Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Παρουσίαση με θέμα: "CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH"— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

2 1. Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
2. Kế hoạch bài học 3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh 4. Cách đánh giá hoạt động học

3 Hiện nay, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ:
- Từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao. - Từ phương pháp truyền thụ một chiều sang PPDH tích cực. - Từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường…. - Từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình. - Từ GV đánh giá HS là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS

4 Trong tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì:
- Hoạt động học của HS bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với GV . - Hoạt động của GV bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, hỗ trợ trực tiếp với HS.

5 Tiến trình tổ chức hoạt động học Kỹ thuật tổ chức hoạt động học
Kế hoạch bài học Kỹ thuật tổ chức hoạt động học - Tình huống xuất phát - Chuyển giao nhiệm vụ - Đề xuất vấn đề - Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề Hình thành kiến thức mới Thực hiện nhiệm vụ - Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề - Báo cáo kết quả và thảo luận - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Trình bày, đánh giá kết quả - Luyện tập - Vận dụng - Tìm tòi mở rộng

6 * Ví dụ 1: Bài “Mắt cận và mắt lão” ở Vật lí 9
Báo động 60% học sinh mắc tật khúc xạ Ngày 27 tháng 5, 2014 | 14:32 Hiện có hơn 2,5 tỉ người mắc tật khúc xạ, khoảng 20% dân số thế giới. Tại Việt Nam, cứ 3-4 em học sinh thì có một em bị tật khúc xạ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có hơn 2,5 tỉ người mắc tật khúc xạ, khoảng 20% dân số thế giới. Tại Việt Nam, cứ 3-4 em học sinh thì có một em bị tật khúc xạ. Ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỉ lệ học sinh bị tật khúc xạ dao động từ 30-60% và gia tăng đột biến tại các đô thị, các trường chuyên, lớp chọn có lớp học tới 100% học sinh phải mang kính vì bị tật khúc xạ……. ? Hãy cho biết nguyên nhân và cách khắc phục cận thị, viễn thị?

7 * Ví dụ 2: Quang hợp ở thực vật CAM (Bài: Quang hợp ở các nhóm thực vật, Sinh học 11):
Nội dung: Ở những vùng khô hạn, hình thành những loài thực vật mọng nước. Để tránh mất, chúng có quá trình quang hợp theo chu trình CAM: ban ngày khí khổng đóng, ban đêm khí khổng mở để hút CO2. GV chia lớp thành 4 nhóm (8-10 HS), phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và ghi ra đặc điểm khác nhau giữa quang hợp ở thực vật C3 với quang hợp ở thực vật CAM: Nội dung Thực vật C3 Thực vật CAM Đại diện Quá trình quang hợp

8 Cách khác: GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6 HS), giao cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 đã kẻ sẵn các ô theo kĩ thuật khăn trải bàn. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, ghi ý kiến cá nhân vào ô cá nhân , thảo luận với bạn bên cạnh, rồi thảo luận chung cả nhóm để tìm câu trả lời cho tình huống sau:

9 Hồng môn Cây lô hội Cẩm tú cầu Đỗ quyên Cây thuốc bỏng

10 “Bố muốn đặt 1 chậu cây vào phòng ngủ
“Bố muốn đặt 1 chậu cây vào phòng ngủ. Trong vườn có các loài cây sau: Cây Hồng môn, cây Lô hội, cây Cẩm tú cầu, cây Đỗ quyên, cây Thuốc bỏng; em cần tư vấn cho bố lựa chọn loài cây nào? Giải thích”

11

12 Nhóm máu A (có A, β) Không có B Nhóm máu O Nhóm máu AB (không A,B; có α,β (có A,B; không α,β) Nhóm máu B (có B, α)

13 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (vật lý 6)
Đường ray Chai nước giải khát 13

14 Thông tin Câu hỏi Câu trả lời Đường ray Chai nước giải khát
14

15 b) Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; GV cần phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Hỗ trợ bằng cách chia nhỏ vấn đề thành câu hỏi. Không để xảy ra tình trạng HS bị "bỏ quên" trong quá trình dạy học.

16 Hoạt động cá nhân Hoạt động cặp đôi Hoạt động nhóm

17 Hoạt động chung cả lớp Hoạt động cộng đồng

18 c) Báo cáo kết quả và thảo luận:
- GV khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập. - Hoạt động báo cáo cần gắn với sản phẩm của HS; - Quan tâm việc HS trình bày bài báo cáo lên bảng, tạo điều kiện cho HS sử dụng bảng đen. d) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được. Hướng dẫn HS cách ghi bài

19 4. Cách đánh giá hoạt động học
Mục đích của đánh giá: cho điểm (xếp loại) và để phát triển năng lực, phẩm chất của HS Cần tập trung: - Đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà HS đã hoàn thành. - Tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.

20 Trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS, GV theo dõi, hỗ trợ HS vượt qua khó khăn kết hợp nhận xét, đánh giá trước hết bằng lời nói. Trong mỗi giờ học GV cần ghi nhận xét, đánh giá vào vở học của một số HS và luân phiên để mỗi HS đều được ghi nhận xét, đánh giá trong mỗi học kì. Như vậy, đánh giá trong quá trình dạy học là hoạt động đánh giá trong cả quá trình dạy học và kết quả học tập, rèn luyện, phản ánh phẩm chất và năng lực của HS, không đơn thuần đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực.

21 TỔNG KẾT 1. Mỗi bài học/chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 2. Lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.  Trong tổ chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ thì GV nên dùng các kĩ thuật dạy học tích cực như: khăn trải bàn, các mảnh ghép, động não, bản đồ tư duy, ….

22 3. Hoạt động giải quyết vấn đề của HS có thể được thực hiện ngay trong giờ học trên lớp nhưng thường thì phải thực hiện ở nhà, giữa hai giờ lên lớp kế tiếp nhau mới đạt được hiệu quả cao. 4. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học như trên, vấn đề đánh giá của GV và đánh giá của HS về kết quả hoạt động (bao gồm tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) được quan tâm thực hiện. 5. Trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động dạy học như trên, các phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành... vẫn còn nguyên giá trị và cần phải được khai thác sử dụng một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ để đạt được hiệu quả cao nhất.


Κατέβασμα ppt "CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH"

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Διαφημίσεις Google