiết lắp ở trụ lái trong buồng lái). Kiểm tra bằng quan sát, bằng định lượng để đánh giá sơ bộ các chi tiết của máy bình thường. Kiểm tra dầu áp lực: các chi tiết thuộc về máy lái ở buồng đặt máy lái (thường thì máy nhất quản lý). Máy lái sẽ được khởi động khi các thiết bị này bình thường từ báo cáo của máy nhất.
Khởi động Khởi Động Máy ở Buồng lái Thường các tàu chạy biển có hai hệ thống thủy lực gọi là hai máy lái: máy lái số 1 và máy lái số 2 Để đảm bảo bánh lái bẻ đúng thời gian theo yêu cầu thì ta khởi động lần lượt hai máy lái (để đảm bảo tuyệt đối không khởi động hai máy lái cùng lúc). Khi ấn máy số 1 hoặc số 2 còi sẽ kêu, ta bật công tắc về phía ngược lại hoặc ấn vào nút tắt còi.
2. Khởi Động Khối Điều Khiển ở Trụ Máy Lái. Chuyển công tắc plot về vị trí No1 hoặc No2 (nguồn số1 hoặc số 2), lúc này đèn phía dưới công tắc sẽ sáng báo đã có nguồn cung cấp cho máy lái đồng thời còi báo sẽ kêu chuyển công tắc còi (BUZZER SW) về vị trí ngược lại. Sử dụng vô lăng bánh lái theo những góc lái nào đó và theo dõi trên đồng hồ báo góc lái chỉ số góc bẻ bánh lái có trùng nhau không. Bẻ bánh lái hết phải, hết trái theo dõi thời gian mà bánh lái bẻ hết phải, trái không quá 25s là tốt. Thử các chế độ khác. Riêng chế độ lái tự động phải hết sức thận trọng, phải điều chỉnh núm COURSE SETTING KNOB nhẹ nhàng sao cho gần giống với tàu lệch hướng khi hành trình trên biển
Sử dụng Lái Tay (Hand) Từ nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy lái ta thấy tốc độ bẻ lái, thời điểm bẻ lái, góc lái hoàn toàn phụ thuộc vào người lái, do đó ở chế độ này rất linh hoạt trong việc điều động tàu, nó thường được ứng dụng lái tàu trong điều kiện tàu ra vào cầu, neo, hàng hải trong điều kiện khó khăn như sương mù nặng, tránh va, luồng lạch hẹp…
2. Lái Tự Động (Auto) Đặc điểm của chế độ này là tốc độ bẻ bánh lái và góc bẻ bánh lái hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ và góc lệch hướng. Sử dụng núm đặt hướng đi (course setting knob): nhấn xuống, chuyển kim chỉ thị về hướng đi cho trước. Sử dụng vô lăng lái tàu về gần với hướng lái tự động (thường sai số không quá 5˚) đưa bánh lái về 0 và chuyển công tắc chức năng OPERATION SELECTOR SW về vị trí Auto. Để đảm bảo máy lái hoạt động ở chế độ này được tối đa cần điều chỉnh các núm sau: WEATHER: tùy thuộc vào điều kiện sóng gió. Số vạch trên núm tỉ lệ thuận với điều kiện sóng gió. Điều chỉnh núm này sao cho tàu vẫn giữ hướng đi theo mong muốn mà số lần bẻ bánh lái không lớn, không gây quá tải cho máy lái. RATE ADJ: núm này được điều chỉnh phụ thuộc vào tốc độ đảo hướng mũi tàu, khi điều chỉnh núm này thì tốc độ góc lệch hướng mũi của tàu sẽ thay đổi. RUDDER ADJ: điều chình góc bẻ bánh lái: núm này phụ thuộc vào tải trọng của tàu. Khi điều chỉnh núm này góc bẻ bánh lái sẽ thay đổi và ta điều chỉnh sao cho góc bẻ bánh lái đủ đưa tàu về hướng đi cũ không làm cho ràu lệch hướng đi quá lớn và quá giới hạn cho phép của máy lái trong chế độ lái tự động.
3. Lái Cần (Lever): Đặc điểm của chế độ lái này là tốc độ bẻ bánh lái không phụ thuộc vào người lái do đó việc điều động tàu có khó khăn hơn nên nó được sử dụng trong chế độ lái sự cố. Chuyển công tắc chức năng sang vị trí lái lever, dùng cần lái Lever gạt sang phải hoặc sang trái và giữ như thế cho dến khi bánh lái đạt được góc lái theo mong muốn. Buông tay ra, cần gạt sẽ tự động chuyển về vị trí ban đầu OFF. Bánh lái sẽ được giữ nguyên nếu ta không sử dụng cần gạt, khi cần bẻ bánh lái về phía nào thì ta đẩy cần gạt về phía đó.
4. Điều Khiển Từ Xa (Remote Control) Đặc điểm của chế đọ này giống lái hand và ta có thể chuyển vị trí lái tới một nơi khác ngoài buồng lái trong điều kiện cho phép (vị trí di chuyển giới hạn bởi dây nối từ trạm điều khiển đến hộp điều khiển xách tay). Sử dụng núm xoay trên hộp điều khiển xách tay để bẻ bánh lái về phía mong muốn. Chế độ này được ứng dụng cho những trường hợp tầm nhìn của người điều khiển bị hạn chế. Cắm ổ cắm của hộp điều khiển từ xa vào ổ cắm trên trạm điều khiển, chuyển công tắc chức năng sang vị trí remote control. Đưa hộp điều khiển đến nơi thích hợp để điều khiển tàu. Trong trường hợp tàu nhỏ, thuyền trưởng tự lái tàu để cặp cầu hoặc điều kiện tương tự.
5. Lái Sự Cố ở Buồng Máy Lái Để đảm bảo an toàn cho tàu ở mức độ cao nhất, hệ thống lái tự động phải có chức năng lái ở buồng đặt máy lái. Nếu bơm thủy lực còn hoạt động, sử dụng cần đẩy van điện từ để điều khiển bánh lái, góc bẻ lái được thể hiện trên trụ lái. Nếu bơm thủy lực hỏng: + Chuyển van điều khiển về vị trí bơm tay. + Sử dụng bơm tay để bơm áp lực. + Gạt cần điều khiển van điện từ sang phải hoặc sang trái để điều khiển bánh lái.
Bảo dưỡng Phải điều chỉnh dòng điện phù hợp với hoạt động của máy,thường xuyên bảo vệ các nút cấm,chui điện và dây điện. Lau chùi bề mặt màn hình tránh ố màn hình.Tránh lau chùi bằng hoá chất làm hư mòn thiết bị. Phải thường xuyên quan tâm coi chừng thiết bị khác có va chạm vào các bộ phận máy không. Và 1 số bảo dưỡng khác…