Κατέβασμα παρουσίασης
Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε
ΔημοσίευσεΘυώνη Σκλαβούνος Τροποποιήθηκε πριν 6 χρόνια
1
TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT KHU VỰC NÔNG THÔN ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NCS Lê Thanh Sơn
2
Nội dung 1 Bối cảnh nghiên cứu 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3
Các lý thuyết có liên quan 4 Phương pháp thu thập dữ liệu 5 Phương pháp phân tích dữ liệu 5 6 Kết quả nghiên cứu
3
1. Bối cảnh nghiên cứu 2015 ???
4
2. Mục tiêu & câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn. Câu hỏi nghiên cứu Việc thu hồi đất có ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn?
5
3. Các lý thuyết có liên quan
Có ba nhóm lý thuyết giải thích hành vi của nông hộ: (1) Nhóm mô hình tối đa hóa lợi nhuận, (2) Nhóm mô hình nông hộ tân cổ điển hỗn hợp sản xuất và tiêu dùng (mô hình tối đa hóa lợi ích), và (3) Nhóm mô hình nông hộ sợ rủi ro (Mendola, 2007). Các mô hình lý thuyết này đòi hỏi các điều kiện giả định phải thỏa
6
Chính sách, chể chế và tiến trình
3. Các lý thuyết có liên quan (tt) Nghiên cứu định tính (Dai, Ngan & Dien, 2013; Nguyễn Quang Phục & Nguyễn Xuân Khoát, 2010; Nguyễn Văn Sửu, 2008) và định lượng để giải thích sự thay đổi về sinh kế của các hộ dân bị THĐ ở khu vực ven đô Hà Nội (Tuyen, 2013). Bối cảnh dễ tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị, chiến tranh…) Chính sách, chể chế và tiến trình -Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc -Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân -Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, vh) Các chiến lược sinh kế -Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị trường - Đa dạng -Sinh tồn hoặc tính bền vững Các kết quả sinh kế -Thu nhập nhiều hơn -Cuộc sống đầy đủ hơn -Giảm khả năng tổn thương -An ninh lương thực được cải thiện -Công bằng xã hội được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên -Giá trị không sử dụng của tự nhiên được bảo vệ Tự nhiên Tài chính Xã hội Vật chất Con người Hình 2. 1: Phân tích khung sinh kế của DFID Nguồn: (DFID, 1999)
7
3. Các lý thuyết có liên quan (tt)
Sử dụng thu nhập để đo lường kết quả của các hoạt động sinh kế (Barrett, 2001; Jansen et al., 2006a; Radeny, van den Berg & Schipper, 2012; Tuyen, 2013). Chi tiêu sẽ phản ánh chính xác hơn về phúc lợi của hộ gia đình (Coudouel và cộng sự, 2002; van den Berg, 2010; Nguyen và cộng sự, 2011) bởi vì nó phản ánh tiêu chuẩn sống thực sự và các khả năng đáp ứng các nhu cầu tối thiểu. Cả thu nhập lẫn chi tiêu đều được xem là thước đo chính xác cho phúc lợi của hộ gia đình (Van De Walle & Cratty, 2004a; Ha, Kant, MacLaren & Van Ha, 2004; Nguyen, Van den Berg & Lensink, 2011; Tuyen, 2013). Chọn cả hai, kiểm chứng qua lại
8
Phương pháp thu thập dữ liệu
Hình 3. 2 Khu dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ và điểm cư trú của người dân
9
Phương pháp thu thập dữ liệu (tt)
Mô tả dự án nghiên cứu Dự án đường Cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi: Thu hồi chủ yếu là đất trồng lúa của người dân (BGTVT, 2016). Giá bồi thường và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp gấp 4 lần giá đất thị trường. Dự án khu dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ: Thu hồi chủ yếu là đất vườn tạp và thổ cư nông thôn. Mức giá bồi thường và hỗ trợ cho các hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư và vườn tạp tương đương với giá đất hiện hành tại địa phương. Giá bồi thường và hỗ trợ chuyển nghề nghiệp với đất trồng lúa gấp 4 lần giá đất thị trường.
10
Cấu trúc dân cư ở các dự án khảo sát, các đặc trưng
Phương pháp thu thập dữ liệu (tt) Cấu trúc dân cư ở các dự án khảo sát, các đặc trưng Sống bằng nghề nông, cặp theo các bờ kênh theo hình ô bàn cờ cặp quốc lộ 80. Khu tập trung: 2,5 công/hộ Đất ruộng cách nơi ở ~500m Thu hồi đất: DA vượt lũ: Tại và xung quanh nơi ở DA cao tốc: Lấy đất xa nơi ở
11
Phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu bao gồm 210 hộ gia đình
Toàn bộ 67 hộ dân bị thu hồi đất trong khuôn khổ giai đoạn 1 dự án khu dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ 69 hộ dân bị thu hồi đất bởi dự án đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và 74 hộ dân không bị thu hồi đất cư trú dọc theo ba tuyến kênh Chọn mẫu hệ thống với bước nhảy bằng năm được áp dụng khi chọn hộ không bị thu hồi đất.
12
Phương pháp chọn mẫu (tt)
Mẫu điều tra được tiến hành vào: Lần 1 tháng 12/ /2014. Dữ liệu năm 2011 được phỏng vấn bằng PP hồi cứu Lần 2 Phỏng vấn lặp lại vào tháng 12/ /2016 Dữ liệu được thu thập bằng cách: Phỏng vấn trực tiếp với chủ hộ hoặc lao động chính trong gia đình. Trong giai đoạn phỏng vấn đầu tiên có một số hộ gia đình từ chối trả lời phỏng vấn nhưng sau nhiều lần trao đổi, tất cả 210 mẫu đã được thu thập thông tin đầy đủ.
13
Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Thống kê mô tả: Dùng để mô tả tổng quát về các tài sản sinh kế của các hộ gia đình khu vực nghiên cứu. + Kiểm định Chi-squared, T-test và phân tích phương sai ANOVA: dùng để kiểm định sự khác biệt về các giá trị trung bình giữa các nhóm nghiên cứu phân theo vốn con người, diện tích đất sản xuất. + Trong một số trường hợp mẫu nhỏ, không đáp ứng được các giả định về phân phối chuẩn của tổng thể, kiểm định phi tham số (Mann-Whitney, Kruskal-Wallis) đã được sử dụng để các kết quả so sánh có ý nghĩa thống kê. + Quan sát, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu
14
Phương pháp phân tích dữ liệu (tt)
Phương pháp khác biệt trong khác biệt DID Yit = β0 + β1T + β2D + β3 D*T + β4 Zit + εit Thu nhập/Chi tiêu bình quân đầu người (Yit) Thời điểm trước khi bị thu hồi đất Thời điểm sau khi bị thu hồi đất Khác biệt Nhóm đối chứng β0 β0 + β1 β1 Nhóm bị thu hồi đất β0 + β2 β0 + β1 + β2 + β3 β1 + β3 Khác biệt trong khác biệt β3
15
Phương pháp phân tích dữ liệu (tt)
Phương pháp khác biệt trong khác biệt DID Yit = β0 + β1T + β2D + β3 D*T + β4 Zit + εit Trong đó: Yit : là chỉ tiêu phản ánh thu nhập (hoặc chi tiêu) của hộ i tại thời điểm t T = 1: thời điểm thu thập thông tin sau khi bị thu hồi đất T = 0: thời điểm thu thập thông tin trước khi bị thu hồi đất D = 1: hộ khảo khảo sát thuộc nhóm bị thu hồi đất D = 0: hộ khảo sát thuộc nhóm đối chứng Zit : là các biến kiểm soát bao gồm nhóm biến phản ánh 05 nhóm tài sản sinh kế của hộ gia đình.
16
Các biến sử dụng trong mô hình
Định nghĩa Đo lường Kỳ vọng Biến phụ thuộc Logarit thu nhập bình quân đầu người của HGĐ trên tháng Ngàn đồng Logarit chi tiêu bình quân đầu người của HGĐ trên tháng Biến giải thích Bị THĐ bởi dự án KDC Vượt lũ Có =1 - Bị THĐ bởi dự án đường Cao tốc Năm đánh giá tác động 2015 =1 Biến tương tác giữa hai nhóm hộ và hai thời điểm
17
Các biến sử dụng trong mô hình (tt)
Định nghĩa Đo lường Kỳ vọng Chiến lược sinh kế HGĐ Hộ có sinh kế chính là làm thuê, hưởng lương thời vụ Dummy Có=1 - Hộ có sinh kế chính là làm công hưởng lương cố định + Hộ có sinh kế chính là kinh doanh Hộ có sinh kế chính khác Tình trạng bị thu hồi dất Tỉ lệ đất của HGĐ bị thu hồi Tỉ lệ (%)
18
Các biến sử dụng trong mô hình (tt)
Định nghĩa Đo lường Kỳ vọng Tỉ lệ đất của HGĐ bị thu hồi Tỉ lệ (%) - Vốn con người Tổng số thành viên trong HGĐ Số người + Tổng số người tàn tật, dưới 15 tuổi, trên 55 tuổi (nữ), trên 60 tuổi (nam) chia cho tổng số thành viên của HGĐ Tỉ lệ phần trăm (%) Lao động làm việc trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát Tuổi chủ hộ Số năm Chủ hộ là nam hay nữ Nam = 1 Số năm đi học của chủ hộ Học vấn trung bình của những người lao động trong hộ
19
Các biến sử dụng trong mô hình (tt)
Định nghĩa Đo lường Kỳ vọng Vốn tự nhiên Tổng diện tích đất bình quân của HGĐ/ người 1000 m2 + Nhà ở có mặt tiền ra giao thông đường bộ Dummy Có=1 Nhà ở có mặt tiền ra giao thông đường sông Vốn xã hội HGĐ có tham gia các tổ chức chính trị, xã hội DummyCó=1 HGĐ có thành viên tham gia các tổ chức tôn giáo
20
Các biến sử dụng trong mô hình (tt)
Định nghĩa Đo lường Kỳ vọng Vốn tài chính Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và vàng dự trữ tại gia đình VNĐ + Số tiền gia đình vay từ các tổ chức tín dụng chính thức trong 24 tháng qua Số tiền gia đình vay nóng trong 24 tháng qua - Vốn vật chất Giá trị của tất cả tài sản sản xuất trên hộ
21
Phương pháp phân tích dữ liệu (tt)
Kiểm định độ phù hơp và việc vi phạm các giả định của mô hình Phương sai thay đổi (Heteroskedasticity): Phân phối chuẩn của phần dư: Đa cộng tuyến Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R square) Kiểm định độ phù hợp của mô hình:
22
Kết quả nghiên cứu Các kết quả kiểm định cho thấy phù hợp với các giả định của mô hình hồi quy: Hệ số R bình phương điều chỉnh là 65,5% cho hàm hồi qui với thu nhập và 62,5% cho hàm hồi qui với chi tiêu. Kiểm định F về độ phù hợp của mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 0.01. Các ước lượng được thực hiện trên phần mềm thống kê Stata với kỹ thuật Robust sai số chuẩn để kiểm soát hiện tượng dị phương sai (heteroskedasticity). Tỷ lệ VIF đều nhỏ hơn 10, nên mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Để dò tìm mô hình phù hợp nhất, nghiên cứu đã tiến hành dùng kiểm định Wald để xác định các biến giải thích phù hợp nhất cho mô hình.
23
Bảng 6. 1: Chi tiêu hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất
ĐVT: đ Hộ gia đình dự án đường cao tốc Hộ gia đình dự án KDC vượt lũ Nhóm đối chứng Sau Trước Tổng chi tiêu 97.367 93.946 67.854 70.214 61.884 64.680 Độ lệch chuẩn (55760) (56762) (47463) (49787) (30269) (30458) Chi tiêu bình quân đầu người/tháng 1.839 1.826 1.307 1.418 1.205 1.303 (887) (976) (602) (637) (594) (597) Chi tiêu cho thực phẩm 36.179 34.106 34.819 37.594 32.189 34.843 (17236) (16548) (20489) (22829) (12249) (13527) Chi tiêu thực phẩm bình quân đầu người/tháng 694 674 684** 773** 623** 699** (270) (244) (268) (211) (236) Chi lễ tết, đám tiệc 18.337 17.419 10.840 11.990 9.309 10.479 (11957) (12125) (10159) (11887) (5471) (6209) Chi tiêu ngoài ăn uống 42.851 42.422 22.196 20.631 20.387 19.357 (34808) (36310) (22198) (18596) (17249) (14029) Ghi chú:*, **, *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu khảo sát.
24
Hộ gia đình dự án đường cao tốc Hộ gia đình dự án KDC vượt lũ
Bảng 6.2 Chi tiêu cho lễ tết, đám tiệc và ngoài ăn uống của hộ gia đình ĐVT: đ Hộ gia đình dự án đường cao tốc Hộ gia đình dự án KDC vượt lũ Nhóm đối chứng Sau Trước Chi lễ tết, đám tiệc 18.337 17.419 10.840 11.990 9.309 10.479 Độ lệch chuẩn (11.957) (12.125) (10.159) (11.887) (5.471) (6.209) Lễ, tết 4.389 4.207 2.104 2.317 1.989 2.161 (3.019) (3.139) (2.554) (2.968) (1.116) (1.217) Giỗ, tang 4.777 4.693 1.574 1.691 1.490 1.734 (4.082) (4.243) (1.937) (2.146) (1.703) (1.978) Hiếu, hỉ 9.338 8.678 7.155 7.982 5.830 6.584 (6.535) (6.422) (6.374) (7.537) (3.251) (3.654) Ghi chú:*, **, *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu khảo sát.
25
Bảng 6.2 Chi tiêu cho lễ tết, đám tiệc và ngoài ăn uống của hộ gia đình (tt)
ĐVT: đ Dự án đường cao tốc Dự án KDC vượt lũ Nhóm đối chứng Sau Trước Chi tiêu ngoài ăn uống 42.851 42.422 22.196 20.631 20.387 19.357 Độ lệch chuẩn (34.808) (36.310) (22.198) (18.596) (17.249) (14.029) Giáo dục 12.704 13.726 6.776 4.439 5.545 3.369 (19.339) (19.930) (13.366) (10.029) (11.748) (6.370) Y tế 6.413 6.064 3.307 3.416 4.457 4.001 (7.217) (5.564) (2.928) (2.642) (5144) (3.289) Giao tế 2.987 2.899 1.689 1.826 1.451 1.616 (2.719) (2.723) (2.024) (2.291) (1.541) (1.733) Quần áo 3.161 3.065 1.510 1.674 1.296 1.405 (2.737) (2.544) (1.498) (1.709) (1.203) (1.228) Thiết bị gia đình 6.357 5.725 2.962 3.813 2.779 3.649 Độ lệch chuẩn (8.296) (8.127) (3.656) (5.831) (4.306) (5.391) Dụng cụ sản xuất 3.363 3.428 529 660 635 873 (6.307) (6.269) (977) (1.280) (1.136) (1.364) Chi khác 7.866 7.516 5.652 4.853 4.340 4.573 (10.618) (10.758) (7.048) (5.557) (4.597) (4.350)
26
Chi tiêu của HGĐ khu vực nông thôn trước và sau khi bị thu hồi đất
Tổng chi tiêu của HGĐ trước và sau khi bị THĐ không có sự thay đổi. Chi tiêu cho thực phẩm không khác nhau nhiều giữa các nhóm HGĐ Chi tiêu cho lễ tết, đám tiệc và chi tiêu ngoài ăn uống cho thấy có sự khác biệt rất lớn của các nhóm hộ. Nhóm hộ bị thu hồi bởi dự án cao tốc có chi tiêu cho đám tiệc và chi tiêu ngoài ăn uống gần gấp đôi nhóm hộ bị THĐ bởi dự án vượt lũ và nhóm đối chứng.
27
Khoảng cách chi tiêu cho y tế của các nhóm hộ chỉ khoảng 1,5 – 2 lần.
Chi tiêu của HGĐ khu vực nông thôn trước và sau khi bị thu hồi đất (tt) Chi tiêu cho giáo dục có khoảng cách rất lớn đối với các nhóm HGĐ. Các hộ bị THĐ bởi dự án cao tốc có mức chi tiêu cho giáo dục rất lớn, gấp 2 đến 3 lần nhóm các nhóm hộ còn lại. Khoảng cách chi tiêu cho y tế của các nhóm hộ chỉ khoảng 1,5 – 2 lần. Tổng chi tiêu bình quân đầu người/tháng không thay đổi nhưng chi tiêu bình quân đầu người cho thực phẩm có xu hướng giảm xuống đối với nhóm hộ bị THĐ bởi dự án vượt lũ và nhóm đối chứng. Ngược lại, nhóm hộ bị THĐ ở dự án đường cao tốc không thay đổi chi tiêu bình quân đầu người cho thực phẩm.
28
Tác động của THĐ khu vực nông thôn đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của các HGĐ
Các biến phụ thuộc Logarit thu nhập Logarit chi tiêu Coef P>|t| Bị THĐ bởi dự án KDC Vượt lũ 0,141 0,061 0,072 0,267 Bị THĐ bởi dự án đường Cao tốc 0,123 0,091 0,024 0,687 Năm đánh giá tác động (2015) -0,243 0,001 -0,097 0,076 Biến tương tác hộ bị THĐ và năm đánh giá tác động 0,012 0,894 0,011 0,885 Hộ làm thuê, hưởng lương thời vụ 0,051 0,402 0,038 0,459 Hộ làm công hưởng lương cố định 0,486 0,000 0,405 Hộ kinh doanh 0,316 0,245 Hộ có sinh kế chính khác 0,093 0,310 0,057 0,553 Tỉ lệ đất bị thu hồi -0,040 0,669 -0,010 0,907 Qui mô hộ -0,078 -0,059 Tỉ lệ phụ thuộc -0,204 0,112 -0,026 0,757 Số lao động của hộ 0,095 0,053 0,013 Tuổi chủ hộ 0,003 0,204 0,394 Giới tính chủ hộ -0,058 0,248 -0,024 0,549
29
Tác động của THĐ khu vực nông thôn đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của các HGĐ (tt)
Các biến phụ thuộc Logarit thu nhập Logarit chi tiêu Coef P>|t| Số năm đi học chủ hộ 0,009 0,183 0,010 0,115 Học vấn trung bình của lao động trong hộ 0,033 0,000 0,027 Tổng diện tích bình quân của HGĐ 0,106 0,090 Nhà ở có mặt tiền ra giao thông đường bộ -0,019 0,770 0,017 0,763 Nhà ở có mặt tiền ra giao thông đường sông 0,614 0,047 0,340 HGĐ có tham gia các tổ chức tôn giáo 0,073 0,042 0,218 HGĐ có tham gia các tổ chức chính trị, xã hội -0,024 0,719 0,872 Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và vàng dự trữ tại gia đình 0,002 Số tiền gia đình vay từ các tổ chức tín dụng chính thức trong 24 tháng qua 0,903 0,480 Số tiền gia đình vay nóng trong 24 tháng qua 0,857 0,001 0,403 Giá trị của tất cả tài sản sản xuất trên hộ 0,014 Hằng số 6,645 6,659
30
Phân tích tác động của thu hồi đất
THĐ không có tác động đến thu nhập lẫn chi tiêu bình quân đầu người của các hộ dân khu vực nghiên cứu. So với các hộ có thu nhập từ nông nghiệp, các hộ có thu nhập chính từ các công việc làm công hưởng lương cố định cao nhất, kế tiếp là công việc tự kinh doanh, KQ tương đồng với Van de Walle và Cratty (2004) , Pham và cộng sự (2010) Tỉ lệ đất bị thu hồi không có tác động đến thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình, KQ tương đồng với phát hiện của Tuyen (2013) Qui mô hộ càng tăng thì càng giảm thu thập và giảm chi tiêu bình quân đầu người của hộ. KQ này thống nhất Jansen và cộng sự (2006b) Tuổi, giới tính, học vấn của chủ hộ không có tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ. Học vấn trung bình của các lao động trong độ có ý nghĩa quyết định đến thu nhập và chi tiêu của hộ. KQ này tương đồng với Tuyen (2013) Diện tích đất đồng biến với thu nhập và chi tiêu bình quân của hộ
31
Phân tích tác động của thu hồi đất (tt)
Diện tích đất đồng biến với thu nhập và chi tiêu bình quân của hộ Lượng tiền mặt, vàng và tài sản sản xuất đồng biến với thu nhập lẫn chi tiêu của hộ. Số tiền vay chính thức và không chính thức không có tác động trong tổng thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. KQ này nhất quán với Pham và Izumida (2002). Hộ có thành viên tham gia các tổ chức tôn giáo có thu nhập bình quân đầu người cao hơn những hộ không có tham gia là 7,3% (ở mức ý nghĩa 10%). Hộ gia đình có thành viên tham gia các tổ chức chính trị xã hội không có tác động trong tổng thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ. KQ này tương đồng với Ha và cộng sự (2004), (CIEM, 2015).
32
Kết luận Về tổng thể, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình khu vực nghiên cứu không thay đổi trước và sau khi bị thu hồi đất. Hay nói cách khác là việc Nhà nước thu hồi đất vùng nông thôn không ảnh hưởng đến sinh kế người dân. Xét trong từng hoàn cảnh cụ thể thì có sự thay đổi, tùy vào hành vi và phản ứng của từng hộ gia đình. Tuy nhiên thời gian đánh giá tác động ngắn chỉ 2-4 năm nên chưa đánh giá hết được tác động lâu dài của việc thu hồi đất tại khu vực này. Vốn con người (thông qua chỉ số số năm đi học) có vai trò quan trọng trong việc xác định các nghề nghiệp tạo ra thu nhập và chi tiêu cho hộ gia đình.
33
Thank You !
Παρόμοιες παρουσιάσεις
© 2024 SlidePlayer.gr Inc.
All rights reserved.