Bài thuyết trình NHÓM THỰC HIỆN 1. Bùi Thế Cảnh

Slides:



Advertisements
Παρόμοιες παρουσιάσεις
c¸c thÇy c« gi¸o vÒ dù héi gi¶ng côm
Advertisements

Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
GV: BÙI VĂN TUYẾN.
TRÌNH BỆNH ÁN KHOA NGOẠI TỔNG HỢP.
Cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – nhật bản giai đoạn
Học phần: LẬP TRÌNH CƠ BẢN
Nguyễn Văn Vũ An Bộ môn Tài chính – Ngân hàng (TVU)
CHƯƠNG VIII XỬ LÝ Ô NHIỄM HỮU CƠ TRONG NƯỚC BẰNG VSV
ĐẠI SỐ BOOLEAN VÀ MẠCH LOGIC
LASER DIODE CẤU TRÚC CẢI TIẾN DỰA VÀO HỐC CỘNG HƯỞNG
1 BÁO CÁO THỰC TẬP CO-OP 3,4 PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ MÈO Sinh viên: Nguyễn Quang Trực Lớp: DA15TYB.
II Cường độ dòng điện trong chân không
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
CHƯƠNG 2 HỒI QUY ĐƠN BIẾN.
Sự nóng lên và lạnh đi của không khí Biến thiên nhiệt độ không khí
TIÊT 3 BÀI 4 CÔNG NGHỆ 9 THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG.
ĐỘ PHẨM CHẤT BUỒNG CỘNG HƯỞNG
MA TRẬN VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT KHU VỰC NÔNG THÔN ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NCS Lê Thanh Sơn.
BÀI 5: PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI , CẤU TRÚC GAN , ĐƯỜNG KÍNH VÀ PHỔ DOPPLER TĨNH MẠCH CỬA QUA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN (ĐỀ CƯƠNG CKII NỘI TIÊU HÓA)
Chương 6 TỰ TƯƠNG QUAN.
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VACCIN Ở TRẺ NON THÁNG
Chương 2 HỒI QUY 2 BIẾN.
Tối tiểu hoá hàm bool.
CHƯƠNG 7 Thiết kế các bộ lọc số
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA: KHTN&CN BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Bài tập Xử lý số liệu.
CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA ĐẤT Cân bằng nhiệt mặt đất
HIỆN TƯỢNG TỰ TƯƠNG QUAN (Autocorrelation)
CHƯƠNG 2 DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
“Ứng dụng Enzyme trong công nghệ chế biến sữa”
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
GV giảng dạy: Huỳnh Thái Hoàng Nhóm 4: Bùi Trung Hiếu
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐẠI CƯƠNG
(Cải tiến tính chất nhiệt điện bằng cách thêm Sb vào ZnO)
LỌC NHIỄU TÍN HIỆU ĐIỆN TIM THỜI GIAN THỰC BẰNG VI ĐiỀU KHIỂN dsPIC
HỆ ĐO TÍNH NĂNG QUANG XÚC TÁC CỦA MÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
QUY TRÌNH CHUYỂN VỀ TUYẾN DƯỚI CÁC BỆNH NHÂN THỞ MÁY NẰM LÂU
cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
PHÁT XẠ NHIỆT ĐIỆN TỬ PHẠM THANH TÂM.
ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN.
CHƯƠNG 11. HỒI QUY ĐƠN BIẾN - TƯƠNG QUAN
Bộ khuyếch đại Raman.
CLOSTRIDIUM PERFRINGENS Clos. welchii
SỰ PHÁT TẦN SỐ HIỆU HIỆU SUẤT CAO TRONG TINH THỂ BBO
Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở: Những khái niệm cơ bản
BIẾN GIẢ TRONG PHÂN TÍCH HỒI QUY
Võ Ngọc Điều Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh Lê Đức Thiện Vương
Corynebacterium diphtheriae
CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VÀ TIỀN MẶT
PHAY MẶT PHẲNG SONG SONG VÀ VUÔNG GÓC
GV: ThS. TRƯƠNG QUANG TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 7A Tiết 21 - HÌNH HỌC
Tiết 20: §1.SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Chương I: BÀI TOÁN QHTT Bài 5. Phương pháp đơn hình cho bài toán QHTT chính tắc có sẵn ma trận đơn vị xét bt: Với I nằm trong A, b không âm.
XLSL VÀ QHTN TRONG HÓA (30)
Líp 10 a2 m«n to¸n.
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG PTTH 1.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING
Chuyển hóa Hemoglobin BS. Chi Mai.
CƠ HỌC LÝ THUYẾT 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
Quản trị kinh doanh nông nghiệp
KHUẾCH ĐẠI VÀ DAO ĐỘNG THÔNG SỐ QUANG HỌC
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO.
CƠ CHẾ PHẢN ỨNG 1. Gốc tự do, carbocation, carbanion, carben, arin
HIDROCARBON 4 TIẾT (3).
Μεταγράφημα παρουσίασης:

Bài thuyết trình NHÓM THỰC HIỆN 1. Bùi Thế Cảnh TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CNTY – LỚP DH08DY Bài thuyết trình NHÓM THỰC HIỆN 1. Bùi Thế Cảnh 2. Nguyễn Huỳnh Xuân An 3. Lê Thị Bích Thủy 4. Lê Thị Thu Thủy 5. Nguyễn Thị Ngọc Trâm 6. Đỗ Thị Tuyết Trinh 7. Nguyễn Thị Kim Lý 8. Huỳnh Trí Toàn

HỆ THỐNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ

Các khái niệm Miễn dịch (immunity) Là khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài: yếu tố truyền nhiễm như vi sinh vật,côn trùng,kí sinh trùng,các protein lạ gây độc cho cơ thể. Miễn dịch học (immunus) Là môn học nghiên cứu về hệ thống miễn dịch và các đáp ứng của hệ thống này trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Hệ thống miễn dịch Là tập hợp các tế bào, mô và các phân tử tham gia vào quá trình đề kháng chống nhiễm trùng. Đáp ứng miễn dịch Bao gồm sự nhận biết tác nhân gây bệnh hoặc những chất lạ,tiếp theo đó là những phản ứng nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Miễn dịch bẩm sinh (innate immunity) có vai trò bảo vệ cơ thể ngay lập tức (ngay khi mới sinh ra cũng như ngay khi nhiễm trùng mới xảy ra) chống lại nhiễm trùng. Miễn dịch thích ứng (adaptive immunity) là trạng thái miễn dịch xuất hiện chậm hơn và tham gia bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng ở giai đoạn muộn hơn nhưng hiệu quả hơn.

Các cơ chế căn bản của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng

MIỄN DỊCH THÍCH ỨNG Miễn dịch dịch thể (Humoral Immunity) là cách miễn dịch do các tế bào miễn dịch tiết kháng thể vào máu (kết hợp với các kháng nguyên tương ứng). Cách miễn dịch có hiệu ứng nhất trong việc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn,virus nó tác động trung gian qua các Protein (kháng thể) hoặc globulin miễn dịch (Immunglobulin-Ig) các kháng thể này do tế bào lymphocyte B sản sinh do sự kích thích của helper T cell.

MIỄN DỊCH THÍCH ỨNG Miễn dịch tế bào (Cellular Immunity) là sự chống lại các tế bào đã thâm nhiễm virus, ký sinh trùng, các mô lạ thông qua các tác động trung gian của các tế bào lymphocyte.

MIỄN DỊCH TẾ BÀO Các cơ quan lympho trung ương Các cơ quan lympho ngoại biên

MIỄN DỊCH TẾ BÀO Dựa vào đặc điểm,chức năng có thể chia thành 4 nhóm:  Nhóm lymphocyte: lymphocyte T, lymphocyteB, tế bào NK(natural killer cells).  Nhóm thực bào: mono/đại thực bào,tế bào đuôi gai,bạch cầu hạt trung tính,bạch cầu ưa axit.  Nhóm tế bào bỗ trợ: bạch cầu ưa base,dưỡng bào,tiểu cầu.  Nhóm tế bào khác: tế bào nội mạch.

Quá trình trưởng thành của B lymphocyte Lymphocyte B Nguồn gốc : Được bắt đầu từ gan phôi,khoảng 7-8 tuần sau có thai. Sau đó phát triển ở tủy xương, thành thục ở đây hoặc ở túi Bursa Fabricius của gia cầm. IgM IgM Không có Ig Cµ Cµ CD34 Sµ Tế bào gốc sinh máu Tiền B (Pro-B cell) B sớm (Early B cell) B muộn (Late B cell) B chín (Mature B cell) Quá trình trưởng thành của B lymphocyte

```````````````````````````````````` CÁC CƠ QUAN TẠO LYMPHOCYTE B ```````````````````````````````````` Cơ quan trung ương - Thời kì phôi: phát triển ở gan phôi. - Trước và sau đẻ: phát triển ở tủy xương. - Trưởng thành: phát triển ở tủy. - Ở loài chim: phát triển ở túi Bursa Fabricious.

CÁC CƠ QUAN TẠO LYMPHOCYTE B Cơ quan ngoại biên: - Hạch lymphocyte: Tế bào B sớm phát triển ở trung tâm mầm,tế bào B chín có mặt ở vùng Marginal Zone. - Lách: lymphocyte B chưa trưởng thành được phát triển ở trung tâm mầm.B trưởng thành có mặt ở máu tuần hoàn. - Hệ thống lymphocyte ở hệ tiêu hóa: amidan, mảng Payer nơi tập trung tế bào B1-B. - Máu tuần hoàn: có mặt tế bào chín sinh sản từ tủy xương.

CHỨC NĂNG  Sinh ra các kháng thể dưới sự kích thích của Lymphocyte T.  Ở một số đại thực bào làm nhiệm vụ bẫy và tập trung kháng nguyên. Phần lớn các kháng nguyên đều bị các đại thực bào bắt và xử lý.Sau đó đại thực bào có nhiệm vụ trình diện các kháng nguyên cho lymphocyte T.

Lymphocyte T Nguồn gốc Lymphocyte T được sinh ra ở tủy xương, di chuyển về tuyến ức (thymus) và thành thục ở đây, sau đó vào máu, một ít vào hạch lâm ba.

 Số lượng tế bào lympho T được  Số lượng tế bào lympho T được duy trì ổn định nhờ sự cân bằng giữa các tế bào mới đến từ tuỷ xương và tế bào chết do không tiếp xúc kháng nguyên.  Thời gian nửa đời sống của tế bào lympho T nguyên vẹn vào khoảng 3-6 tháng đối với loài chuột và 1 năm đối với loài người.

Phân loại tế bào T Dựa vào chức năng chia thành 4 loại:  Tế bào lymphocyte T hiệu ứng (effector T, kí hiệu là Te hay còn gọi là lymphocyte giết-Killer T (Tk )Trực tiếp tham gia miễn dịch tế bào,có khả năng phá hủy,phân giải vật lạ, tế bào ung thư.  Tế bào lymphocyte T hổ trợ (Helper T cell, kí hiệu TH ) Hiệp đồng với bạch cầu đơn nhân lớn xúc tiến hoạt hóa tế bào lympho B.

 Tế bào lymphocyte T ức chế (Suppesor T, kí hiệu Ts) Có vai trò ức chế và hoạt hóa tế bào lympho B và các tế bào T khác, tham gia điều hòa miễn dịch.  Tế bào lymphocyte T nhớ (Memory T, kí hiệu Tm): Tăng sinh và đáp ứng miễn dịch.

Dựa vào dấu ấn protein màng CD tương ứng với chức chia thành 5 loại:  Lympho T hỗ trợ ( TH=T helper) -có CD4+ -nhiệm vụ hoạt hóa và thúc đẩy hoạt động của các lympho T khác thông qua việc tiết ra Interleukin-2.  Lympho T gây quá mẫn muộn (TDTH: Delayed Type Hypersensitivity T cell) nhiệm vụ tiết lymphokin hoạt hóa đại thực bào và bạch cầu khác dẫn đến biểu hiện quá mẫn muộn.

-nhiệm vụ điều hòa đáp ứng miễn dịch, ức chế hoạt động của các loại  Lympho T điều hòa ngược (TFR: Feedback regulator T lymphocyte còn gọi là lympho T cảm ứng ức chế) tác dụng hoạt hóa lympho T ức chế.  Lympho T ức chế (Ts=T suppressor) -có CD8+ -nhiệm vụ điều hòa đáp ứng miễn dịch, ức chế hoạt động của các loại Lympho bào khác.  Lympho T độc (CTL=cytotoxic lymphocyte=TC) Nhiệm vụ tấn công trực tiếp các tế bào có kháng nguyên lạ trên bề mặt.

Tế bào Lympho T với các Protein bề mặt của nó

CHỨC NĂNG CÁC TẾ BÀO T Chức năng hỗ trợ của các tế bào CD4:  Nhận biết kháng nguyên được trình diễn bởi các phân tử MHC lớp II.  Thực hiện chức năng hỗ trợ bằng cách tiết ra các lymphokin khi được hoạt hoá (chẳng hạn bởi kháng nguyên)  các lymphokin sẽ cảm ứng các tế bào lympho B để sản xuất ra kháng thể.

 Chức năng độc tế bào của các tế bào CD8: - Chỉ nhận biết kháng nguyên khi kết hợp với các phân tử MHC lớp I. - Chịu trách nhiệm về việc ly giải các tế bào có biểu lộ kháng nguyên lạ trên bề mặt của chúng, đặc biệt như là kháng nguyên virus.  Chức năng hoạt hóa đại thực bào: - Tế bào lympho T có khả năng tiết ra những lymphokin hoạt hóa đại thực bào (GM-CSF, IFN-γ, TNF-β) - Giúp các đại thực bào trở nên hoạt động mà diệt các vi sinh vật thường xuyên hay nhất thời, ngay bên trong các tế bào ấy

 Chức năng điều hoà phản ứng viêm, tạo máu: Tế bào lympho T tiết ra các lymphokin IL-4, IL-5, IL-6 có những tác động khác quan trọng trong phản ứng viêm, tạo máu.  Chức năng điều hòa đáp ứng miễn dịch Của các tế bào lympho T ức chế. Khi có suy giảm tế bào này thì hay xuất hiện những biểu hiện rối loạn miễn dịch như dị ứng, tự mẫn…

bằng liệu pháp miễn dịch Phòng và chữa bệnh bằng liệu pháp miễn dịch

Các phương pháp chữa bệnh trên cơ sở miễn dịch: Liệu pháp tế bào, liệu pháp gen, các chất kiềm hãm, kích thích miễn dịch và điều hòa miễn dịch để chữa các bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. Đồng thời liệu pháp miễn dịch được ứng dụng trong cấy ghép thay thế các cơ quan.

TIÊM CHỦNG,VACXIN PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH  Tiêm chủng là gây miễn dịch chủ động giúp cá thể có khả năng tạo ra một cơ chế bảo vệ chống lại sự xâm nhập của một cơ thể xâm lược hoặc độc tố của nó.  Vacxin là các tác nhân gây bệnh đã dược làm giảm bớt độc tính hoặc làm mất hoạt động hoặc là các tiểu đơn vị của các độc tố vi khuẩn hoặc virus.

CÁC DẠNG VACXIN 1.Vacxin vi khuẩn Các vi khuẩn có thể được giết hoặc làm mất hoat tính để điều chế tác nhân gây miễn dịch hữu ích. a/ Vacxin giảm bớt độc tính - BCG đối với bệnh lao. b/ Vacxinh gây bất hoạt tính -Bordetella pertussis đối với ho gà. -Salmonella typhi và S.paratyphi đối với bệnh sốt thương hàn.

c/ Vacxin các tiểu đơn vị hoặc độc tố: -Neurotoxin của Clostridium tetani :được điều chế vacxn uốn ván -Độc tố của Corynebacterium diphtheriae làm mất hoạt tính bằng xử lý hóa học được điều chế vacxin bạch hầu. -Polixacarit thành tế bào vi khuẩn Haemophilus influenzae typ được điều chế vacxin viêm màng não.

2.CÁC VACXIN KÍ SINH TRÙNG  Kí sinh trùng là những cơ thể đa bào và kí sinh ở nhiều vật chủ trung gian trong vòng đời của chúng.  Nó luôn thay đổi cơ chế tinh vi nhằm trốn thoát sự đáp ứng miễn dịch của vật chủ.

3.CÁC VACXIN VIRUS - Được điều chế ở các dạng virus sống đã giảm độc tính hoặc dạng virus đã bị giết hoặc các tiểu đơn vị kháng nguyên virus. - Vacxin sống đã làm giảm độc tính như vacxin sốt phát ban, bại liệt, quai bị, bệnh sởi. - Vacxin đã bị giết: vacxin bại liệt dạng tiêm, vacxin cúm, vacxin chó dại. - Các vacxin gồm các tiểu đơn vị: vacxin Hepatit B, vacxin cúm.

SỬ DỤNG CÁC THUỐC KiỀM HÃM MiỄN DỊCH - SỬ DỤNG CÁC XITOKIN VÀ ANTIXITOKIN - LiỆU PHÁP MiỄN DỊCH TẾ BÀO - LiỆU PHÁP GEN CHỐNG UNG THƯ

THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH

Quả Việt Quất

Bông Cải

Tỏi - Ớt

Cam - Chanh

Cà chua – Cà rốt

Ngũ Cốc

Thịt Bò - Măng Tây

Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe

HOẠT HÓA TẾ BÀO T Hai tín hiệu từ các tế bào trình diện kháng nguyên - Tín hiệu 1: Chất tiếp nhận của tế bào T nhận diện phức hợp kháng nguyên-MHC trên tế bào trình diện kháng nguyên . - Tín hiệu 2: Là tín hiệu đồng kích thích qua phân tử B7 trên tế bào trình diện kháng nguyên gắn lên phân tử CD28 của tế bào T

HOẠT HÓA TẾ BÀO T Tế bào T tiếp xúc kháng nguyên  có kích thích  đang ở giai đoạn GO chuyển sang G1 cùa chu kỳ tế bào Kích thước gia tăng lên khoàng 8-10µm, nhiều bào tương hơn, có các cơ quan và gia tăng lượng RNA trong bào tương trở thành nguyên bào lympho T

HOẠT HÓA TẾ BÀO T 1. Sinh tổng hợp protein mới - Ngay sau khi được kích thích, tế bào lympho T bắt đầu sao chép các gen mà trước đây vốn yên lặng và tổng hợp một loạt các protein mới. - Những protein này gồm: + Các cytokin là chất kích thích sự phát triển và biệt hoá của chính tế bào lympho và các tế bào hiệu quả khác; + Các thụ thể cytokin làm cho tế bào lympho đáp ứng tốt hơn với cytokin;

HOẠT HÓA TẾ BÀO T 2. Tăng sinh tế bào Các tế bào lympho đặc hiệu với kháng nguyên sẽ chuyển sang thời kỳ phân bào (Go sang G1)  tạo nên sự tăng sinh mạnh mẽ đối với clone tế bào đặc hiệu kháng nguyên này. A: hình ảnh KHV quang học lympho bào máu ngoại vi B hình ảnh KHV điện tử lympho bào nhỏ C hình ành KHV điện tử nguyên bào lympho

HOẠT HÓA TẾ BÀO T 3. Sự biệt hoá thành tế bào hiệu quả Tế bào TH: mang trên bề mặt những phân tử protein tương tác với các ligand trên các tế bào khác (đại thực bào trong miễn dịch tế bào, tế bào B trong miễn dịch dịch thể), đồng thời tiết cytokin để hoạt hoá các tế bào khác. Tế bào TC: mang những hạt chứa các protein có thể giết virus và tế bào ung thư.

HOẠT HÓA TẾ BÀO T 4. Sự biệt hoá thành tế bào nhớ Bên cạnh tế bào B, một số tế bào T được biệt hoá thành tế bào nhớ. Có thể tồn tại một cách yên lặng trong nhiều năm sau khi kháng nguyên được loại bỏ.

HOẠT HÓA TẾ BÀO T 4. Sự biệt hoá thành tế bào nhớ Tế bào nhớ có mang trên bề mặt những protein giúp phân biệt chúng với tế bào nguyên vẹn và tế bào hiệu quả mới được hoạt hoá.  Intergrin: protein kết dính  CD44: thúc đẩy sự di chuyển của tế bào nhớ đến nơi nhiễm trùng

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T Tại tuyến ức: 2 quần thể chính Tế bào tuyến ức vùng vỏ 90% quần thể bên trong tuyến ức phần lớn chưa trưởng thành có chung một số dấu ấn với các tiền tế bào (CD2) nhưng về sau còn xuất hiện thêm một số khác nữa. Tế bào tuyến ức vùng lõi 10% quần thể đã trưởng thành trên màng mặt của chúng có những dấu ấn mới (CD3, CD4 hay CD8) cũng như là receptor T (TCR=T Cell Receptor).

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T Tế bào lympho tiếp thu một sự huấn luyện miễn dịch gồm có: khả năng nhận biết kháng nguyên khả năng phân biệt kháng nguyên của mình với kháng nguyên lạ (không phải của mình) Sự huấn luyện qua 2 quá trình Chọn lọc dương tính và chọn lọc âm tính

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T 1. Sự chọn lọc dương tính Liên quan đến khả năng nhận biết ra các phân tử MHC trên các tế bào khác thông qua TCR của tế bào tuyến ức vùng lõi Những tế bào lympho CD4+ có khả năng nhận ra phân tử MHC lớp II Những tế bào lympho CD8+ có khả năng nhận biết phân tử MHC lớp I Những tế bào không nhận biết được Tiếp tục qua sự chọn lọc lần 2 chết theo chương trình (apoptosis)

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T 2. Sự chọn lọc âm tính Liên quan đến khả năng phản ứng với kháng nguyên bản thân Các tế bào đã qua sự chọn lọc dương tính có một ái lực quá mạnh với kháng nguyên bản thân khả năng phản ứng với kháng nguyên bản thân yếu hay không có Chết theo chương trình (Apoptosis) Di chuyển vào các trung tâm lympho ngoai vi để tiếp tục trưởng thành

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T Các dấu ấn màng của tế bào lympho T Là các phân tử bề mặt hình thành những nhóm quyết định kháng nguyên. Được coi như là những dấu ấn để phân biệt tế bào lympho ở các giai đoạn khác nhau Xác định bằng các chữ CD (cluster of differenciation, cụm biệt hóa) theo sau là con số đánh trong danh pháp. Bên cạnh những dấu ấn phân biệt, tế bào T còn có thụ thể với kháng nguyên gọi là TCR (T cell receptor).

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T Các dấu ấn màng của tế bào lympho T 1. Phân tử CD2 Là một glycoprotein với duy nhất 1 chuỗi 50kD Có mặt ở mọi tế bào lympho T (chín và chưa chín) Là một phân tử bám dính với protein LFA3 có trên các đại thực bào. 2. Phân tử CD3 Là một tổ hợp gồm 5 chuỗi từ 20-26 kDa: 1γ, 1δ, 2ε, 2ξ liên kết với TCR. Có mặt ở mọi tế bào lympho T trưởng thành. Vai trò tiếp xúc với kháng nguyên nằm trên phân tử MHC của tế bào trình diện tương ứng và chuyển tín hiệu kháng nguyên vào trong nguyên sinh chất của tế bào lympho T.

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T Các dấu ấn màng của tế bào lympho T 3. Phân tử CD4 Là một monomer có 4 khu vực nằm bên ngoài tế bào Đặc trưng của dưới nhóm quần thể tế bào lympho T hỗ trợ (TH) và được dùng như là ligand với các phân tử MHC lớp II 4. Phân tử CD8 Hình thành bởi 2 chuỗi α và β nối lại với nhau bằng một dây nối đồng hóa trị Đặc trưng cho dưới nhóm quần thể tế bào lympho T độc (TC) và là ligand của phân tử MHC lớp I.

BIỆT HÓA CHỌN DÒNG TẾ BÀO T Các dấu ấn màng của tế bào lympho T 5. Thụ thể của tế bào lympho T với kháng nguyên (T cell receptor-TCR) Có 2 loại TCR: TCR1 và TCR2. Khoảng 95% tế bào biểu lộ TCR2, còn 5% là TCR1. 6. Các thụ thể màng khác của tế bào lympho T + Thụ thể với mảnh Fc ( FcR) của Ig γδ. + Thụ thể với IL-2 hay CD25 + Thụ thể với bổ thể: CD35 hay CR1 và CD21 hay CR2 + Thụ thể với IL-1, IL-4, IFN- hormon, lectin.

HOẠT HÓA TẾ BÀO T Tế bào T nhớ có xu hướng di chuyển ra ngoại biên đến các hạch lympho  lưu trữ những tế bào lympho đặc hiệu kháng nguyên có thể được hoạt hoá nhanh để tăng sinh và biệt hoá thành tế bào hiệu quả khi tiếp xúc trở lại với kháng nguyên. Các tế bào nhớ khác có xu hướng tồn tại trong niêm mạc hoặc lưu thông trong máu  thể tập trung đến bất cứ vị trí nhiễm trùng nào trong cơ thể để nhanh chóng tạo ra tế bào hiệu quả giúp loại bỏ kháng nguyên.

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T Có 3 loại tế bào T hiệu lực: Loại 1. Những kháng nguyên của các tác nhân gây bệnh phát triển trong bào tương (virut), các protein nội bào và protein đặc hiệu u (protein nội sinh) sẽ được vận chuyển lên bề mặt tế bào bởi phân tử MHC lớp I và trình diện cho tế bào TCD8 gây độc để nó trực tiếp diệt tế bào nhiễm.

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T Những kháng nguyên của những vi sinh vật gây bệnh phát triển trong những túi nội bào và cả vi khuẩn tiếp nhận ngoại bào, độc tố (protein ngoại sinh) sẽ được vận chuyển lên bề mặt tế bào bởi phân tử MHC lớp II và trình diện cho tế bào lympho TCD4. Loại 2: tế bào lympho T gây viêm (TH1): hoạt hóa đại thực bào nhiễm để đại thực bào có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nội bào. Loại 3: tế bào lympho T hỗ trợ (TH2): kích thích tế bào lympho B sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

Miễn dịch trung gian tế bào ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T Khởi động đáp ứng miễn dịch với tế bào T CD4 Miễn dịch trung gian tế bào Tế bào lympho T CD4 gây viêm (TH1) nhận diện phức hợp KN-MHC lớp II trên đại thực bào nhiễm  hoạt hóa đại thực bào nhiễm  đại thực bào hoạt hóa mới tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Ví dụ cơ chế đề kháng với vi khuẩn lao, vi khuẩn Hansen, Pneumocytis carinii... Tế bào lympho T CD4 hỗ trợ (TH2) nhận diện phức hợp KN-MHC lớp II trên tế bào trình diện kháng nguyên  tiết ra cytokin (IL2, IL6, INFg)  kích thích tiền tế bào T gây độc thành tế bào T có hiệu lực gây độc (Tc)  ly giải tế bào đích. Ví dụ cơ chế đề kháng với virus cúm , độc tố ...

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T Khởi động đáp ứng miễn dịch với tế bào T CD4 Miễn dịch dịch thể Tế bào lympho T CD4 hỗ trợ nhận diện phức hợp KN - MHC lớp II trên tế bào lympho B đặc hiệu  hoạt hóa tế bào lympho B cho việc sản xuất kháng thể chống tác nhân gây bệnh. Bằng cách tiết cytokin, tế bào lympho T CD4 tập trung các tế bào hiệu ứng không đặc hiệu và kích thích chức năng hoạt động của chúng để biến các tế bào này trở thành các yếu tố tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu : + TNF- a và LT : hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính và tế bào nội mạc mạch máu. + IL5 : hoạt hóa bạch cầu ái toan. + IFN-g :hoạt hóa bạch cầu đơn nhân. + IL2 : hoạt hóa tế bào NK, tế bào T và cả tế bào B

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T Nhận biết kháng nguyên và hoạt hóa

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T SỰ ĐỘC TẾ BÀO TRUNG GIAN QUA TẾ BÀO T 1. Sự biệt hóa từ tiền Tc thành tế bào Tc có thể gây độc trực tiếp . Cần 2 tín hiệu + Tín hiệu 1: Chất tiếp nhận tế bào T nhận diện phức hợp KN-MHC lớp I trên tế bào trình diện kháng nguyên hoặc tế bào đích . + Tín hiệu 2: Cytokin do tế bào T CD4 tiết ra (IL-6, IL-2, IFN-g) khi nó nhận diện chính kháng nguyên ấy trên tế bào trình diện kháng nguyên

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T SỰ ĐỘC TẾ BÀO TRUNG GIAN QUA TẾ BÀO T 2. Chức năng chính của tế bào Tc Ly giải tế bào đích  tế bào Tc có khả năng giết chết các vi sinh vật phát triển trong bào tương (vi rút và một số vi khuẩn). Đồng thời cũng có khả năng giết chết các tế bào ung thư và các tế bào ghép. Chỉ giết một cách có chọn lựa những tế bào đích có bộc lộ kháng nguyên đặc hiệu. Tế bào TCD8 TC cũng sản xuất IFN-g và cả TNF-a để kìm hãm sự nhân lên của vi rút, làm tăng sự bộc các phân tử MHC lớp I và hoạt hóa đại thực bào.

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T SỰ ĐỘC TẾ BÀO TRUNG GIAN QUA TẾ BÀO T 3. Cơ chế ly giải của tế bào Tc. Trước hết tế bào Tc gắn lên tế bào đích thông qua chất tiếp nhận đặc hiệu KN-MHC lớp I.

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TẾ BÀO T SỰ ĐỘC TẾ BÀO TRUNG GIAN QUA TẾ BÀO T 3. Cơ chế ly giải của tế bào Tc. Cách 1: gây hiệu lực độc trực tiếp bằng cách giải phóng 2 loại cytotoxin là fragmentine và perforin. Perforin tạo những lỗ thủng qua màng tế bào đích để fragmentine có thể đi vào trong tế bào và tiêu diệt tế bào đích  giết chết tế bào Cách 2: hoạt hóa enzym phân cắt phân tử DNA của tế bào đích  DNA bị phân cắt tế bào đích tự hủy  quá trình Apoptosis.

Vai trò của hệ thống miễn dịch Đề kháng với nhiễm trùng Hệ thống miễn dịch nhận diện và đáp ứng chống lại các mảnh ghép và các protein lạ được đưa vào cơ thể Chống ung thư Các kháng thể là các chất thử có tính đặc hiệu cao dùng để xác định các loại phân tử khác nhau

Ảnh hưởng Người bị suy giảm miễn dịch dễ bị các bệnh nhiễm trùng (ví dụ bệnh nhân AIDS). Vaccine có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng. Các đáp ứng miễn dịch là những rào cản quan trọng đối với ghép tế bào, mô, và cơ quan cũng như trị liệu gene Tiềm năng ứng dụng miễn dịch trị liệu cho ung thư. Các phương pháp miễn dịch được dùng rộng rãi trong xét nghiệm y học cũng như các ngành khoa học khác.

Đặc điểm của các đáp ứng miễn dịch thích ứng Tính đặc hiệu Trí nhớ Tính chuyên biệt Tính không phản ứng với các kháng nguyên của cơ thể

Đặc điểm của các đáp ứng miễn dịch thích ứng Tầm quan trọng đối với miễn dịch chống vi sinh vật Khả năng nhận diện và đáp ứng với nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Các đáp ứng mạnh hơn đối với các trường hợp tái phát hoặc nhiễm trùng kéo dài. Các đáp ứng chống lại các vi sinh vật khác nhau được tối ưu hoá để chống lại các vi sinh vật đó. Ngăn cản các đáp ứng miễn dịch gây tổn thương cho các tế bào và mô của cơ thể.

Tính đặc hiệu và trí nhớ miễn dịch của miễn dịch thích ứng

Các pha của đáp ứng miễn dịch thích ứng

Các pha của đáp ứng miễn dịch Các đáp ứng miễn dịch bao gồm chuỗi các pha kế tiếp nhau từ nhận diện kháng nguyên, hoạt hoá các tế bào lympho, loại bỏ kháng nguyên, thoái trào, và trí nhớ miễn dịch. Mỗi pha tương ứng với những phản ứng đặc trưng của các tế bào lympho và các thành phần khác của hệ thống miễn dịch. Trong pha nhận diện kháng nguyên, các tế bào lympho đặc hiệu kháng nguyên nhưng chưa từng tiếp xúc với kháng nguyên sẽ khu trú và nhận diện các kháng nguyên của vi sinh vật.