Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – nhật bản giai đoạn

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Παρουσίαση με θέμα: "Cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – nhật bản giai đoạn"— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 Cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – nhật bản giai đoạn 2001 - 2010
NCS Nguyễn Thị Minh Hương Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Bùi Quang Tuấn TS.Trần Quang Minh Hà Nội,

2 thương mại việt nam – nhật bản 2001 - 2010
Đơn vị: USD -Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước đã không ngừng phát triển theo hướng mang lại lợi ích cho cả hai bên, góp phần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới của Việt Nam. Với tiềm năng của hai nước, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia nhất định sẽ phát triển hơn nữa. -Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam đang có sự chuyển đổi từ chỗ chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức mạnh cơ bắp sang chủ yếu dựa trên khai thác khả năng sáng tạo trí tuệ của con người. Điều này được thể hiện trong chuyển biến cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong mười năm qua. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, sản phẩm thô sơ chế, bán rẻ tài nguyên và lao động ... Trong khi đó lại nhập khẩu nhiều thiết bị công nghệ loại hai, nguyên liệu thứ cấp có ảnh hưởng xấu tới môi trường, tỷ trọng hàng tiêu dùng đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ trong tổng kim ngạch nhập khẩu còn chưa hợp lý. -Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ thực trạng cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn , phân tích đánh giá những thành tựu và hạn chế của cơ cấu này. Đây sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp cải thiện cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo.

3 6 cách tiếp cận xem xét cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
Tư liệu sản xuất, hàng hóa trung gian, vật phẩm tiêu dùng Cơ cấu thương mại theo yếu tố hàm lượng Mức độ đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu Tỷ lệ xuất khẩu thuần và thị phần quy mô thương mại Thương mại liên ngành, thương mại nội ngành, thương mại nội ngành dọc, thương mại nội ngành ngang Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu Để xem xét cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản một cách toàn diện cần phân tích dựa trên 6 cách tiếp cận trên. Hầu hết các nghiên cứu từ trước đến nay về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản mới chỉ dừng lại ở việc phân tích dựa trên cách tiếp cận thứ 6, đó là xem xét cơ cấu thương mại theo một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu. (-> Điểm mới của nghiên cứu là đưa ra và phân tích theo cách tiếp cận từ 1 đến 5. Đây là 5 cách tiếp cận mà chưa có nhà nghiên cứu nào sử dụng để phân tích đối với quan hệ hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản và Trung Quốc đã sử dụng một hoặc một số cách tiếp cận trên để phân tích đối với trường hợp của Nhật Bản- Trung Quốc, Nhật Bản – Đông Á, Trung Quốc – Đông Á). Do thời gian trình bày có hạn, tôi chỉ xin tóm tắt kết quả nghiên cứu của 4 cách tiếp cận đầu tiên. Còn 2 cách tiếp cận 5 và 6 xin được trình bày trong dịp khác. (Sản phẩm thô, Sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên Sản phẩm tập trung hàm lượng lao động phổ thông Sản phẩm tập trung hàm lượng công nghệ Sản phẩm tập trung hàm lượng vốn – trí tuệ)

4 Dữ LIệU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
Sử dụng 2 nguồn dữ liệu chính: (1) UN Comtrade (BEC, SITC 2 chữ số, SITC 3 chữ số, SITC 5 chữ số, HS 2 chữ số, HS 6 chữ số) (2) Bộ tài chính Nhật Bản (HS 9 chữ số) Số liệu của UN Comtrade tính theo đơn vị USD, số liệu của Bộ tài chính Nhật Bản tính theo đơn vị là Yên Nhật. Xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF. -UN Comtrade: Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc -Trường hợp cần so sánh đơn giá xuất khẩu và nhập thì tạm tính chênh lệch giữa FOB và CIF là 10%. khẩu (Thí dụ để phân biệt giao dịch nào là thương mại liên ngành, giao dịch nào là thương mại nội ngành dọc, nội ngành ngang)

5 Dữ LIệU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
Các hệ thống phân loại hàng hóa sử dụng trong nghiên cứu HS (Hệ thống mã và mô tả hàng hóa điều hòa ) HS cấp độ 2 chữ số HS cấp độ 6 chữ số HS cấp độ 9 chữ số (Chi tiết nhất) SITC (Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn) SITC cấp độ 3 chữ số SITC cấp độ 5 chữ số BEC (Hệ thống phân loại hàng hóa theo mục đích sử dụng) Tư liệu sản xuất Hàng hóa trung gian Hàng tiêu dùng Trong nghiên cứu thậm chí phải sử dụng HS ở cấp độ 9 chữ số là cấp độ chi tiết nhất để phân tích sự đa dạng hóa xuất nhập khẩu; SITC ở cấp độ 5 chữ số (cũng là cấp độ chi tiết nhất trong hệ thống phân loại SITC) để phân loại mặt hàng nào thuộc thương mại liên ngành, thương mại nội ngành, thương mại nội ngành dọc, thương mại nội ngành ngang.

6 Dữ LIệU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
Số liệu của Bộ tài chính Nhật Bản

7 Dữ LIệU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
Số liệu của UN Comtrade

8 1-TƯ LIệU SảN XUấT, HÀNG HÓA TRUNG GIAN, VậT PHẩM TIÊU DÙNG
Kết quả nghiên cứu 1 1-TƯ LIệU SảN XUấT, HÀNG HÓA TRUNG GIAN, VậT PHẩM TIÊU DÙNG Tính trung bình cả giai đoạn 2001–2010, hàng hóa trung gian chiếm hơn một nửa trong tổng số hàng hóa xuất khẩu, còn lại gần một nửa là hàng tiêu dùng chiếm tới 41,02% và một phần rất nhỏ 5,17% là tư liệu sản xuất. Việt Nam → Nhật Bản (BEC)

9 Nhật Bản → Việt Nam (BEC)
Kết quả nghiên cứu 1 Nhật Bản → Việt Nam (BEC) Trung bình cả giai đoạn 2001 – 2010 hàng hóa trung gian chiếm hơn 2/3 trong tổng số hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam, còn lại 22,77% tư liệu sản xuất và 6,4% hàng tiêu dùng. Hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng giảm, từ 11,14% năm 2001 xuống chỉ còn 4,47% vào năm 2010.

10 Sự thay đổi trong cơ cấu thương mại hàng hóa sau 10 năm (BEC)
Kết quả nghiên cứu 1 Sự thay đổi trong cơ cấu thương mại hàng hóa sau 10 năm (BEC) Việt → Nhật 2001 2010 -Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhìn chung sau mười năm không thay đổi nhiều về tỷ trọng. Xuất khẩu nhóm hàng này từ VN sang NB chỉ chiếm 4,12% năm 2001 và tăng lên 5,6% vào năm Nhập khẩu nhóm hàng này từ NB vào VN xét về kim ngạch đã tăng gần 4 lần từ 451 triệu USD lên 1,7 tỷ USD, nhưng về tỷ trọng thì sau 10 năm không thay đổi, vẫn ở mức 20%. -Nhóm hàng hóa trung gian chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai nước, và có xu hướng gia tăng tỷ trọng. Xuất khẩu từ NB sang VN đã tăng tới 4 lần, từ 1,4 tỷ USD (chiếm 64,17%) lên tới 5,7 tỷ USD (chiếm gần 70%), nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh về tỷ trọng. Nếu như năm 2001 nhóm hàng này chỉ chiếm 39,6% (thấp hơn nhóm hàng tiêu dùng) thì đến năm 2010 nhóm hàng này đạt tới 51,71%, có những năm rất cao thí dụ như năm 2008 đạt tới 65,84%. -Nhóm hàng tiêu dùng, trung bình cả giai đoạn, tỷ trọng hàng tiêu dùng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chỉ là 6,4%, trong khi đó tỷ trọng này của Nhật Bản lên tới 41,02%. Nhập khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ và có xu hướng giảm về tỷ trọng. Nhật → Việt

11 Nhật Bản Tư liệu sản xuất Hàng tiêu dùng Hàng hóa trung gian Việt Nam
Kết quả nghiên cứu 1 Nhật Bản Tư liệu sản xuất Hàng tiêu dùng Hàng hóa trung gian Việt Nam Vietnam Việt Nam Cơ cấu này phản ánh đúng sự bổ trợ của hai nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau và phản ánh đúng thế mạnh của mỗi nước. Nhóm tư liệu sản xuất đòi hỏi vốn lớn và trình độ công nghệ cao, mà Nhật Bản có thế mạnh về các điểm này, nên như sơ đồ khái quát ở trên Nhật Bản xuất khẩu nhóm hàng này sang Việt Nam nhiều hơn là Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhóm hàng tiêu dùng thì Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn do Việt Nam có chi phí lao động rẻ hơn Nhật Bản. Nhóm hàng hóa trung gian thì cả hai nước đều xuất nhập khẩu với số lượng lớn do Việt Nam giàu tài nguyên, và ngược lại Nhật Bản có phụ tùng máy móc đạt chất lượng và những sản phẩm trung gian có hàm lượng chế biến cũng như giá trị gia tăng cao để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI của Nhật Bản tại Việt Nam.

12 2- cơ cấu thương mại theo yếu tố hàm lượng
Kết quả nghiên cứu 2 2- cơ cấu thương mại theo yếu tố hàm lượng Phương pháp luận: Jeroen Hinloopen và Charles Van Marrewijk đã phân biệt 5 nhóm ngành dựa trên mức 3 chữ số của SITC ver 3. Nhóm sản phẩm A SP thô (83 ngành) Nhóm sản phẩm B SP tập trung hàm lượng tài nguyên (21 ngành) Nhóm sản phẩm C SP tập trung hàm lượng lao động phổ thông (26 ngành) Nhóm sản phẩm D SP tập trung hàm lượng công nghệ (62 ngành) Nhóm sản phẩm E SP tập trung hàm lượng vốn – trí tuệ (43 ngành) Ngành không phân loại theo hàm lượng (5 ngành) Dựa vào số liệu SITC 3 chữ số của UN Comtrade giữa Việt Nam và Nhật Bản, tính toán kim ngạch xuất nhập khẩu của 5 nhóm hàng trên.

13 2-Cơ cấu thương mại theo yếu tố hàm lượng
Kết quả nghiên cứu 2 2-Cơ cấu thương mại theo yếu tố hàm lượng Xét về xuất khẩu từ VN sang NB: -Có thể thấy rằng tỷ trọng kim ngạch nhóm sản phẩm thô giảm rõ rệt tới hơn một nửa sau 10 năm. Năm 2001, nhóm hàng này chiếm tới gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu sang NB của VN thì đến năm 2010 chỉ còn ở mức 21,2%. Như vậy xuất khẩu sản phẩm thô của VN có xu hướng giảm tương đối về tỷ trọng -> Dịch chuyển theo chiều hướng tốt. -Ngược lại, sản phẩm tập trung hàm lượng công nghệ đã tăng lên gần gấp hai lần từ mức chỉ chiếm 18% năm 2001, đã tăng lên tới 38,5% vào năm 2010 vươn lên là nhóm hàng dẫn đầu về tỷ trọng. -Nhóm sản phẩm có hàm lượng vốn – trí tuệ cao cũng đã tăng lên hơn gấp hai lần trong cả giai đoạn từ mức 4% lên tới 9,5%. -Nhóm sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao chiếm tỷ trọng lớn khoảng 1/3 hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, điều này phản ánh lợi thế dồi dào lao động giá rẻ của Việt Nam. -Nhóm sản phẩm có hàm lượng tài nguyên gia tăng trong cả giai đoạn tuy nhiên tỷ trọng vẫn ở mức khiêm tốn chỉ chiếm 1,6%. Cùng với xu thế chung của các quốc gia khác trên thế giới, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản xét yếu tố hàm lượng thay đổi theo chiều hướng tích cực và đạt được những bước tiến đáng kể. Việt Nam → Nhật Bản

14 2-Cơ cấu thương mại theo yếu tố hàm lượng
Kết quả nghiên cứu 2 2-Cơ cấu thương mại theo yếu tố hàm lượng Trong khi cơ cấu xét theo yếu tố hàm lượng của xuất khẩu có sự dịch chuyển mạnh mẽ thì ngược lại cơ cấu nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam hầu như không thay đổi trong cả giai đoạn. Hơn một nửa hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam là những sản phẩm tập trung hàm lượng công nghệ. Khoảng gần 1/3 là sản phẩm có hàm lượng vốn, trí tuệ cao. Còn lại là một tỷ trọng rất nhỏ bé trên dưới 10% là sản phẩm thô và sản phẩm có hàm lượng tài nguyên cao. Cơ cấu này phản ánh đúng xu hướng xuất khẩu chung của các nước phát triển. Nhật Bản → Việt Nam

15 3-đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu
Kết quả nghiên cứu 3 3-đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu Sự yếu kém trong đa dạng hoá xuất khẩu làm cho hiệu quả thương mại trở nên dễ bị tổn thương hơn và doanh thu từ xuất khẩu dễ bị biến động. Nguy cơ dễ bị tổn thương này có thể bị khuyếch đại lên khi Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh từ nước ngoài và sự tự do hoá thương mại. Những năm gần đây, VN ngày càng xuất khẩu nhiều chủng loại mặt hàng đa dạng hơn, phong phú hơn về chủng loại cũng như mẫu mã. Dựa vào số liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc, phần này đi sâu phân tích phân tích sự đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của VN sang NB. Đa dạng hóa xuất khẩu có thể thực hiện được bằng cách đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và đa dạng hóa đối tác xuất khẩu. Amurgo-Pacheco & Pierola (2008) đã đưa ra hai loại đa dạng hóa xuất khẩu đó là Intensive Margin và Extensive Margin. Intensive Margin là đa dạng hóa xuất khẩu nhờ vào sự thay đổi tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đã được xuất khẩu trước đây với các đối tác xuất khẩu vốn đã có quan hệ giao dịch. Extensive Margin là sự đa dạng hóa xuất khẩu nhờ vào sự gia tăng thêm chủng loại các mặt hàng xuất khẩu trước đây vốn chưa được xuất khẩu hoặc tăng thêm đối tác xuất khẩu mới. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung đi sâu phân tích sự đa dạng hóa xuất khẩu về chủng loại mặt hàng. Sự đa dạng hóa về đối tác và thị trường sẽ tiếp tục được đề cập trong các nghiên cứu tiếp theo.

16 3-đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu
Kết quả nghiên cứu 3 3-đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu Chỉ số HI: xj là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng j từ Việt Nam sang Nhật Bản. Sj là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng j sang Nhật Bản trong tổng tim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Chỉ số HI có giá trị từ 0 đến 1. HI càng lớn thì xuất khẩu càng tập trung nhiều vào một số loại mặt hàng nhất định. Ngược lại, HI càng nhỏ thì mức độ đa dạng hóa xuất khẩu càng cao, tức là xuất khẩu được phân bổ ra nhiều loại hàng hóa khác nhau. Sử dụng chỉ số HI (Herfindahl Index) là chỉ số đo lường mức độ tập trung xuất khẩu để xem xét khái niệm đối lập là mức độ đa dạng hóa của xuất khẩu.

17 3-đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu
Kết quả nghiên cứu 3 Kết quả tính toán chỉ số HI Việt Nam Nhật Bản HI 2001 0,0485 0,0177 HI 2002 0,0356 0,0082 HI 2003 0,0398 0,0124 HI 2004 0,0362 0,0152 HI 2005 0,0401 HI 2006 0,0403 0,0094 HI 2007 0,0431 HI 2008 0,0830 0,0104 HI 2009 0,0241 0,0107 HI 2010 0,0198 0,0086 So sánh chỉ số HI giữa VN và NB, ta thấy rõ ràng hàng xuất khẩu của NB sang VN có mức độ tập trung thấp hơn hàng hóa xuất khẩu từ VN sang NB, thể hiện ở chỉ số HI của NB ở tất cả các năm đều thấp hơn của VN => Cơ cấu hàng xuất khẩu của NB sang VN đa dạng hơn cơ cấu hàng VN xuất khẩu sang NB. Điều này hoàn toàn phản ánh đúng lý thuyết là các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn thường có cơ cấu hàng hóa đa dạng hơn. Xét chung cả giai đoạn, mức độ đa dạng hóa của cơ cấu xuất khẩu sản phẩm của VN sang NB tuy chưa cao nhưng đã được cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 2001, chỉ số HI của VN là 0,0485 thì đến năm 2010 đã giảm xuống chỉ còn 0,0198. Như vậy là mức độ tập trung hàng hóa đã giảm tới gần 2,5 lần sau mười năm. Riêng năm 2008, chỉ số HI ở mức cao nhất, cao hơn hẳn so với các năm khác, nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu và lượng xuất khẩu mặt hàng dầu thô – một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của VN sang NB tăng đột biến một cách bất thường vào năm 2008 theo sự biến động chung của mặt hàng này trên toàn thế giới, dẫn tới sự khác thường của giá trị HI so với các năm khác trong toàn giai đoạn nghiên cứu.

18 3-đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu
Kết quả nghiên cứu 3 Số lượng chủng loại mặt hàng xuất nhập khẩu Năm Việt → Nhật Nhật →Việt 2001 1473 3000 2002 1529 3127 2003 1634 3220 2004 1671 3239 2005 1793 3356 2006 1824 3405 2007 1887 3501 2008 1925 3522 2009 1957 3473 2010 2051 3490 Tổng 17744 33333 -Số lượng mặt hàng từ NB sang VN phong phú và đa dạng về chủng loại hơn rất nhiều so với từ VN sang NB. Năm 2001 số loại mặt hàng từ VN sang NB tính theo HS cấp độ 9 chữ số chỉ là 1473 mặt hàng, trong khi đó chủng loại mặt hàng xuất khẩu từ NB sang VN gấp hơn 2 lần với 3000 loại mặt hàng. Sau 10 năm VN đã tăng được 578 mặt hàng, từ 1473 lên tới 2051 chủng loại mặt hàng. NB cũng tăng được thêm 490 mặt hàng từ 3000 lên 3490 mặt hàng sau 10 năm. Tóm lại, về cơ bản cả hai nước đều tăng về chủng loại mặt hàng qua các năm. Các kết quả đánh giá mức độ đa dạng hóa theo thống kê số lượng chủng loại mặt hàng cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả tính toán chỉ số HI ở phần trên. Số lượng mặt hàng HS cấp độ 9 chữ số (cấp độ chi tiết nhất) dựa vào dữ liệu thống kê của Bộ tài chính Nhật Bản

19 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI
Kết quả nghiên cứu 4 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI SITC-0+SITC-1+SITC-4: Thực phẩm SITC-2+SITC-3: Nguyên liệu thô. SITC-5: Sản phẩm hóa học SITC-6: Nguyên vật liệu phục vụ SXCN SITC-72~SITC-75: Máy móc nói chung SITC-71,76,77: Máy móc điện tử SITC-78~SITC-79: Phương tiện vận chuyển SITC-81,82,83,84,85,86,89: Hàng công nghiệp nhẹ SITC-87~SITC-88: Máy móc tinh xảo Dữ liệu sử dụng để phân tích là số liệu thống kê thương mại theo hệ thống phân loại SITC (Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn) của UN Comtrade gồm 9 nhóm hàng: (1) Thực phẩm, (2) Nguyên liệu thô, (3) Sản phẩm hóa học, (4) Nguyên vật liệu phục vụ SXCN (5) Máy móc nói chung, (6) Máy móc điện tử, (7) Phương tiện vận chuyển, (8) Hàng công nghiệp nhẹ, (9) Máy móc tinh xảo. Để phục vụ mục đích nghiên cứu sao cho phù hợp với CCTM Việt - Nhật và muốn xem xét sâu hơn cấu trúc XNK của hàng hóa đối với thị trường NB, các nhóm hàng lớn được phân chia thành nhóm nhỏ hơn như trên.

20 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI
Kết quả nghiên cứu 4 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI Thị phần quy mô thương mại của nhóm hàng J (SJ) là tỷ lệ phần trăm của kim ngạch xuất nhập khẩu nhóm hàng a trên tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn bộ các mặt hàng. SJ có giá trị trong khoảng từ 0 đến 100. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng J lớn hay bé sẽ làm cho SJ lớn hay nhỏ. Tổng SJ của tất cả các nhóm hàng sẽ bằng 100. SJ càng lớn thì càng chứng tỏ nhóm hàng J càng có vai trọng quan trọng trong thương mại song phương giữa hai nước.

21 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI
Kết quả nghiên cứu 4 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI Kết quả tính Thị phần quy mô thương mại -Nhóm hàng thực phẩm và nguyên liệu thô giữ vị trí quan trọng nhất trong thương mại của hai nước với thị phần 22,8%. Tiếp theo đó đến máy móc điện tử chiếm 19%, nguyên vật liệu phục vụ SXCN 17%, hàng công nghiệp nhẹ 16,1%, máy móc nói chung 13,1%. Các nhóm hàng sản phẩm hóa học, phương tiện vận chiếm, máy móc tinh xảo chiếm tỷ trọng không đáng kể lần lượt là 5,3%, 3,9% và 2,9%. -Xét về sự biến động của từng nhóm hàng, nhóm hàng thực phẩm và nguyên liệu thô giảm mạnh về thị phần sau 10 năm. Năm 2001 đây là nhóm hàng có thị phần cao nhất, nhưng đến năm 2010, thị phần của nhóm hàng này tụt xuống vị trí thứ 5 sau các nhóm hàng máy móc điện tử, nguyên liệu chế biến, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nói chung. Nhóm hàng máy móc điện tử tăng mạnh về thị phần, tăng từ 16,7% lên tới 21,3% vươn lên là nhóm hàng có thị phần cao nhất. Nguyên vật liệu phục vụ SXCN cũng tăng nhẹ trong cả giai đoạn, đến năm 2010 chiếm 19%, đây là nhóm hàng có thị phần lớn thứ hai sau nhóm hàng điện tử. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ tuy có xu hướng giảm trong suốt giai đoạn nhưng vẫn chiếm thị phần đáng kể ở mức 16,4% vào năm Nhóm hàng máy móc nói chung cũng tăng 1,5 lần trong cả giai đoạn. Các nhóm hàng còn lại là sản phẩm hóa học, phương tiện vận chuyển, máy móc tinh xảo cũng tăng đáng kể tuy nhiên vẫn chỉ chiếm thị phần ở mức khiêm tốn dưới 7%.

22 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI
Kết quả nghiên cứu 4 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI Tỷ lệ xuất khẩu thuần của nhóm hàng J (αJ) là kim ngạch xuất khẩu (EXJ) trừ kim ngạch nhập khẩu (IMJ) chia cho tổng kim ngạch XNK nhóm hàng đó Có giá trị trong khoảng {-1,1}. αJ càng gần 1 thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng J càng lớn hơn kim ngạch nhập khẩu, càng gần -1 thì kim ngạch nhập khẩu càng lớn hơn kim ngạch xuất khẩu, càng gần về 0 thì có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu càng gần tương đương với kim ngạch nhập khẩu.

23 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI
Kết quả nghiên cứu 4 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI Kết quả tính Tỷ lệ xuất khẩu thuần Net Export Ratio SITC code 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thực phẩm 0+1+4 0,94 0,93 0,95 0,89 0,84 0,81 0,80 Hàng công nghiệp nhẹ 0,88 0,87 0,85 0,83 0,8 0,82 0,79 Nguyên liệu thô 2+3 0,7 0,69 0,68 0,49 Máy móc điện tử -0,27 -0,12 0,02 0,13 0,18 0,12 0,08 0,1 0,11 Máy móc tinh xảo 87+88 -0,31 -0,24 -0,18 -0,19 -0,33 -0,11 Phương tiện vận chuyển 78,79 -0,84 -0,88 -0,8 -0,71 -0,41 -0,43 -0,49 -0,47 -0,05 Máy móc nói chung -0,59 -0,67 -0,5 -0,53 -0,51 -0,58 -0,55 Sản phẩm hóa học 6 -0,57 -0,65 -0,54 -0,56 Nguyên vật liệu phục vụ SXCN 5 -0,64 -0,62 -0,52 Bảng trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ xuất khẩu thuần của năm Năm 2010, tỷ lệ xuất khẩu thuần giảm dần từ nhóm hàng thực phẩm → Công nghiệp nhẹ → Nguyên liệu thô → Máy móc điện tử → Máy móc tinh xảo →Phương tiện vận chuyển → Máy móc nói chung → Sản phẩm hóa học → Nguyên vật liệu phục vụ SXCN. Tỷ lệ này càng gần cao thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng J càng lớn hơn kim ngạch nhập khẩu, có nghĩa là Việt Nam càng xuất siêu mặt hàng đó sang Nhật Bản.

24 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI
Kết quả nghiên cứu 4 4-Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI Những mặt hàng nằm trên trục hoành là Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Nhật, ngược lại những mặt hàng nằm dưới trục hoành là những mặt hàng Nhật Bản có thế mạnh xuất khẩu sang Việt Nam. VN xuất siêu sang NB các mặt hàng thực phẩm, công nghiệp nhẹ, nguyên liệu thô, máy móc điện tử. Nhật Bản xuất siêu sang VN máy móc tinh xảo, phương tiện vận chuyển, sản phẩm hóa học, nguyên vật liệu phục vụ SXCN.

25 Most important result!! Kết quả nghiên cứu 4 Net export ratio
ĐƯờNG CONG QUAN Hệ GIữA Tỷ Lệ XUấT KHẩU THUầN VÀ THị PHầN QUY MÔ THƯƠNG MạI Net export ratio 1 4 Trade share Thực phẩm→Hàng công nghiệp nhẹ → Nguyên liệu thô → Máy móc điện tử → Máy móc tinh xảo → Phương tiện vận chuyển → Máy móc nói chung → Sản phẩm hóa học → Nguyên vật liệu phục vụ SXCN

26 Chính phủ Doanh nghiệp Hiệp hội ngành hàng Lời kết Cải thiện cơ cấu *Bốn cách tiếp cận để phân tích trên đã cho chúng ta thấy được một bức tranh khá rõ nét về thực trạng cơ cấu thương mại VN– NB. 1-Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhìn chung sau mười năm không thay đổi nhiều về tỷ trọng và chủ yếu là NB xuất khẩu sang VN . Nhóm hàng hóa trung gian chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả xuất khẩu và nhập khẩu giữa hai nước, và có xu hướng gia tăng tỷ trọng. Nhóm hàng tiêu dùng chủ yếu là VN xuất khẩu sang NB. Nhập khẩu hàng tiêu dùng của Việt Nam từ VN không đáng kể và có xu hướng giảm về tỷ trọng. 2-Xét về xuất khẩu từ VN sang NB, tỷ trọng kim ngạch nhóm sản phẩm thô giảm rõ rệt tới hơn một nửa sau 10 năm. Ngược lại, sản phẩm tập trung hàm lượng công nghệ đã tăng lên gần gấp hai lần. Nhóm sản phẩm có hàm lượng vốn – trí tuệ cao cũng đã tăng lên hơn gấp hai lần. Nhóm sản phẩm có hàm lượng lao động phổ thông cao chiếm tỷ trọng lớn khoảng 1/3 hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm sản phẩm có hàm lượng tài nguyên gia tăng trong cả giai đoạn tuy nhiên tỷ trọng vẫn ở mức khiêm tốn chỉ chiếm 1,6%. Cùng với xu thế chung của các quốc gia khác trên thế giới, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản xét yếu tố hàm lượng thay đổi theo chiều hướng tích cực và đạt được những bước tiến đáng kể. 3-Chủng loại các mặt hàng trao đổi giữa hai nước khá đa dạng và ngày càng tăng lên. Tuy vậy, số chủng loại mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật còn nghèo nàn hơn chủng loại mặt hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam. 4-VN xuất siêu sang NB các mặt hàng thực phẩm, công nghiệp nhẹ, nguyên liệu thô, máy móc điện tử. NB xuất siêu sang VN máy móc tinh xảo, phương tiện vận chuyển, sản phẩm hóa học, nguyên vật liệu phục vụ SXCN. -Về sự đóng góp của các mặt hàng, nhóm hàng thực phẩm và nguyên liệu thô giữ vị trí quan trọng nhất trong thương mại của hai nước với 22,8%. Tiếp theo đó đến máy móc điện tử chiếm 19%, nguyên vật liệu phục vụ SXCN 17%, hàng công nghiệp nhẹ 16,1%, máy móc nói chung 13,1%. Các nhóm hàng sản phẩm hóa học, phương tiện vận chiếm, máy móc tinh xảo chiếm tỷ trọng không lớn lần lượt là 5,3%, 3,9% và 2,9%. Xét về sự biến động của từng nhóm hàng, nhóm hàng thực phẩm và nguyên liệu thô giảm mạnh về thị phần. Các nhóm hàng máy móc điện tử, nguyên liệu chế biến, hàng công nghiệp nhẹ, máy móc nói chung ngày càng có vai trò quan trọng. *Mặc dù thương mại của Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2001 – 2010 đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế. Trên cơ sở thực trạng cơ cấu thương mại này, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp đối với chính phủ, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng để cải thiện cơ cấu trong giai đoạn tới. Có những nhóm giải pháp dành riêng cho chính phủ, dành riêng cho doanh nghiệp, dành riêng cho hiệp hội ngành hàng nhưng cũng có những nhóm giải pháp cần sự hợp tác phối hợp giữa cả chính phủ và doanh nghiệp, doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, hoặc thậm chí phải phối hợp cả ba bên.

27 Cảm ơn quý vị đã lắng nghe!


Κατέβασμα ppt "Cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – nhật bản giai đoạn"

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Διαφημίσεις Google