Κατέβασμα παρουσίασης
Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε
1
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VÀ TIỀN MẶT
Chương 30
2
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VÀ TIỀN MẶT
30.1 TỔNG QUAN 30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT
3
30.1 TỔNG QUAN Nếu bạn giữ một phần quá nhỏ ngân quỹ của bạn ở ngân hàng thì bạn sẽ cần phải bán thường xuyên các chứng khoán để thanh toán các hóa đơn. Mặt khác, nếu giữ một khoản tiền mặt lớn ở ngân hàng, bạn sẽ mất lãi suất. Quan trọng là phải tìm được số dư hợp lý.
4
30.1 TỔNG QUAN Dự hàng tốn kho giúp giảm thiểu rủi ro sản xuất bị chậm trễ, hoặc mất doanh số khi kho không có hàng. Nhưng dự trữ hàng tồn kho phải tốn chi phí: lãi suất mất đi do dự trữ hàng tồn kho, tiền thuê kho phải trả và hàng hóa thường bị giảm chất lượng. Quan trọng là số lượng hàng tồn kho hợp lý
5
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì hàng tồn kho cũng có vai trò tương tự là một tấm đệm an toàn giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
6
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Tồn kho nguyên vật liệu: nguyên vật liệu cơ bản, bán thành phẩm hoặc cả hai . Việc duy trì một lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu lớn có những lợi ích như hưởng giá chiết khấu; chi phí ổn định và quá trình SX linh hoạt Do vậy các bộ phận sản xuất và cung ứng vật tư trong các doanh nghiệp luôn muốn duy trì một số lượng lớn hàng tồn kho nguyên vật liệu.
7
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Tồn kho SP dở dang: bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất. Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Nói chung, khi một doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài hơn thì mức độ tồn trữ sản phẩm dở dang cũng lớn hơn.
8
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Tồn kho thành phẩm: bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang nằm chờ tiêu thụ. Thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp. Do lượng cầu không chắc chắn, tồn kho thành phẩm tối thiểu hoá thiệt hại vì mất doanh số do không có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng. Một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp giảm chi phí sản xuất.
9
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho:
Chi phí đặt hàng (Ordering costs) Chi phí tồn trữ (Carrying costs) Chi phí thiệt hại do kho không có hàng (Stockout costs)
10
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Chi phí đặt hàng (Ordering costs):
Chi phí đặt hàng bao gồm các chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng. Được tính bằng số tiền cho mỗi lần đặt hàng. Chi phí đặt hàng: thường bao gồm các định phí và biến phí. Nhưng mô hình quản lý hàng tồn kho đơn giản như là mô hình hàng tồn kho EOQ giả định chi phí cho mỗi lần đặt hàng là cố định và độc lập với số đơn vị hàng được đặt mua.
11
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Chi phí tồn trữ: bao gồm tất cả các chi phí lưu giữ hàng trong kho: Chi phí lưu giữ và chi phí bảo quản; Chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời; Chi phí bảo hiểm; Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho. Chi phí kho hàng, chi phí khấu hao các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động kho. Chi phí tồn trữ còn bao gồm tiền lương trả cho nhân viên coi kho và nhân viên điều hành. EOQ đều xem chi phí tồn trữ như là một chi phí khả biến
12
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Chi phí thiệt hại khi không có hàng (hàng tồn kho hết) Nguyên vật liệu hết thì chi phí thiệt hại là: chi phí đặt hàng khẩn cấp và thiệt hại do ngừng trệ sản xuất. Sản phẩm dở dang hết dẫn đến kế hoạch sản xuất bị thay đổi và gây tác động dây chuyền đến các giai đoạn SX khác. Thành phẩm hết : khách hàng mua sản phẩm từ đối thủ hoặc phải bồi thường hợp đồng.
13
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO MÔ HÌNH EOQ – Economic Order Quantity
Nhu cầu cho một loại hàng được biết trước và không đổi – S. Chỉ có chi phí tồn trữ (C) và chi phí đặt hàng (O) Không có việc chiết khấu theo sản lượng. Không có yêu cầu hàng tồn kho tối thiểu. Thời gian giao hàng là tức thời.
14
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Đây là mô hình tối ưu hóa với:
Biến số ra quyết định : Q Hàm mục tiêu: tổng chi phí bé nhất. Gọi Q là lượng hàng tồn kho cho mỗi lần đặt hàng, khi hết hàng doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q đơn vị hàng mới. Lượng tồn kho bình quân là Q/2
15
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Gọi C là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho thì tổng chi phí tồn trữ hàng tồn kho trong kỳ là: Q/2x C. Gọi S là lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nên số lần đặt hàng trong kỳ là S/Q Gọi O là chi phí cho mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng trong kỳ là: S/Q x O Tổng chi phí = Q/2 x C + S/Q x O
16
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
17
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Lượng đặt hàng tồn kho tối ưu:
Gọi T* là thời gian đặt hàng tối ưu:
18
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Ví dụ: Công ty Dayton Hudson chuyên kinh doanh bán các loại nệm. Nhu cầu hàng năm là sp. Chi phí cho mỗi lần đặt một đơn hàng mới là 31,25$. Công ty Dayton Hudson có chi phí tồn trữ hàng năm là 20% trên giá trị hàng tồn kho. Giá mua một tấm nệm là 50$. Thời gian giao hàng gần như tức thời và không có chiết khấu theo số lượng đặt hàng.
19
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Lượng đặt hàng tồn kho tối ưu:
Gọi T* là thời gian đặt hàng tối ưu:
20
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO MÔ HÌNH EOQ MỞ RỘNG
Thời gian giao hàng khác 0: Q* không đổi. Khoảng thời gian chuẩn bị giao nhận hàng: thời gian cần thiết để sản xuất hay khoảng thời gian cần thiết để đóng gói và vận chuyển, hoặc cả hai. Doanh nghiệp không chờ đến cuối chu kỳ hàng tồn kho mới đặt hàng lại, mà tiến hành đặt hàng trước n ngày cho cuối mỗi chu kỳ dự trữ. Đây là điểm đặt hàng lại.
21
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Điểm đặt hàng lại được xem như là mức độ tồn kho mà tại đó thực hiện một đơn đặt hàng kế tiếp. Ví dụ: thời gian chuẩn bị giao hàng là 5 ngày và nhu cầu hàng năm là tấm nệm,
22
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Chiết khấu theo số lượng:
Khách hàng có thể dàng cho doanh nghiệp đặt hàng số lượng lớn bằng cách dành cho họ một tỷ lệ chiết khấu. Với chiết khấu theo số lượng, chi phí mua trên mỗi đơn vị hàng sẽ thay đổi và tuỳ thuộc vào số lượng hàng được đặt.
23
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Trước tiên, xác định lượng hàng tối ưu theo mô hình EOQ đơn giản. Thứ hai, tính toán mức sinh lợi ròng hàng năm khi lượng đặt hàng tăng từ Q* lên tới mức đặt hàng cần thiết để nhận được khoản chiết khấu. Nếu mức sinh lợi ròng tăng thêm hàng năm là dương thì số lượng đặt hàng tối ưu là số lượng đặt hàng được hưởng mức chiết khấu. Nếu không, số lượng đặt hàng tối ưu sẽ là giá trị EOQ.
24
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Ví dụ: công ty Dayton sẽ nhận được chiết khấu 2% hoặc 1$/SP nếu đơn đặt hàng trên 600 đơn vị. Trước tiên, Q* = 150 tấm nệm Tính toán mức sinh lợi ròng hàng năm khi gia tăng số lượng đặt hàng từ 150 lên 600: Khoản tiết kiệm từ chiết khấu = chiết khấu trên mỗi đơn vị x nhu cầu hàng năm = 1 x 3600 = 3.600$
25
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Tổng chi phí tồn kho có chiết khấu = 3.127,5 Tổng chi phí tồn kho tối ưu = 1.500 Δ chi phí = 3.127,5 – = 1.627,5 Mức sinh lợi ròng hàng năm = khoản tiết kiệm từ chiết khấu – Δ chi phí = 3600 – 1.627,5 = 1.972,5 Mức sinh lợi ròng >0, nên lượng đặt hàng sẽ gia tăng từ Q* lên mức đặt hàng hưởng chiết khấu.
26
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Mô hình kiểm soát hàng tồn kho theo rủi ro
Nhu cầu hàng tồn kho đều đặn và xác định trước Thời gian giao nhận hàng hàng tồn kho là không thay đổi. Trong thực tế, điều này không xảy ra. Doanh nghiệp sử dụng một lượng hàng tồn kho an toàn để sẵn sàng đáp ứng trước những biến động của các nhân tố trên.
27
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Q Mức độ tồn kho Điểm đặt hàng lại
Hàng tồn kho hết Mức độ tồn kho Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng Thời điểm nhận hàng Q T1 T2 T5 Thời gian Thời điểm đặt hàng T3 T4 T6 Hàng tồn kho an toàn Điểm đặt hàng lại
28
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Hàng tồn kho an toàn tối ưu sẽ gia tăng khi
Có sự không chắc chắn cùng với nhu cầu sử dụng dự kiến gia tăng và thời gian giao hàng tăng lên. Chi phí thiệt hại tăng do hàng trong kho hết hàng. Việc xác định mức hàng tồn kho tối ưu liên quan đến việc cân đối giữa chi phí thiệt hại dự kiến do hết hàng tồn kho so với chi phí tồn trữ hàng tồn kho bổ sung.
29
30.2 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO Hệ thống quản lý hàng tồn kho Just-In-Time
Hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc Just-In-Time nhằm mục đích giảm thiểu chi phí và thời gian sản xuất: tồn kho bằng 0. Mô hình tồn kho bằng 0 tỏ ra hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có những hoạt động sản xuất mang tính chất lặp đi lặp lại. Tuy nhiên hệ thống tồn kho Just-In-Time đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp.
30
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Mô hình quản lý tiền mặt EOQ
Sự giống nhau giữa mô hình quản trị tiền mặt và mô hình quản trị hàng tồn kho: DN lưu giữ tiền mặt cần thiết, khi tiền mặt xuống thấp DN bổ sung tiền mặt bằng cách bán các trái phiếu kho bạc. Chi phí tồn trữ chính là lãi suất mà DN bị mất đi. Các chi phí đặt hàng chính là chi phí cho mỗi lần bán trái phiếu kho bạc.
31
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Dự trữ tiền mặt tối ưu:
Ví dụ: DN có tổng tiền mặt chi trả trong năm là $. Lãi suất trái phiếu kho bạc là 8%/năm. Mỗi lần bán chứng khoán để gia tăng tiền mặt, doanh nghiệp phải tốn chi phí giao dịch là 20$. Q* tối ưu sẽ là:
32
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Đánh đổi tiền mặt:
Nếu lãi suất cao, doanh nghiệp sẽ nắm giữ số dư bình quân tiền mặt thấp. Nếu chi phí mỗi lần bán trái phiếu cao thì doanh nghiệp nên nắm giữ một số dư tiền mặt lớn hơn. Sử dụng mô hình quản trị HTK có thể không thực tiễn: Chi trả tiền mặt không ổn định.
33
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Mô hình Baumol làm nổi bật sự đánh đổi giữa chi phí cố định của việc bán các chứng khoán và chi phí tồn trữ của việc nắm giữ tiền. Mô hình Baumol giúp hiểu được tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể.
34
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Mô hình quản lý tiền mặt Miller – Orr:
35
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Đồ thị cho thấy số dư tiền mặt đi ngoằn ngoèo một cách khó dự đoán cho đến khi đạt được giới hạn trên. Tại điểm này, doanh nghiệp mua chứng khoán vào để trả số dư tiền mặt về một mức độ bình thường gọi là điểm trở lại. Một lần nữa tiền mặt lại tiếp tục đi ngoằn ngoèo cho đến khi đạt được giới hạn dưới. Lúc này, doanh nghiệp sẽ bán chứng khoán thu tiền mặt về để đưa số dư tiền mặt lên điểm trở lại.
36
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Khoảng cách theo mô hình Miller – Orr
Ví dụ: doanh nghiệp có số dư tiền mặt tối thiểu là $ (từ giới hạn dưới trở xuống), phương sai của tiền mặt thanh toán hàng ngày là (tương đương độ lệch chuẩn là 2.500$/ngày), lãi suất là 0,025%/ngày, chi phí giao dịch cho mỗi lần bán trái phiếu là 20$.
37
30.3 QUẢN TRỊ TIỀN MẶT Khoảng cách theo mô hình Miller – Orr
Giới hạn trên = $. Điểm trở lại = /3 = $.
Παρόμοιες παρουσιάσεις
© 2024 SlidePlayer.gr Inc.
All rights reserved.