Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

Η παρουσίαση φορτώνεται. Παρακαλείστε να περιμένετε

MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Παρουσίαση με θέμα: "MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN"— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN
CAM THẢO Radix Glycyrrhizae Chi Glycyrrhiza có nhiều loài và thứ khác nhau. Dược điển Việt Nam IV quy định dùng rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Cam thảo là: Glycyrrhiza uralensis Fisher., Glycyrrhiza Inflata Bat. và Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm thực vật Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 m. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây trên mặt đất. Thân cây mọc đứng cao 0,5 - 1,5 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài G. glabra có cụm hoa dày hơn loài G. uralensis. Quả loại đậu, loài G. glabra nhẵn và thẳng, loài G. Uralensis quả cong và có lông cứng. Thành phần hóa học (của Glycyrrhiza glabra L.) Saponin là hợp chất quan trọng nhất trong Cam thảo, trong đó acid glycyrrhizic (còn gọi là acid glycyrrhizinic) là chất quan trọng nhất. Acid glycyrrhizic là một saponin nhóm oleanan, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose), chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, hàm lượng từ % trong dược liệu khô.

2 Flavonoid là nhóm hợp chất quan trọng thứ hai trong rễ Cam thảo với hàm lượng %. Liquiritin và isoliquiritin là hai chất quan trọng nhất. Ngoài ra còn có khoảng 30 flavonoid thuộc các nhóm khác nhau: isoflavan, isoflaven và isoflavon... Các dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin. Ngoài ra trong rễ Cam thảo còn có % tinh bột, % glucose và saccharose. Tác dụng và công dụng Dịch chiết Cam thảo có tác dụng chống co thắt và chống loét dạ dày do kháng được Helicobacter pylori nhờ các flavonoid. Tác dụng long đờm do các saponin. Glycyrrhizinb tác dụng tương tự cortison: giữ nước trong cơ thể kèm theo tích tụ các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng Cam thảo một thời gian lâu dài thì dễ gây phù. Các flavonoid có trong Cam thảo có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm tích lũy mỡ bụng, kháng khuẩn và hạ đường huyết. Cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cao thảo dùng làm thuốc chữa ho, chữa loét dạ dày. Trong bào chế, Cam thảo được dùng làm tá dược điều vị để làm giảm các vị khó uống của các chế phẩm. Dùng trong các loại trà, nước uống và làm thơm thuốc lá.

3 CAM THẢO DÂY Herba Abri precatorii Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây (Abrus precatorius L.), phân họ đậu (Faboideae), họ đậu (Fabaceae). Đặc điểm thực vật Cam thảo dây là một loại dây leo nhỏ, thân có nhiều sợi, lá kép lông chim có đôi lá chét nhỏ (15 x 5 mm). Hoa màu hồng, hình cánh bướm. Quả dài 3 cm, rộng cm, dầy mm. Hạt hình trứng, vỏ hạt rất cứng, bóng, màu đỏ, có một điểm đen lớn quanh rốn hạt. Cam thảo dây mọc hoang ở bờ bụi và được trồng nhưng không nhiều. Bộ phận dùng  Dùng dây và lá, không dùng quả và hạt. Thành phần hóa học Lá và dây có các saponin: abrusosid A, B, C, D và E. Đây là thành phần chính có vị rất ngọt. Ngoài saponin, lá và dây còn chứa các flavonoid là luteolin, abrectorin, orientin, isoorientin, abrusin ... Tác dụng và công dụng Saponin trong Cam thảo dây có tác dụng kháng viêm. Nhân dân ta dùng Cam thảo dây để chữa ho, giải cảm và dùng thay thế cho Cam thảo trong một số trường hợp.

4 VIỄN CHÍ Radix Polygalae Viễn chí là rễ phơi hay sấy khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam IV quy định 2 loài: Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) và Viễn chí (Polygala sibirica L.), họ Viễn chí (Polygalaceae). Đặc điểm thực vật Viễn chí thuộc loài cây nhỏ, sống dai. Từ gốc mọc lên nhiều thân nhỏ. Thân loài Viễn chí lá nhỏ nhẵn, còn loài Viễn chí Siberi thì có lông tơ ngắn. Lá mọc so le, không cuống. Loài Viễn chí lá nhỏ phiến lá hẹp, nhọn; còn loài Seberi phiến rộng hơn, hình mác. Cụm hoa chùm. Đài không đều còn lại trên quả, 5 lá đài có hai lá bên phát triển thành cánh; 3 cánh hoa màu xanh dính lại thành ống không đều; 8 nhị dính liền thành 1 bó. Bầu thượng, 2 ô. Quả nang. Bộ phận dùng Rễ hình trụ cong queo dài cm, đường kính 0,3 – 0,8 cm. Mặt ngoài màu xám nâu nhạt, có những nếp nhăn ngang và dọc. Lớp vỏ dày dễ tách khỏi lớp gỗ. Lớp vỏ màu nâu nhạt, lớp gỗ màu vàng ngà. Vị đắng nồng. Loại "Viễn chí nhục" là Viễn chí đã rút bỏ lớp gỗ.

5 Thành phần hóa học Rễ Viễn chí chứa saponin thuộc loại saponin triterpenoid nhóm olean. Các thành phần sapogenin trước đây xác định có trong một số loài Viễn chí bằng thủy phân acid như senegenin, acid senegenic, hydroxysenegenic về sau được xác định là những artifact. Sapogenin thật sự được xác định lại là presenegenin. Trên 18 saponin đã được biết trong Viễn chí lá nhỏ được công bố. Sapogenin của các chất này là presenegenin. Tác dụng và công dụng Viễn chí có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh. Các thử nghiệm dược lý đã cho thấy cao chiết Viễn chí có tác dụng gia tăng trí nhớ, chống thoái hóa các tế bào thần kinh, sửa chữa các tổn thương trên thần kinh vốn gây ra rối loạn hành vi và trí nhớ. Uống với liều thích hợp, saponin có trong Viễn chí có kích thích sự bài tiết niêm dịch ở khí quản, có tác dụng chữa ho, long đờm, kích thích sự bài tiết nước bọt, bài tiết các tuyến ở da và thông tiểu. Ngoài ra, Viễn chí và senegin II và III có tác dụng hạ đường huyết. Một số senegasaponin có tác dụng ức chế hấp thu ethanol ở đường tiêu hóa. Ngoài công dụng chữa ho, y học dân tộc cổ truyền còn sử dụng Viễn chí phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị thần kinh suy nhược, hay hốt hoảng; thuốc an thần, nâng cao trí lực chữa chứng hay quên nên có tên là "Viễn trí".

6 CÁT CÁNH Radix Platycodi Dược liệu là rễ của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Đặc điểm thực vật Cây thảo sống dai. Thân cao cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng chiếc, phiến lá hình trứng dài cm, rộng 1 - 2,5 cm, mép có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược. Mọc hoang và trồng ở Trung Quốc. Hiện nay nước ta còn phải nhập. Bộ phận dùng Rễ củ đào vào thu đông ỡ những cây đã được năm , rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô. Rễ hình trụ, phía dưới thon nhỏ lại, dài cm đường kính cm, thường ít phân nhánh. Phía trên còn sót lại gốc của thân. Mặt ngoài màu trắng ngà có những vết nhăn ngang, dọc và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ không phẳng, màu trắng. Vị hơi ngọt, sau đắng. Loại rễ to, dài, đều, chắc, màu trắng vị đắng là tốt. Thành phần hóa học Hoạt chất chính là saponin triterpenoid nhóm oleanan có phần sapogenin là acid platycogenic A, B, C, platycodigenin và acid polygalacic. Ngoài ra, trong rễ Cát cánh còn có các flavonoid, các acid thơm và inulin.

7 Tác dụng và công dụng Saponin của Cát cánh có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm, long đờm, trị ho, kháng histamin, hạ lipid và cholesterol máu. Dược liệu còn có tác dụng kháng khuẩn, hạ đường huyết, làm dịu thần kinh, giãn mạch, hạ huyết áp... Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh vì các sapogenin có OH ở C-16. Cát cánh được sử dụng trong điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, cao lipid huyết, cao huyết áp, tiểu đường, kháng viêm, suy giảm miễn dịch.

8 BỒ KẾT Fructus Gleditschiae Bộ phận dùng là quả của cây Bồ kết (Gleditschia australis Hemsl.), phân họ Vang (Caesalpinioidae), họ Đậu (Fabaceae). Đặc điểm thực vật Cây to, có gai phân nhánh. Lá kép lông chim. Cuống chung có lông và rãnh dọc. Có đôi lá chét dài 25 mm, rộng 15 mm. Hoa mọc thành chùm màu trắng. Quả loại đậu dài cm hơi cong hay thẳng, dẹt, phồng lên ở chỗ mang hạt. Quả khi chưa chín thì màu xanh, nhưng khi chín khô chuyển thành màu đen, có hạt rất rắn.Cây được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy quả vào tháng Trong y học dân tộc cổ truyền, quả còn gọi là tạo giác. Bồ kết Gleditschia australis Hemsl. Thành phần hóa học Hoạt chất chính là saponin, flavonoid. Tác dụng và công dụng Saponin của Bồ kết có tác dụng diệt amib đường ruột, trùng roi âm đạo. - Hỗn hợp saponin và flavonoid có tác dụng giảm đau. - Hỗn hợp flavonoid và isovitexin có tác dụng kháng virus. - Sử dụng trong y học cổ truyền: + Làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, ngày dùng 0,5 - 1 g quả. + Chữa sâu răng: quả Bồ kết tán nhỏ đắp vào chỗ răng sâu, hễ chảy nước bọt thì nhổ đi.

9 + Chữa chốc đầu: Bồ kết đốt thành than tán nhỏ, rửa sạch vết chốc, rắc than Bồ kết lên.
+ Chữa quai bị: quả Bồ kết (bỏ hạt) tán nhỏ, hòa vào giấm, tẩm vào bông đắp vào chỗ đau (nhiều lần). + Chữa bì đại tiện, tắc ruột, không trung tiện được. - Nhân dân còn dùng hạt để chữa lỵ. - Y học cổ truyền còn dùng gai Bồ kết gọi là tạo giác thích để chữa mụn nhọt. * Phụ nữ có thai và người bị viêm loét dạ dày ruột không dùng được.

10 NGƯU TẤT Radix Achyranthes bidentatae Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume.), họ Dền (Amaranthaceae). Đặc điểm thực vật Cây thảo cao khoảng 1 m. Thân mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên dài cm, rộng cm. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Quả nang, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo. Ngưu tất đã được chính thức đưa vào Dược điển Việt Nam I, tập 2 năm 1983. Thành phần hóa học Ngưu tất Achyranthes bidentata Blume. Thành phần quan trọng trong rễ Ngưu tất có các saponin có phần sapogenin là acid oleanolic. Trong thân và lá của Ngư tất cũng có saponin nhưng với hàm lượng thấp hơn. Ngoài ra, trong rễ Ngư tất còn có ecdysteron, inokosteron, các polysaccharid, Tác dụng và công dụng Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu, trợ lực tử cung, điều hòa miễn dịch.

11 Ngưu tất được dùng làm thuốc giảm đau, kháng viêm, chống thấp khớp, giãn mạch, hạ huyết áp và lợi tiểu. Thường được sử dụng trong các chứng đau lưng, đau khớp và yếu chi dưới. Ngưu tất còn dùng để hạ cholesterol huyết trong điều trị xơ vữa động mạch. Trong đông y, vị Ngưu tất được dùng phối hợp với một số dược liệu khác để chữa chứng mất kinh, đẻ khó. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh thấp khớp, đau lưng, bí tiểu.

12 RAU MÁ Herba Centellae asiaticae Dược liệu là phần trên mặt đất của cây Rau má (Centella asiatica Urb.), họ Hoa tán (Apiaceae). Đặc điểm thực vật Rau má là loại cỏ sống dai, mọc bò, rễ mọc ở các mấu của thân. Lá có cuống dài cm, phiến lá khía tai bèo tròn, góc lá hình tim, rộng cm. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa tán đơn gồm các hoa rất nhỏ. Quả dẹt. Cây mọc hoang ở ruộng vườn, bãi cỏ. Bộ phận dùng Phần trên mặt đất, có thể thu hái quanh năm. Thường được dùng tươi. Thành phần hóa học Phần trên mặt đất của Rau má có các saponin triterpen 5 vòng và các sapogenin của chúng, chủ yếu là thuộc nhóm ursan. Một số ít là thuộc nhóm oleanan và lupan. Ngoài ra, Rau má còn có các flavonoid và một số chất khác với hàm lượng thấp. Tác dụng và công dụng Saponin toàn phần của Rau má đã được nghiên cứu thấy có tác dụng tăng tổng hợp collagen I và fibronectin. Tác dụng này có thể giải thích được tác dụng chóng làm lành vết thương của Rau má. Các tác dụng này được cho là do các hợp chất triterpen trong Rau má.

13 Y học hiện đại sử dụng Rau má và saponin toàn phần trong Rau má trong điều trị bỏng độ II và III, vết thương và các tổn thương ngoài da. Nó cũng được dùng để ngăn ngừa sự sừng hóa tạo sẹo lồi. Dịch chiết được dùng ngoài để tăng cường sự lành vết thương, đặc biệt trong hậu sang thương hay hậu phẫu mãn. Sử dụng đường uống Rau má có tác dụng điều trị loét dạ dày - tá tràng do stress. Các sản phẩm của Rau má còn được dùng trong bệnh tĩnh mạch mãn. Ngoài ra, Rau má còn được sử dụng trong điều trị các vết loét do bệnh phong, eczema, các rối loạn tĩnh mạch. Rau má cũng có tác dụng giảm viêm ứ ở bệnh nhân xơ gan. Nhân dân ta dùng Rau má làm rau sống để ăn. Nước Rau má là loại nước giải khát phổ biến ở các tỉnh phía nam. Kinh nghiệm nhân dân cho rằng Rau má có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng để chữa sốt, mẫn ngứa, các bệnh về gan, đi lỏng, l5, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường tiểu tiện.

14 NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM Cortex Schefflerae heptaphyllae Dược liệu là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim hay còn gọi tắt là cây chân chim [Schefflera heptaphylla (L.) D.G. Frodin] [=Schefflera octophylla (Lour.) Harms.], họ Nhân sâm (Araliaceae). Đặc điểm thực vật Cây cao m, lá mọc so le, lá kép hình chân vịt với lá chét có dáng như chân chim do đó mà có tên gọi, Cuống lá dài cm. Lá chét nguyên, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn dài cm, rộng cm. Cuống lá chét ngắn 1,5 - 3 cm. Cụm hoa chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau, thường là 5. Bao phấn 2 ô, bầu hạ có ô. Quả hình cầu, đường kính mm, khi chín có màu tím sẫm đen, trong chứa hạt. Cây mọc tự nhiên ở các rừng cây bụi hoặc đồi hoang. Trồng trọt thu hái và chế biến Cây có thể trồng bằng dâm cành. Thu hoạch bằng cách bóc vỏ để có chiều dài khoàng 20 cm, rộng 5 cm, cạo sơ qua để bỏ lớp vỏ thô ở ngoài, phơi trong râm, ủ lá chuối 7 ngày, thỉnh thoảng đảo cho đều để nổi mùi thơm rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Bộ phận dùng Vỏ thân và lá.

15 Thành phần hóa học Vỏ thân chứa saponin nhóm ursan và olean. Ngoài ra, trong vỏ còn có một ít tinh dầu (0,8%). Lá chứa saponin chủ yếu là nhóm lupan. Ngoài ra, trong lá còn có một ít tinh dầu. Tác dụng và công dụng Trong y học cổ truyền dùng để làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong thấp. Thuốc bổ, giúp tiêu hóa. Ngày dùng g.

16 NHÂN SÂM Radix Ginseng Rễ củ chế biến của cây Nhân sâm (còn được gọi là sâm Cao ly hay sâm Tiều Tiên) (Panax ginseng C.A. Meyer.), họ nhân sâm (Araliaceae). Đặc điểm thực vật Cây cỏ, cao cm có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng lá. Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 3 lá chét về sau có 5 lá chét; hai lá chét ngoài nhỏ hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây trồng thì ra hoa vào năm thứ 3 vào mùa hạ; từ điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao chừng 10 cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm họp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá đài 5 răng, 5 nhị. Bầu hạ, 2 ô. Quả hạch, màu đỏ gần như hình cầu. Rễ củ thường phân thành nhiều nhánh trông như hình người nên có tên là Nhân sâm. Đơi khi có những củ sâm có kích thước rất lớn nặng đến g. Bộ phận dùng Rễ củ Thành phần hóa học Thành phần chính trong Nhân sâm là các saponin triterpenoid nhóm dammaran gọi chung là ginsenosid. Hàm lượng saponin trong rễ củ chính vào khoảng 3,3 %. Ở rễ con hàm lượng saponin có thể tới 6,4 %. Rễ sâm trồng có hàm lượng saponin thấp hơn sâm mọc hoang. Ngoài ra, cón có các thành phần khác: tinh dầu, vitamin B1, B2, các phytosterol, các hợp chất đường đơn, oligosid và các glycan...

17 Tác dụng và công dụng Nhân sâm có tác dụng tăng tuần hoàn máu trong tim và não, do đó tăng khả năng làm việc, giảm sự mất trí nhớ, chống lão hóa, chống stress. Nhân sâm được dùng từ lâu đời ở các nước Á Đông và đã được đưa vào Dược điển một số nước. Nhân sâm được dùng chủ yếu để phục hồi sức khỏe trong các trường hợp suy nhược cơ thể sau khi ốm nặng, làm việc quá sức và mệt mỏi, mất tập trung. Ngoài ra, Nhân sâm còn được dùng trong các trường hợp liệt dương, lãnh dục, ăn không ngon, suy yếu đường tiêu hóa. Nhân sâm có tác dụng chống lão hóa, chống stress, chữa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, lipid máu cao, gan nhiễm mỡ. Dùng Nhân sâm thì nâng cao khả năng lao động bằng trí óc, khả năng tập trung tư tưởng và tăng trí nhớ, tăng cường miễn dịch đặc hiệu của hệ thống đề kháng của cơ thể. Một số nghiên cứu của các tác giả Hàn Quốc cho thấy Nhân sâm, đặc biệt là Hồng sâm có tác dụng làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Cách dùng: dùng dưới dạng cồn thuốc, nước chưng cách thủy, thuốc bột, hoặc dưới dạng cao chiết trong các dạng thuốc hiện đại. Ngày dùng g. Hiện nay trên thị trường thông dụng là loại trà hòa tan.

18 SÂM NGỌC LINH Sâm Việt Nam hay còn gọi là Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là loại sâm đặc hữu của nước ta và đã được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao m. Sâm Việt Nam có cùng chi Panax và cùng họ Nhân sâm (Araliaceae) với sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc còn gọi là Nhân sâm, sâm, ginseng (Panax ginseng C.A.Mayer) và sâm Trung Quốc còn gọi Tam thất Trung Quốc, sâm Tam thất, kim bất hoán, Sanchi ginseng. . Cả 3 đều là cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,6 m với lá kép mọc vòng, có cuống dài, gồm 5 lá chét c thaành hình chân vịt. Riêng sâm Trung Quốc có 7 lá chét. Thường cây 3 năm tuổi mới trổ hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ tươi, thường chứa hạt. Tuy nhiên, quả của Sâm Việt Nam đa số có chấm đen ở đỉnh và chủ yếu có 1 hạt. Quả của Sâm Trung Quốc thường chứa hạt và có một số ít quả có chấm đen. Sâm Việt Nam rất dễ nhầm lẫn với 2 loại sâm có chất lượng kém hơn trong họ Nhân sâm là Tam thất hoang và Sâm vũ diệp có ở Sapa (Lào Cai). Hiện nay có 3 loại sâm là Sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc và Sâm Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây phân tích thành phần hoạt tính trong sâm cho thấy, ngoài tác dụng bồi bổ chung của 3 loại Sâm, Sâm Việt Nam còn có thêm đặc điểm quý là tính kháng khuẩn, chống stress... Sâm Triều Tiên và Sâm Trung Quốc mọc ở vùng ôn đới và hàn đới. Chỉ riêng Sâm Việt Nam mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới.

19 Khác biệt chính ở hoạt chất trong Sâm
Các loài Sâm đều có hoạt tính chính là saponin. Sâm Việt Nam được xếp cùng nhóm với Sâm Trung Quốc là nhóm có hầu hết hoạt tính saponin thuộc khung dammaran với số lượng và hàm lượng ginsenosid cao, chỉ có saponin olean có hàm lượng không đáng kể. Riêng Sâm Trung Quốc chỉ có saponin dammaran, không có saponin olean. Cả 3 được xem là những loài Sâm quý hiện nay. Tuy chỉ có Sâm Việt Nam mới có hợp chất saponin dammaran kiểu ocotillol với majonosid R2 chiếm hơn 50% hàm lượng saponin có trong Sâm Việt Nam. Thành phần này quyết định những khác biệt của Sâm Việt Nam với Sâm Triều Tiên và Sâm Trung Quốc trong trị liệu. Các loài Sâm thuộc chi Panax thường có những tác dụng dược lý và lâm sàng tương tự nhau, có thể dùng thay thế nhau trong phòng chữa bệnh. Những tác dụng chủ yếu của chúng được thừa nhận như sau: tác dụng bổ chung, tăng lực và sinh thích nghi. Phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lịa bình thường mà khái niệm của y học cổ truyền còn gọi là "hồi dương". Tác dụng chống lão hóa, kháng các độc tố gây hại tế bào. Tác dụng kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. Ngoài những tác dụng chung nêu trên, mỗi loài Sâm còn có những tác dụng ưu thế riêng như Sâm Việt Nam có tính kháng khuẩn, tác dụng chống stress tâm lý mà Sâm Triều Tiên và Sâm Trung Quốc không thể hiện.

20 TAM THẤT Radix Notoginseng Rễ củ phơi khô của cây Tam thất [Panax notoginseng (Burk) F. H. Chen.], họ Nhân sâm (Araliaceae). Đặc điểm thực vật Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5 m. Thân đơn, lá kép hình chân vịt, cuống lá dài, mỗi lá thường có lá chét, mép lá có khía răng cưa nhỏ, trên gân chính rải rác có lông cứng biến thành gai. Cụm hoa tán đơn, hoa màu xanh nhạt. Quả khi chín màu đỏ. Hạt hình cầu. Bộ phận dùng Rễ củ thu hoạch ở những cây từ 5 năm trở lên, rửa sạch, phơi khô. Tam thất có nhiều hình dạng, tờng hình trùy ngược, hình trụ, mặt ngoài màu nâu xám hoặc vàng xám, mùi thơm nhẹ, vị đắng sau hơi ngọt. Thành phần hóa học Thành phần hóa học chính của Tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran. Ngoài ra, còn có các hợp chất polyacetylen và polysaccharid. Polysaccharid được xem là thành phần có tác dụng điều hòa miễn dịch trong Tam thất.

21 Tác dụng và công dụng Tam thất đã được biết với những tác dụng dược lý như sau: ức chế kết tập tiểu cầu, kháng viêm, bảo vệ gan, làm giảm sự tăng các enzym gan gây bởi carbon tetrachlorid. Trong đông y, Tam thất được coi là vị thuốc có tác dụng làm mất sự ứ huyết, tác dụng cầm máu, giảm viêm, giảm đau. Tam thất được dùng chữa trị các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ử cung xuất huyết, chấn thương. Ngoài ra, Tam thất cũng được coi là vị thuốc bổ như Nhân sâm rất hay được dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở. Ghi chú: phụ nữ đang mang thai không nên dùng.

22 TÁO NHÂN Semen Ziziphi Dược liệu là hạt già phơi hay sấy khô của cây Táo ta (Ziziphus mauritiana Lamk.) (=Z. jujuba Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae). Đặc điểm thực vật Cây nhỡ cao m có gai, cành nhiều. Lá hình trứng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông trắng, có 3 gân dọc lồi lên rõ. Hoa màu vàng xanh, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả hạch. Vỏ ngoài nhẵn bóng, lúc non màu xanh, khi chín màu hơi vàng. Thịt quả ăn được, vị chua chát hơi ngọt. Bộ phận dùng Hạt Thành phần hóa học Hạt Táo chứa các saponin: jujubosid A, B, ziziphus saponin I, II, III, jujuba saponin I, II, III đều có aglycon là jujubogenin, một sapogenin thuộc nhóm dammaran. Ngoài ra còn có acid betulinic, betulin là các triterpenoid thuộc nhóm lupan. Hạt còn chứa các peptid alkaloid có tên là sanjonin và một số thành phần khác như chất béo, vitamin C. Vỏ thân có các peptid alcaloid: amphibin B, D, E, F, mauritin A, B, C, D, E, F, H và frangufolin. Vỏ thân táo có thành phần đáng chú ý là acid betulinic. Lá có chứa rutin.

23 Tác dụng và công dụng Acid betulinic trong vỏ thân Táo hiện đang dược chú ý nhiều vì tác dụng trên nhiều dòng tế bào ung thư. Trong y học cổ truyền, Táo nhân được dùng làm thuốc an thần dùng trong các trường hợp mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh. Liều dùng 0,8 - 1,8 g. Nếu sao đen có thể dùng đến 6 g. Theo kinh nghiệm nhân dân, lá Táo sắc uống dùng để chữa dị ứng, hen. Liều dùng g, có thể chế thành siro.

24 MẠCH MÔN Radix Ophiopogonis Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker. Gawl., họ Mạch môn (Convallariaceae). Đặc điểm thực vật và phân bó Cây thảo cao cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ chùm có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi. Cây được trồng ở một số tình miền Bắc. Đôi khi gặp mọc hoang. Mạch môn đã được ghi vào Dược điển Việt Nam. Bộ phận dùng Rễ củ. Thành phần hóa học Saponin steroid: ophiopogonin A, B, C, D và B', C', D'. Các hợp chất sterol: β-sitosterol, stigmasterol và β-sitosterol-β-D- glucosid. Carbohydrat: gồm có các glucofructosan và đường như glucose, fructose và saccharose. Tác dụng và công dụng Trong y học cổ truyền, Mạch môn thường được dùng làm thuốc giảm ho, tiêu đờm, chữa táo bón, lợi tiểu. Ngày dùng g dưới dạng thuốc sắc.

25 THIÊN MÔN Radix Asparagi cochinchinensis Dược liệu là rễ củ phơi khô của cây Thiên môn - Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr., họ Thiên môn (Asparagaceae). Đặc điểm thực vật và phân bố Thiên môn là một loại dây leo, sống lâu năm. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, đầu nhọn, biến dạng trông như lá, còn lá thì rất nhỏ trông như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng mọc vào mùa hạ. Quả mọng màu đỏ khi chín. Cây Thiên môn có ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn ... Các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có. Bộ phận dùng Rễ củ. Thành phần hóa học Chứa các saponin thuộc nhóm furostan, các amino acid tự do, 7 oligosaccharid đã được phân lập và xác định. Tác dụng và công dụng Thiên môn thường được sử dụng trong y học cổ truyền làm thuốc long đờm, chữa ho, thuốc lợi tiểu. Còn được dùng chữa triệu chứng buồn nôn, mất ngủ, táo bón

26

27


Κατέβασμα ppt "MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN"

Παρόμοιες παρουσιάσεις


Διαφημίσεις Google