Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở: Những khái niệm cơ bản

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Παρουσίαση με θέμα: "Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở: Những khái niệm cơ bản"— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở: Những khái niệm cơ bản
Chương 29

2 NỘI DUNG Luồng chu chuyển hàng hóa và vốn:NX và NFI
Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế

3 Nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở
Nền kinh tế đóng là nền kinh tế không có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới. Không có xuất khẩu, không có nhập khẩu, và không có các luồng chu chuyển vốn.

4 Nền kinh tế mở Nền kinh tế mở là nền kinh tế có sự tương tác tự do với các nền kinh tế khác trên thế giới.

5 Một nền kinh tế mở tương tác với các quốc gia khác theo 2 cách.
Nó mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường hàng hóa thế giới. Nó mua và bán tài sản tài chính trên thị trường tài chính thế giới.

6 Luồng chu chuyển hàng hóa: xuất khẩu ròng
Xuất khẩu là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài. Nhập khẩu là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được bán ở trong nước.

7 Luồng chu chuyển hàng hóa: xuất khẩu ròng
Xuất khẩu ròng (NX) là kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu. Xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại.

8 Luồng chu chuyển hàng hóa: xuất khẩu ròng
Thâm hụt thương mại là tình huống trong đó xuất khẩu ròng (NX) âm. Nhập khẩu > Xuất khẩu Thặng dư thương mại là tình huống trong đó xuất khẩu ròng (NX) dương. Xuất khẩu > Nhập khẩu Thương mại cân bằng chỉ tình huống xuất khẩu ròng bằng 0 – xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau.

9 Các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu ròng
Thị hiếu của người tiêu dùng về hàng trong nước và nước ngoài. Giá cả hàng hóa trong nước và nước ngoài. Tỷ giá hối đoái mà tại đó mọi người có thể sử dụng đồng tiền trong nước để mua các đồng tiền nước ngoài.

10 Các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu ròng
Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này qua nước khác.

11 Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế Mỹ
% GDP 15 Nhập khẩu Xuất khẩu 10 5 1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 1995

12 Luồng chu chuyển vốn: Đầu tư nước ngoài ròng
Đầu tư nước ngoài ròng chỉ lượng tài sản nước ngoài do các nhà đầu tư trong nước mua trừ đi lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua.

13 Luồng chu chuyển vốn: Đầu tư nước ngoài ròng
Khi một cư dân Mỹ mua cổ phiếu của Telmex, một công ty điện thoại của Mehico, việc này làm tăng hay giảm đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ? Khi một người Nhật mua trái phiếu phát hành bởi chính phủ VN?

14 Các biến số có ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài ròng
Lãi suất thực tế trả cho tài sản nước ngoài. Lãi suất thực tế trả cho tài sản trong nước. Nhận thức về rủi ro kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài.

15 Đẳng thức xuất khẩu ròng và đầu tư nước ngoài ròng
Xuất khẩu ròng (NX) và đầu tư nước ngoài ròng (NFI) có mối liên hệ chặt chẽ. Đối với tổng thể nền kinh tế, NX và NFI phải bù trừ cho nhau do đó: NX =NFI Đẳng thức này đúng vì bất cứ giao dịch nào ảnh hưởng đến một vế thì cũng ảnh hưởng đến vế kia với quy mô như thế.

16 TÀI KHOẢN VÃNG LAI Tài khoản vãng lai (CA) phản ánh các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai. Tài khoản vãng lai được chia thành ba khoản mục lớn: tài khoản thương mại, thu nhập nhân tố từ nước ngoài và chuyển giao vãng lai.

17 Tài khoản thương mại: tài khoản ghi chép thu nhập và thanh tóan xuất hiện từ việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước và do đó được ghi là khoản mục có, còn nhập khẩu phải chi ngoại tệ ra nước ngoài và do đó được ghi là khoản mục nợ.

18 Thu nhập nhân tố từ nước ngoài (NIA)
Thu nhập nhân tố từ nước ngoài là chênh lệch giữa thu nhập của người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam. thu nhập từ hoạt động đầu tư quốc tế như tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận.

19 Chuyển giao vãng lai: những khoản thanh toán chuyển giao qua biên giới
Chuyển giao vãng lai: những khoản thanh toán chuyển giao qua biên giới. Ví dụ như các khoản trợ cấp từ nước ngoài, các khoản trợ cấp của VN ra nước ngoài.. Giả sử chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam một số xe buýt dành cho giao thông công cộng. Để xử lý các giao dịch không có luân chuyển tài chính đối ứng này, trong cán cân thanh toán cũng có khoản mục có tên gọi “Chuyển khoản”. Quy ước này cho phép giao dịch một chiều được chuyển thành giao dịch hai chiều. Các xe buýt viện trợ được hạch toán như một khoản nhập khẩu (ghi nợ) trong tài khoản của Việt Nam và được thanh toán bằng chuyển khoản (ghi có).

20 TÀI KHOẢN VỐN Tài khoản vốn (KA) ghi chép các giao dịch liên quan đến việc di chuyển vốn giữa trong nước với thế giới bên ngoài. Vd: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Đầu tư của người Việt Nam mua các tài sản nước ngoài được coi là nhập khẩu tài sản quốc tế và được ghi là một khoản mục nợ trong tài khoản vốn của Việt Nam. Ngược lại, đầu tư của người nước ngoài mua các tài sản của Việt Nam được coi là xuất khẩu tài sản ra nước ngoài và được ghi là một khoản mục có trong tài khoản vốn của Việt Nam.

21 TÀI TRỢ CHÍNH THỨC Phần cuối cùng trong tài khoản cán cân thanh toán phản ánh những giao dịch về dự trữ quốc tế được ngân hàng trung ương của một nước giữ. Đó là tài khoản tài trợ chính thức (ΔR). Ngân hàng trung ương ở hầu hết các nước đều có dự trữ quốc tế để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. Dự trữ quốc tế có thể là vàng hoặc các ngoại tệ mạnh. Khoản mục tài trợ chính thức luôn bằng về giá trị và có dấu ngược lại với cán cân thanh toán.

22 CÁN CÂN THANH TOÁN Cán cân thanh toán (BOP): tổng hợp của tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, tài trợ chính thức và mục sai số. Nó biểu thị luồng tiền từ thế giới bên ngoài chảy vào một quốc gia khi các cá nhân, công ty và chính phủ tiến hành giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. BOP = CA + KA + ERROR + ΔR

23 Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ của chúng với các luồng chu chuyển quốc tế
Xuất khẩu ròng là một thành phần của GDP: Y = C + I + G + NX Tiết kiệm quốc gia là phần thu nhập quốc gia còn lại sau khi đã chi tiêu cho tiêu dùng của tư nhân và chính phủ: Y - C - G = I + NX S

24 Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ của chúng với các luồng chu chuyển quốc tế
Tiết kiệm quốc gia (S): S = I + NX hoặc Đầu tư nước ngoài ròng Đầu tư trong nước Tiết kiệm = +

25 Tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa
Các giao dịch quốc tế chịu ảnh hưởng bởi giá quốc tế. Hai loại giá quốc tế quan trọng nhất là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực.

26 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà tại đó một người đổi đồng tiền của một quốc gia này lấy một đồng tiền quốc gia khác.

27 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có thể được biểu diễn dưới 2 dạng: Số đơn vị ngoại tệ trên 1 đơn vị nội tệ. (Ngoại tệ/ Nội tệ) Số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ. (Nội tệ /Ngoại tệ)

28 e = Ngoại tệ/ 1Nội tệ e tăng có nghĩa là một đồng nội tệ có thể đổi được nhiều ngoại tệ hơn, đó là sự lên giá của đồng nội tệ. e giảm có nghĩa là một đồng nội tệ có thể đổi được ít ngoại tệ hơn, đó là sự xuống giá của đồng nội tệ.

29 Tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái thực là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước này lấy hàng hóa và dịch vụ của nước khác.

30 Tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái thực so sánh giá của hàng hóa trong nước và hàng nước ngoài ở nền kinh tế trong nước. Tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá hàng hóa của hai nước tính bằng đồng tiền trong nước của họ.

31 Tỷ giá hối đoái thực P* E = E: Tỷ giá hối đoái thực
e*P E = P* E: Tỷ giá hối đoái thực e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa P: Giá trong nước P*: Giá nước ngoài e là số đơn vị ngoại tệ đổi lấy nội tệ

32 Tỷ giá hối đoái thực là yếu tố then chốt quyết định một nước sẽ xuất và nhập khẩu ?

33 Tỷ giá hối đoái thực Sự giảm giá trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ hàm ý rằng hàng hóa của Mỹ trở nên rẻ hơn so với hàng ngoại. Điều này khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài mua nhiều hàng của Mỹ và mua ít hàng ngoại hơn.

34 Tỷ giá hối đoái thực Kết quả là, xuất khẩu của Mỹ tăng lên, và nhập khẩu của Mỹ giảm đi, cả hai yếu tố này làm tăng xuất khẩu ròng của Mỹ. Trái lại, sự lên giá trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ hàm ý rằng hàng hóa của Mỹ trở nên đắt hơn so với hàng ngoại, do vậy xuất khẩu ròng của Mỹ giảm.

35 Sự ngang bằng sức mua Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một đơn vị của một đồng tiền nhất định cần có khả năng mua một lượng hàng hóa như nhau ở tất cả các nước.

36 Logic cơ bản của lý thuyết ngang bằng sức mua
Lý thuyết ngang bằng sức mua dựa trên một nguyên lý gọi là quy luật một giá. Theo quy luật một giá, một hàng hóa phải được bán với mức giá như nhau ở mọi nơi.

37 Quá trình tận dụng sự chênh lệch giá ở các thị trường khác nhau được gọi là hành vi đảo hối.
Đối với thị trường quốc tế chúng ta sẽ xem như thế nào? Nếu 1$ (hay bât kỳ đồng tiền nào khác) có thể mua nhiều nho ở Mỹ hơn ở Thái Lan thì các nhà buôn quốc tế có thể kiếm lời bằng cách mua nho ở Mỹ và bán lại ở TL.

38 Logic cơ bản của lý thuyết ngang bằng sức mua
Nếu hành vi đảo hối xảy ra, giá khác biệt ở hai thị trường cuối cùng sẽ bằng nhau. Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một đồng tiền phải có giá trị thực tế như nhau ở tất cả các nước.

39 Tóm tắt Xuất khẩu ròng là giá trị của hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước bán ở nước ngoài trừ giá trị hàng hóa và dịch vụ nước ngoài bán ở trong nước. Đầu tư nước ngoài ròng là lượng tài sản nước ngoài mà cư dân trong nước mua trừ lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua.

40 Tóm tắt Đầu tư nước ngoài ròng của nền kinh tế luôn bằng xuất khẩu ròng. Tiết kiệm của nền kinh tế có thể sử dụng để tài trợ cho đầu tư trong nước hoặc mua tài sản ở nước ngoài.

41 Tóm tắt Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối của hai đồng tiền quốc gia. Tỷ giá hối đoái thực là giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở hai nước.

42 Tóm tắt Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi sao cho một đô la mua được nhiều ngoại tệ hơn, đồng đô la được gọi là lên giá hay mạnh lên. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi sao cho một đô la mua được ít ngoại tệ hơn, đồng đô la được gọi là giảm giá hay yếu đi.

43 Tóm tắt Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, một đơn vị tiền tệ phải mua được một lượng hàng hóa như nhau ở tất cả các nước. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền của hai nước phản ánh giá cả ở những nước đó.


Κατέβασμα ppt "Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở: Những khái niệm cơ bản"

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Διαφημίσεις Google