ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Slides:



Advertisements
Παρόμοιες παρουσιάσεις
c¸c thÇy c« gi¸o vÒ dù héi gi¶ng côm
Advertisements

Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
GV: BÙI VĂN TUYẾN.
TRÌNH BỆNH ÁN KHOA NGOẠI TỔNG HỢP.
Pyoderma Gangrenosum Viêm da mủ hoại thư
Trường Đại Học An Giang Khoa NN & TNTN
Cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – nhật bản giai đoạn
Học phần: LẬP TRÌNH CƠ BẢN
Bài thuyết trình NHÓM THỰC HIỆN 1. Bùi Thế Cảnh
Nguyễn Văn Vũ An Bộ môn Tài chính – Ngân hàng (TVU)
ĐẠI SỐ BOOLEAN VÀ MẠCH LOGIC
LASER DIODE CẤU TRÚC CẢI TIẾN DỰA VÀO HỐC CỘNG HƯỞNG
1 BÁO CÁO THỰC TẬP CO-OP 3,4 PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ MÈO Sinh viên: Nguyễn Quang Trực Lớp: DA15TYB.
II Cường độ dòng điện trong chân không
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
CHƯƠNG 2 HỒI QUY ĐƠN BIẾN.
Sự nóng lên và lạnh đi của không khí Biến thiên nhiệt độ không khí
TIÊT 3 BÀI 4 CÔNG NGHỆ 9 THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG.
ĐỘ PHẨM CHẤT BUỒNG CỘNG HƯỞNG
MA TRẬN VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT KHU VỰC NÔNG THÔN ĐẾN THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NCS Lê Thanh Sơn.
BÀI 5: PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI , CẤU TRÚC GAN , ĐƯỜNG KÍNH VÀ PHỔ DOPPLER TĨNH MẠCH CỬA QUA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN (ĐỀ CƯƠNG CKII NỘI TIÊU HÓA)
Chương 6 TỰ TƯƠNG QUAN.
Chương 2 HỒI QUY 2 BIẾN.
Tối tiểu hoá hàm bool.
Máy lái GYLOT 107 Nhóm 6.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA: KHTN&CN BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Bài tập Xử lý số liệu.
CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA ĐẤT Cân bằng nhiệt mặt đất
CHƯƠNG 2 DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
“Ứng dụng Enzyme trong công nghệ chế biến sữa”
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐẠI CƯƠNG
(Cải tiến tính chất nhiệt điện bằng cách thêm Sb vào ZnO)
HiỆU QuẢ VÀ SỰ AN TOÀN CỦA
LỌC NHIỄU TÍN HIỆU ĐIỆN TIM THỜI GIAN THỰC BẰNG VI ĐiỀU KHIỂN dsPIC
VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT.
HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SKSS
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
QUY TRÌNH CHUYỂN VỀ TUYẾN DƯỚI CÁC BỆNH NHÂN THỞ MÁY NẰM LÂU
cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Bảo quản nông sản sau thu hoạch
PHÁT XẠ NHIỆT ĐIỆN TỬ PHẠM THANH TÂM.
ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN.
CHƯƠNG 11. HỒI QUY ĐƠN BIẾN - TƯƠNG QUAN
Bộ khuyếch đại Raman.
CLOSTRIDIUM PERFRINGENS Clos. welchii
SỰ PHÁT TẦN SỐ HIỆU HIỆU SUẤT CAO TRONG TINH THỂ BBO
Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở: Những khái niệm cơ bản
BIẾN GIẢ TRONG PHÂN TÍCH HỒI QUY
KHOA ĐIỀU DƯỠNG MÔN: Điều Dưỡng Cấp Cứu - Hồi Sức
Võ Ngọc Điều Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh Lê Đức Thiện Vương
Corynebacterium diphtheriae
CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO VÀ TIỀN MẶT
PHAY MẶT PHẲNG SONG SONG VÀ VUÔNG GÓC
GV: ThS. TRƯƠNG QUANG TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 7A Tiết 21 - HÌNH HỌC
Tiết 20: §1.SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN.
XLSL VÀ QHTN TRONG HÓA (30)
Líp 10 a2 m«n to¸n.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING
Chuyển hóa Hemoglobin BS. Chi Mai.
Quản trị kinh doanh nông nghiệp
KHUẾCH ĐẠI VÀ DAO ĐỘNG THÔNG SỐ QUANG HỌC
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO.
CƠ CHẾ PHẢN ỨNG 1. Gốc tự do, carbocation, carbanion, carben, arin
Μεταγράφημα παρουσίασης:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÀI TIỂU LUẬN MÔN BỆNH TRUYỀN NHIỄM BỆNH DO LIÊN CẦU KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS GÂY RA Ở LỢN VÀ BiỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Bệnh liên cầu khuẩn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn nước ta phát triển rất mạnh, và ngành công nghiệp chăn nuôi này đã đóng vai trò hết sức quan trọng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên dịch bệnh xảy ra ngày một nhiều làm cho năng suất chăn nuôi giảm.

Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, đóng dấu..... và một bệnh nguy hiểm đáng quan tâm là bệnh Liên cầu khuẩn, ngoài việc thiệt hại về kinh tế còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và đời sống xã hội của cả quốc gia. Muốn đảm bảo kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn bền vững, người chăn nuôi an tâm và đạt hiệu quả cao thì công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh do liên cầu khuẩn gây ra ở lợn nói riêng phải được quan tâm đúng mức và thực hiện đúng quy trình.

II. NỘI DUNG 2.1. Tình hình bệnh trên thế giới và ở Việt Nam - Bệnh liên cầu khuẩn gây dung huyết alpha ở lợn từ 1 – 6 tháng tuổi được Fansen và Vandorssen báo cáo lần đầu tiên (1951) ở Hà Lan

- Ross và cs (1981) kết luận Streptococcus cũng là - Elliott (1966), Winson và Elliott (1975) đã phân lập được Streptococcus trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và viêm khớp ở lợn con. - Swann và Kjar (1980) còn cho rằng Streptococcus chính là nguyên nhân gây bệnh đường sinh dục, hiện tượng xảy thai của lợn nái, còi cọc ở lợn con. - Ross và cs (1981) kết luận Streptococcus cũng là tác nhân gây viêm vú khi phân lập được số lượng lớn Streptococcus β haemolytic thuần khiết từ vú.

lợn và người. Hiện nay S. suis đã được nuôi cấy - Trước đây S. Suis chỉ được báo cáo tìm thấy ở lợn và người. Hiện nay S. suis đã được nuôi cấy từ những vi khuẩn được phân lập ở chó, cừu, bò, dê, ngựa (Keymer và cộng sự, 1983). - Miller và cs (1983) thấy bệnh thường gặp ở lợn sau cai sữa, lợn đang bú, lợn vỗ béo, và cả lợn nái nhưng tỷ lệ ít hơn.

- Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của các loài cầu khuẩn (Erickson, 1984). - Streptococcus gây bệnh đường ruột ở lợn gồm 2 loài đó là: Streptococcus Intestinalis (Robinson, 1988) và Streptococcus Hyointestinalis (Devrie, 1988).

- Hiện nay người ta biết có khoảng 29 typ S.Suis có vỏ bọc và số lượng này sẽ còn tăng lên vì có nhiều phân lập chưa thể định loại được (Higgins vàGotschilk,1990), (Gotschalk và cs, 1991) * Ở Việt Nam: Bệnh xuất hiện với triệu chứng và bệnh tích tương tự bệnh tích bệnh tụ huyết trùng, bệnh xảy ra đầu tiên ở Đông Mỹ (Hà Nội), tiếp đến là An Khánh, nông trường Tam Đảo, Đông Anh, Từ Liêm. Ngoài số lợn bị chết nhiều con bị nổi mẩn, viêm đường sinh dục.

Theo Trịnh Phú Ngọc và cs (tạp chí thú y, số 2, 1999) cho biết: - Các chủng Sreptococcus phân lập được từ lợn các tỉnh phía bắc Việt Nam đều mang hình thái, tính chất sinh hóa giống như các chủng chuẩn đã được mô tả trong các tài liệu trước đây.

2.2. Một số đặc điểm chính của căn bệnh - Vi khuẩn Streptococcus. spp có hình cầu, hình trứng, đường kính có khi đến 1μm. - Chúng được xếp thành chuỗi như chuỗi hạt, có độ dài ngắn không đều nhau (từ 2-10 vi khuẩn hoặc dài hơn). - Vi khuẩn bắt màu Gram dương, không di động.

- Vi khuẩn tồn tại lâu trong đờm, chất bài - Vi khuẩn Streptococcus dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng như: Phenol, iod, hypochloride, axit phenic 3 – 5% diệt vi khuẩn trong vòng 3 – 15 phút, formol 1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút, vi khuẩn bị diệt bởi cồn 70o vòng 30 phút, tím gentian 1/300.000 cũng có tác dụng diệt vi khuẩn Streptococcus. - Vi khuẩn tồn tại lâu trong đờm, chất bài xuất có protein.

Theo Trịnh Phú Ngọc và cs, tạp chí thú y, 1999 * Kiểm tra tính chất mọc của Streptococcus trên môi trường: Thạch thường: khuẩn lạc mọc yếu, khuẩn lạc trắng, trong, tròn, gọn. Thạch máu: khuẩn lạc mọc tốt, màu hơi tím, lồi, tròn, gọn, mịn, dung huyết. Thạch Edward: khuẩn lạc nhỏ mịn, ướt, tròn gọn, trong, mặt hơi lồi, màu hơi tím. - Thạch Shapman: không mọc, màu đỏ tươi. - Nước thịt 5% huyết thanh: mọc tốt, hơi đục.

* Kiểm tra tính chất sinh hóa học của Streptococcus 94 chủng Streptococcus được thử lên men các loại đường cho kết quả: 100% lên men trên các loại đường: Glucose, Lactose, Galactose, Saccharose, Fructose, Salicin, Trehalose, Rhamnose. Tất cả các chủng đều cho kết quả âm tính trong phản ứng lên men với các loại đường: Sorbit, Dulcit, Mannit, Inulin, Xylose, a-Rabinose, Dextrose, Glycerol, Oxydase, Catalase, Indol và không có khả năng di động.

Khuẩn lạc S. suis trên môi trường thạch máu vi khuẩn S. suis nhuộm Gram ở độ phóng đại 1000 lần

2.3 Đặc điểm dịch tễ Theo Lê Văn Tạo, 2005 cho biết: - Streptococcus luôn có mặt trong hạch amidan và xoang mũi của một số lợn khỏe mà không có triệu chứng lâm sàng. - Streptococcus có thể gây bệnh quanh năm, nhưng các vụ dịch thường xảy ra vào đầu mùa xuân hoặc sau khi có những thay đổi thời tiết đột ngột. - Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa, hô hấp và qua da.

- Theo Marcelo Gottschslk và Mariella Segura cho biết: Bệnh S - Theo Marcelo Gottschslk và Mariella Segura cho biết: Bệnh S. suis gây ra ở người được quan sát thấy thường xuyên hơn ở các vùng nuôi lợn tập trung hoặc ở những nơi mà con người sống có sự tiếp xúc gần với lợn. - Đường xâm nhập của vi khuẩn vào người có thể là do các vết xây xước ở da, đường hầu họng hoặc đường tiêu hóa. Bệnh do S. suis gây ra nhiều hơn ở các hệ thống chăn nuôi nhốt hoàn toàn.

- Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. - Lợn mang trùng là nguồn lây nhiễm chính. - Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp.

- Các động vật có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, chuột - Các động vật có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, chuột. - Các đàn lợn con trong trạng thái chịu stress và tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ có khả năng phát bệnh cao. *Con đường lây nhiễm: - Lợn con có thể bị nhiễm vi khuẩn từ lợn nái. - Nhiễm qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nhau trong đàn. - Qua đường tiêu hóa. - Lây nhiễm qua đường sinh dục.

- Tỷ lệ chết tùy thuộc vào lứa tuổi của đàn, tình trạng vệ sinh chuồng trại và các biện pháp can thiệp. - Vi khuẩn cư trú trong cơ thể có thể gây bệnh khi gặp các điều kiện thuận lợi làm cơ thể vật chủ suy yếu đặc biệt trong trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm khác trong đó có bệnh do virus. - Người bị bệnh có biểu hiện viêm màng não. Những người tiếp xúc với lợn bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2.4. Cơ chế sinh bệnh - Theo Trần Văn Bình, 2008 sau khi tiếp xúc với niêm mạc đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa, liên cầu khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào máu, ức chế đại thực bào và gây nhiễm trùng huyết cho lợn bệnh. - Chúng sinh ra ngoại độc tố phá hủy nội mô mạch máu làm cho hồng cầu vỡ, hậu quả gây xuất huyết nặng ở niêm mạc.

- Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể lợn sẽ cư trú ở hạch amidan và không phát triển thành bệnh, gọi là trạng thái mang trùng. - Với một số cá thể khác sau khi vào cơ thể, vi khuẩn xâm nhập rất nhanh vào máu và các cơ quan gây nên hiện tượng nhiễm trùng máu, bại huyết và viêm não. - Đối với những trường hợp này, vi khuẩn sẽ lưu hành trong hệ tuần hoàn (ở dạng vi khuẩn đứng riêng rẽ, hoặc kết hợp với các bạch cầu đơn nhân) và được đưa tới hệ thống thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện của viêm não.

2.5 Triệu chứng, bệnh tích * Triệu chứng + Thể quá cấp Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs, 1999 cho biết: trường hợp quá cấp tính lợn chết không có triệu chứng Trong nhiều trường hợp gia súc chán ăn, ủ rũ, da đỏ, sốt, mất các vận động phối hợp, liệt lưng cong về phía sau, run, co giật, cũng có thể quan sát thấy các triệu chứng mù, điếc, què.

+ Thể cấp tính Theo Lê Văn Tạo, 2007 S + Thể cấp tính Theo Lê Văn Tạo, 2007 S. suis serotyp 2 thường gây ra bệnh thể cấp tính, viêm màng não dẫn đến chết ở lợn cai sữa và lợn trưởng thành. Tỷ lệ bị bệnh trong đàn từ 2 – 15%. Lợn bị bệnh có thể chết đột ngột do viêm màng bao tim, viêm cơ tim (hoặc cả 2) hoặc các bệnh đường sinh dục của lợn nái, kể cả xảy thai. - Các triệu chứng như: Viêm đa khớp và chân bị què cũng khá phổ biến.

Theo Trần Văn Bình, 2008 cho biết: Lợn mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu, nhưng hay bị nhất là lợn mới cai sữa. Thời gian nung bệnh kéo dài 1 – 2 ngày, có khi lên đến 7 ngày. - Trường hợp nhiễm trùng máu ở lợn con mới đẻ: Lợn con lúc đầu đẻ ra bình thường, bú khỏe nhưng 1 - 2 ngày sau ngừng bú, lờ đờ, chạm tay vào thấy lạnh và thường chết trong khoảng 12 – 24 giờ sau khi đẻ. - Trường hợp quá cấp lợn bị bệnh viêm màng não, chết đột ngột. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên nhất ở lợn mới cai sữa.

- Trường hợp cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 3 tuần sau cai sữa - Trường hợp cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 3 tuần sau cai sữa. Lợn bệnh giảm rồi bỏ ăn, sốt từng cơn, da đỏ, yếu, mất thăng bằng, đi khập khiễng, bại liệt, run rẩy, khó đứng, co giật, một số bị mù hoặc điếc. - Một số biểu hiện thần kinh, liệt hai chân sau nên ngồi có tư thế “như chó ngồi”, lúc đi ưỡn người ra sau, co giật rồi chết - Trường hợp mãn tính: Thường xảy ra trên lợn thuộc lứa tuổi lớn hơn, biểu hiện viêm một hoặc nhiều khớp, nên lợn bệnh đi lại khó khăn - Viêm phổi do Streptococcus suis hay xảy ra trên lợn con 2 – 4 tuần tuổi.

- Trên lợn vỗ béo Streptococcus suis hay xảy ra với dạng ghép với các vi khuẩn khác như Pasteurella multocida, Actinobacillus (Haemophillus, Pleuropneumoniae) mà người ta thường gọi là viêm phổi ghép và ghép với vi rút giả dại. - Tỷ lệ mang khuẩn Streptococcus ở đường hô hấp trên của lợn ở các địa phương là khác nhau. Lợn mẹ, lợn giống và lợn đực có tỷ lệ mang khuẩn cao hơn lợn con và lợn thịt (Trịnh Phú Ngọc, 2002).

- Viêm màng não có thể xuất hiện ở dạng chết bất ngờ hoặc co giật rồi chết ở lợn trong 3 tuần đầu cai sữa. - Lợn bệnh có thể bị chết rất nhanh trong trường hợp quá cấp mà không có các triệu chứng điển hình của bệnh. - Lợn sống sót có thể trở thành vật bệnh ở thể mãn tính hoặc vật mang mầm bệnh. - Người mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, mệt mỏi, giảm vận động và các triệu chứng thần kinh, nhiễm trùng huyết.

2.5.2 Bệnh tích Theo Lê Văn Tạo, 2007 cho biết: Các bệnh tích mổ khám ở lợn bị bệnh bao gồm: Da có các vết đỏ. Các hạch lympho bị sưng và sung huyết, viêm thanh dịch có fibrin bao phủ. Bao khớp bị sưng, khớp có chứa chất dịch trong hoặc đục. Màng não và não có thể bình thường hoặc bị sung huyết, phù, có chứa dịch tiết. Theo Phạm Sỹ Lăng, 2006 cho biết: Có các nốt hoại tử, phủ sợi huyết và niêm dịch trên màng bao tim và trên mặt tâm thất, viêm da khớp khoảng 7%, viêm bao tim kết hợp viêm màng phổi chiếm 12% số bị bệnh (Nielsen và Danielsen, 1975).

Theo Trần Văn Bình, 2008 cho biết: Mổ khám lợn chết dạng quá cấp và cấp tính thấy xuất huyết ở niêm mạc. Lợn bị viêm màng não, biểu hiện phù thũng, tụ máu ở não và màng não, thấy có nhiều dịch não tủy màu đục. - Trường hợp nhiễm trùng máu thấy xác chết có màu đỏ, nhu mô và các hạch lâm ba sưng. Viêm thượng tâm vị có fibrin và viêm tăng sinh van hai lá của tâm thất trái.

- Tích dịch máu ở trong các xoang - Tích dịch máu ở trong các xoang. Phủ màng fibrin ở màng phổi, bao tim và bề mặt gan. Lách sưng màu đỏ thẫm, vỏ lá lách căng mép tròn. Dưới vỏ lách thấy xuất huyết điểm hoặc từng đám. Lách đặc, dai nên khi cầm vào có cảm giác như cầm miếng cao su.

Hình ảnh minh họa Lợn nhiễm S. suis Người nhiễm S. suis

Tim lợn nhiễm S. suis

Tim, gan lợn nhiễm S. suis

3. Biện pháp phòng chống 3. 1 Phòng bệnh 3. Biện pháp phòng chống 3.1 Phòng bệnh - Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý. - Phòng bệnh bằng vacxin. - Phòng bệnh bằng kháng sinh.

3. 2 Điều trị. Hộ lý:. + Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giảm thiểu stress 3.2 Điều trị Hộ lý: + Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giảm thiểu stress. + Ngừng các công tác phẫu thuật gây chảy máu làm cho bệnh lan nhanh hơn. + Phun thuốc sát trùng, đặc biệt thuốc diệt ruồi (Etoxpharm, 1ml/lit nước, 10– 15 ngày phun một lần).

Dùng thuốc điều trị: + Pharamox (hoặc ampi-col) với liều 1g/20kgP/lần, 2 lần/ngày hoặc 1g/lít nước. Đối với lợn vỗ béo có thể trộn 2kg thuốc/tấn cám. + Phartigum B, 1g/10kgP/lần, 2 lần/ngày hoặc 2g/lít nước. Đối với lợn vỗ béo có thể trộn 4kg/tấn cám. + 1ml Bocinvet-L.A, Bocin-pharm, Pharcolapi, Pharthiocin hoặc phối hợp 1ml Enroseptyl-L.A với 1ml Pharseptyl-L.A tiêm cho 10kgP, 1 lần/ngày. + Dùng thuốc an thần, tiếp nước (12ml/kgP/ngày), cho uống/ăn chất điện giải (Dizavit-plus, 2g/lít nước hoặc 2g/10kgP/ngày).

Theo Phạm Sỹ Lăng, 2006 đưa ra hai phác đồ điều trị như sau: Theo Phạm Sỹ Lăng, 2006 đưa ra hai phác đồ điều trị như sau: Phác đồ 1: - Thuốc điều trị: Kanamycin dùng liều 20mg/kg thể trọng phối hợp với ampicillin với liều 30mg/kg thể trọng. Thuốc tiêm bắp cho lợn liên tục 3 – 5 ngày. - Thuốc trợ lực và trợ tim mạch: Tiêm cafein, vitmin B1, vitamin C; Cho lợn uống dung dịch oresol hoặc dung dịch điện giải Hộ lý: Cách ly lợn ốm để điều trị: Giữ cho chuồng khô, sạch, kín ấm trong mùa đông, nuôi dưỡng tốt lợn bệnh.

Phác đồ 2: Thuốc điều trị: Gentamycin với liều 40mg/kg thể trọng phối hợp với sulfathiazole với liều 30mg/kg thể trọng. Thuốc tiêm trong 3 – 4 ngày. Thuốc trợ sức, trợ lực như phác đồ 1. Hộ lý: như phác đồ 1.

Theo Lê Văn Tạo, 2007 đưa ra phương pháp điều trị như sau: Theo Lê Văn Tạo, 2007 đưa ra phương pháp điều trị như sau: - Điều trị bằng thuốc kháng sinh: + Phương pháp điều trị từng cá thể sớm bằng penicillin và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có thể khỏi bệnh hoàn toàn và tránh được tử vong. + Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1994), khi điều trị bệnh đường hô hấp trong chăn nuôi lợn tập trung đã dùng tylosin để diệt Mycoplasma, dùng kháng sinh tiêm kết hợp với vacxin được chế từ chủng gây bệnh để tiêu diệt vi khuẩn kế phát trong đó có vi khuẩn Streptococcus đã thu được kết quả tốt.

- Điều trị bằng huyết thanh học: - Điều trị bằng huyết thanh học: + Các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc đã chế tạo thành công huyết thanh đặc hiệu dùng điều trị bệnh do Streptococcus gây ra ở lợn và bò. + Dùng huyết thanh cho lợn lớn liều 2ml/kg thể trọng (sau khi tiêm huyết thanh được 3 tuần thì tiêm tiếp vacxin tụ cầu 2ml/con).

4. Nhận thức về bệnh 4.1 Tính chất nguy hiểm của bệnh - Bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, có tính lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn. - Bệnh có thể lây nhiễm sang người. - Tháng 6/2005 bệnh do Streptococcus suis gây ở lợn của tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc, trong vòng 3 tháng đã có 644 lợn và 39 người bị chết vì bệnh.

4.2 Các vấn đề tập trung nghiên cứu về bệnh Để hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra ta tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Nghiên cứu về tình hình dịch tễ của bệnh. - Nghiên cứu về căn nguyên bệnh. - Biểu hiện triệu chứng lâm sàng, quan sát bệnh tích. - Cách phòng chống và điều trị bệnh.

4.3 Biện pháp chủ đạo để hạn chế bệnh tiến tới thanh toán bệnh Do bệnh co thể lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác qua tiếp xúc, hô hấp nên để khống chế bệnh biện pháp chủ đạo là thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh thú y. Đảm bảo về chế độ cách ly, chăm sóc nuôi dưỡng; chuồng trại.

4.4 Quan điểm về điều trị bệnh và việc lựa chọn thuốc điều trị - Thông qua các phương pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm. - Giám định đặc tính gây bệnh của vi khuẩn, thử độc lực và thử kháng sinh đồ. - Điều trị đúng thuốc, đúng và đủ liệu trình. Theo các nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy, việc sử dụng kháng sinh penicillin điều trị sớm cho kết quả cao.

5. KẾT LUẬN Bệnh xảy ra quanh năm với khả năng lây nhiễm mạnh, đặc biệt là vào mùa xuân là lúc điều kiện chăn nuôi bất lợi cho lợn và thuận lợi cho sự phát triển của các loài cầu khẩn. Đặc biệt bệnh có thể lây nhiễm sang người. Theo nghiên cứu của các tác giả, việc phòng bệnh thông qua vệ sinh và nuôi dưỡng tốt là rất cần thiết để hạn chế bệnh xảy ra. Thuốc điều trị, sử dụng các loại thuốc có phổ tác dụng tốt trên vi khuẩn Gram (+). Một số thuốc được khuyến cáo là Penicillin, Kanamycin, Gentamycin phối hợp với sulfathiazole.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Văn Bình (2008), Bệnh quan trọng của lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp, Tr 101 – 106. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2005), Bệnh phổ biến ở lợn, Nxb Nông Nghiệp, Tr 151 – 155. Phạm Sỹ Lăng (2006), Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Ngiệp, Tr 110 – 114. Trịnh Phú Ngọc, Lê Văn Tạo, Nguyễn Ngọc Nhiên (1999), " Một số tính chất vi khuẩn học của các chủng Streptococcus phân lập từ lợn ở các tỉnh phía bắc Việt Nam", Tạp chí KHKT Thú y, số 2, Tr 47 - 49. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn biện pháp phòng trị, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr 68 – 89.

Lê Văn Tạo (2005), "Bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra ở lợn", Tạp chí KHKT Thú y, số 4, Tr 71-76. Nguyễn Quang Tuyên , Phạm Đức Chương (1999), Giáo trình truyền nhiễm và quản lý dịch bệnh, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, Tr 192 – 197. Nguyễn Như Thanh , Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, Tr 11 – 17. Marcelo Gottschalk, Mariella Segura (2007), "Những bì học từ đợt dịch bệnh do Streptococcus suis ở Trung Quốc: Nguy cơ lây nhiêm cho người", Tạp chí KHKT Thú y, số 5, Tr 96 - 100. http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/S._suis